Bộ Công Thương trình Chính phủ Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

(BKTO) - Bộ Công Thương vừa trình Chính phủ hồ sơ Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn.

Cụ thể, ngày 25/5, Bộ Công Thương đã có Tờ trình số 3526/TTr-BCT về việc xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA). 

Mục đích của việc xây dựng Nghị định nhằm giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quản lý để bảo đảm đồng thời nhiều mục tiêu như: Đáp ứng xu hướng sử dụng năng lượng sạch của khách hàng sử dụng điện; góp phần thu hút đầu tư vào việc phát triển bền vững năng lượng tái tạo nhằm bảo vệ môi trường; hướng đến việc triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh tại Việt Nam; nâng cao tính hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn.

Dự thảo Nghị định bao gồm 5 Chương, 30 Điều và 5 Phụ lục. Trong đó, chương I – Quy định chung bao gồm 5 điều; chương II – Mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng bao gồm 3 điều; chương III – Mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia 4 mục và 16 điều; chương IV – Trình tự thực hiện và chế độ báo cáo bao gồm 4 điều; chương V – Điều khoản thi hành bao gồm 2 điều.

dien-mat-troi.jpg
Dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp bao gồm 5 Chương, 30 Điều và 5 Phụ lục. Ảnh: EVN 

Đi kèm Nghị định có 5 phụ lục gồm các nội dung liên quan đến: Hợp đồng mua bán điện trên thị trường điện giao ngay; hợp đồng kỳ hạn; hợp đồng mua bán điện giữa khách hàng sử dụng điện lớn hoặc đơn vị bán lẻ điện tại khu công nghiệp được ủy quyền và Tổng Công ty Điện lực; chi phí thanh toán bù trừ chênh lệch tháng M; mẫu báo cáo cơ chế mua bán điện trực tiếp.

Nghị định quy định về cơ chế DPPA có 2 chính sách gồm mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng và qua lưới điện quốc gia.

Trường hợp mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng được quy định như sau: “Khách hàng sử dụng điện lớn là tổ chức, cá nhân mua điện để sử dụng không bán lại cho tổ chức, cá nhân khác, theo quy định của Bộ Công Thương phù hợp với từng thời kỳ phát triển của hệ thống điện hoặc có sản lượng tại thời điểm nộp hồ sơ tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp như sau:

a) Đối với Khách hàng sử dụng điện lớn đang sử dụng điện: sản lượng tiêu thụ bình quân từ 500.000 kWh/tháng trở lên (tính trung bình 12 tháng gần nhất);

b) Đối với Khách hàng sử dụng điện lớn mới hoặc có thời gian sử dụng điện dưới 12 tháng: tính theo sản lượng đăng ký từ 500.000 kWh/tháng trở lên.”

Theo đó, trường hợp mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng, Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo (không giới hạn công suất) và Khách hàng sử dụng điện lớn (thực hiện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 47 Luật Điện lực) được phép đàm phán, thỏa thuận và ký kết Hợp đồng mua bán điện trực tiếp tuân thủ quy định pháp luật.

Giá điện trong trường hợp này sẽ được thỏa thuận giữa đơn vị phát điện và khách hàng.

Trường hợp mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia được quy định như sau:

“Đối tượng mua bán điện trực tiếp qua Lưới điện quốc gia bao gồm:

a) Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo từ gió hoặc mặt trời với công suất từ 10 MW trở lên đấu nối vào hệ thống điện quốc gia trực tiếp tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh;

b) Khách hàng sử dụng điện lớn phục vụ mục đích sản xuất mua điện từ Tổng công ty Điện lực hoặc Đơn vị bán lẻ điện không phải Tổng công ty Điện lực đấu nối cấp điện áp từ 22 kV trở lên;

c) Đơn vị bán lẻ điện tại khu công nghiệp được Khách hàng sử dụng điện lớn phục vụ mục đích sản xuất ủy quyền mua điện từ Tổng công ty Điện lực (sau đây viết tắt là Đơn vị bán lẻ điện tại khu công nghiệp được ủy quyền).”.

Quy định trên đáp ứng được mục tiêu tránh phát sinh thủ tục hành chính và cơ chế xin cho, đảm bảo xây dựng quy định có độ mở, trên cơ sở rà soát yêu cầu về ràng buộc kỹ thuật theo quy định hiện hành khi đấu nối và vận hành trong hệ thống điện (các nhà máy điện có công suất 10 MW trở lên khi kết nối lưới phân phối cần trang bị hệ thống thông tin, hệ thống SCADA …) và nhu cầu sử dụng năng lượng sạch trong sản xuất của các nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế.

Về giá điện, khách hàng có trách nhiệm thanh toán theo giá thị trường điện giao ngay cộng với các loại giá dịch vụ (bao gồm: Giá truyền tải điện, giá phân phối điện, giá điều độ vận hành hệ thống điện và giá điều hành giao dịch thị trường điện lực, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện) và các chi phí thanh toán khác.

"Giá thị trường điện giao ngay (quy định tại điều 11 của Dự thảo Nghị định) là giá thị trường điện toàn phần được hình thành theo từng chu kỳ giao dịch của thị trường điện giao ngay và được xác định bằng tổng của giá điện năng thị trường và giá công suất thị trường. Trong đó, giá điện năng thị trường và giá công suất thị trường được xác định theo Quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành”.

Cùng chuyên mục
  • Hải Phòng đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công
    3 tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Đến hết tháng 4/2024, công tác giải ngân vốn đầu tư công của TP. Hải Phòng mới đạt 2.900 tỷ đồng, tương đương 14,88% kế hoạch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố giao, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023. Điều đó đòi hỏi nỗ lực của các cấp chính quyền để Hải Phòng có thể tăng tốc, hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công vào cuối năm 2024.
  • Kiểm tra tiến độ Dự án thành phần đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu
    3 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Phó Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) Hồ Sỹ Hùng vừa kiểm tra tiến độ Dự án đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu, 1 trong 4 dự án thành phần của Dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).
  • ACV, Vinafor đảm bảo chế độ, chính sách đối với người lao động
    3 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Cảnh Toàn vừa làm việc với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor) về Quỹ tiền lương thực hiện năm 2023 và kế hoạch lao động, tiền lương năm 2024.
  • Kinh tế tuần hoàn “xanh hóa” tại Tiến Nông
    3 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - “Tại Tiến Nông, chúng tôi nhận thấy chuyển đổi sang sản xuất xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn là xu hướng tất yếu” - đó là kim chỉ nam hành động của Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông Nguyễn Hồng Phong.
  • Chống sử dụng trái phép hóa đơn điện tử: Ngành thuế và công an vào cuộc
    3 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Hành vi vi phạm pháp luật về hoá đơn điện tử để trục lợi diễn ra ngày càng tinh vi. Để ngăn ngừa gian lận, ngành thuế đã và đang triển khai nhiều biện pháp quyết liệt, trong đó, tiếp tục tăng cường phối hợp với cơ quan công an.
Bộ Công Thương trình Chính phủ Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp