“Bức tranh” biến động không ngừng của các DN tăng trưởng nhanh

(BKTO) - Những dấu ấn đáng chú ý khi xem xét vàphân tích bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp (DN) tăng trưởng nhanh nhất Việt Namsau 5 lần công bố cho cả giai đoạn 2008-2015 đã được các chuyên gia của VietnamReport (Công ty cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam) phác họa thành một “bứctranh” sinh động.



Mặc dù số lượng không nhiều nhưng các DN FDI tại Việt Nam có hiệu quả kinh doanh rất lớn Ảnh: T.K
Mặc dù số lượng không nhiều nhưng các DN FDI tại Việt Nam có hiệu quả kinh doanh rất lớn Ảnh: T.K
Xét trong cả giai đoạn 2008-2015 thì từ năm 2008-2011 là khoảng thời gian các DN Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng tốt nhất về doanh thu kể từ khi bảng xếp hạng FAST 500 được công bố. Dấu ấn quan trọng nhất trong giai đoạn 2008-2011 là các DN FAST 500 có mức tăng trưởng vượt trội, cụ thể tốc độ tăng trưởng doanh thu kép (CAGR) của Top 10 đạt mức 263% và Top 500 đạt mức 62,2%. Nhìn chung các năm, CAGR trung bình của các DN Top 10 luôn cao hơn khoảng 3 đến 4 lần so với chỉ số này của toàn bảng xếp hạng.

Điểm qua Top 5 ngành nghề tăng trưởng tốt nhất trong 3 năm công bố FAST 500 gần đây cho thấy, “vai vế” hàng đầu vẫn thuộc về những ngành: vật liệu xây dựng, thực phẩm, đồ uống, cơ khí. Tuy nhiên, ngôi vị dẫn đầu lại liên tục có sự thay đổi, nếu như giai đoạn 2008-2011 là sự nổi lên của ngành cơ khí với chỉ số CAGR đạt mức 85,7% thì giai đoạn 2009-2012, ngành vật liệu xây dựng đã lên ngôi với chỉ số CAGR bình quân đạt 59,2%. Tiếp đến, ngành thép trong giai đoạn 2010-2013 đã có “cú lội ngược dòng ngoạn mục” với chỉ số CAGR bình quân cao nhất toàn bảng là 37,4%. Sự thay đổi liên tục diễn ra trong những lần công bố FAST500 là minh chứng rõ nét cho sự chuyển đổi cơ cấu tăng trưởng của các ngành nghề kinh doanh. Nét đặc biệt này luôn tạo ra những bất ngờ cho bảng xếp hạng, bởi ngành nào sẽ lên ngôi trong giai đoạn tiếp theo luôn là một ẩn số.

Sau 5 năm công bố bảng xếp hạng, các địa phương như Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương và Hải Phòng luôn có số lượng áp đảo các DN xuất hiện trong Top 500, cũng như chỉ số CAGR luôn ở mức cao. Thế nhưng điểm sáng thú vị đã xuất hiện bảng xếp hạng công bố năm 2015 với sự góp mặt của đại diện mới là Đồng Nai, Đà Nẵng. Giai đoạn 2010-2013, Đà Nẵng đóng góp 3,2% số DN trong bảng xếp hạng, Đồng Nai đóng góp 2,8%, còn cao hơn 2 địa phương “kỳ cựu” là Bình Dương và Hải Phòng.

Phân tích bảng xếp hạng FAST 500 trong 5 năm qua, Ban tổ chức cho biết, chưa bao giờ con số các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lọt vào bảng xếp hạng FAST500 vượt qua con số 6% của năm 2012, thậm chí có năm chỉ dừng lại ở mức 3%, trong khi số lượng DN tư nhân của Việt Nam luôn chiếm vị trí “thống lĩnh” với tỷ lệ đáng chú ý là 78%, 72%, 64%, 66%, 68% lần lượt qua các năm công bố từ 2011 đến 2015, còn lại là tỷ lệ DNNN. Tuy nhiên, chỉ số CAGR của nhóm DN FDI so với 2 khối DN trong nước không hề “khiêm tốn” như vậy. Tốc độ tăng trưởng của khối DN FDI luôn đứng thứ 2 sau khối DN tư nhân, điều đó cho thấy hiệu quả kinh doanh của các DN FDI rất lớn.

Một thông tin lý thú khác được Ban tổ chức của FAST 500 chia sẻ, đó là lãnh đạo các DN FAST 500 đang dần trẻ hóa. Trong bảng xếp hạng năm 2015, gần 10% số Giám đốc điều hành (CEO) lãnh đạo DN FAST 500 nằm trong độ tuổi 40 (sinh từ năm 1975 đến 1985). Thống kê cũng chỉ ra rằng, ngành xây dựng, vật liệu xây dựng, bất động sản là những ngành có đông CEO trẻ tuổi nhất, chiếm khoảng 20% số CEO độ tuổi 40 và phần lớn trong số đó là tuổi Thìn. Đứng thứ 2 về nhóm ngành nghề có nhiều CEO trẻ tuổi là ngành thực phẩm, đồ uống.

Theo thống kê từ bảng xếp hạng FAST500 năm 2015, gần 260 DN trong bảng xếp hạng cũng từng có mặt trong bảng xếp hạng năm 2014, tương đương với hơn 56% số DN tăng trưởng nhanh nhất. Đây là dấu hiệu đáng mừng, cho thấy các DN tăng trưởng nhanh vẫn đang duy trì tốt hiệu quả hoạt động, bất chấp tình hình kinh tế và kinh doanh có nhiều diễn biến khó lường. Thế nhưng trong số các DN tăng trưởng liên tiếp xuất hiện trong bảng xếp hạng năm 2014, 2015, chỉ có gần 38% DN tăng hạng vào năm 2015, đồng nghĩa với việc hơn 62% DN bị tụt hạng so với năm trước. Xem xét trên bình diện rộng hơn, tốc độ tăng trưởng CAGR trung bình của các DN FAST 500 giai đoạn 2014-2015 đã bị giảm đi đáng kể, từ mức 43,6% trung bình của cả giai đoạn 2010-2013 xuống còn 29,1%.

Theo kết quả tổng hợp của Vietnam Report, khoảng 51,6% số DN FAST500 năm nay đồng thời lọt vào bảng xếp hạng 500 DN lớn nhất Việt Nam (VNR500) vừa được công bố vào tháng 12/2014. Trong số các DN lớn tăng trưởng nhanh này, có tới gần 72% là DN tư nhân trong nước.

Trong số 500 DN tăng trưởng nhanh nhất, có hơn 24% DN đã niêm yết trên sàn chứng khoán (HNX và HSX), nhóm này đạt tốc độ tăng trưởng CAGR trung bình giai đoạn 2010-2013 là 22,9%, thấp hơn so với mức trung bình chung của toàn bảng xếp hạng (31,3%). Con số này cho thấy, niêm yết là cầu nối đưa DN đến gần hơn với giới đầu tư, góp phần làm tăng vốn hoạt động cho DN, nhưng không hẳn là phương thức duy nhất giúp DN tăng trưởng. Ngược lại, niêm yết sẽ tạo thêm gánh nặng tăng trưởng cho DN, bởi chỉ khi DN hoạt động hiệu quả, tăng trưởng ấn tượng thì mới có thể thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Nhưng trên thực tế thì không có sự tăng trưởng nhanh nào là mãi mãi, do vậy, các DN niêm yết ghi danh trong bảng xếp hạng FAST 500 thực sự là những điển hình tiêu biểu cho nỗ lực tăng trưởng trong giai đoạn vừa qua.

PHÚC KHANG


Cùng chuyên mục
  • Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN
    9 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa chủ trì cuộc họp giao ban của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN nhằm đánh giátình hình tái cơ cấu DNNN trong quý I năm nay. Thủ tướng cho rằng, cổ phần hóa làm cho DN mạnh lên và thông qua đó tạođiều kiện, khuyến khích người dân làm kinh tế.
  • Cơ khí “bí” đầu ra do thực thi chính sách còn bất cập
    9 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Các dự án cơ khí trọng điểm đã và đang phải đối mặtvới hàng loạt những khó khăn, bất cập như khó tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi,khó được giao thầu và chỉ định thầu sản phẩm cơ khí trọng điểm; vướng mắc trongưu tiên sử dụng sản phẩm cơ khí chế tạo trong nước đối với các gói thầu và dựán có sử dụng vốn Nhà nước từ 30% trở lên, vướng mắc trong thực hiện chính sáchtạo đơn hàng cho các DN cơ khí…
  • Góc nhìn của DN lớn về triển vọng kinh tế
    9 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Năm 2014 đánh dấu sự chuyển mình trong sản xuất kinh doanh của các DN lớn. Bức tranhkinh tế Việt Nam về cơ bản đãcó phần sáng sủa hơn, trong đó đã xuất hiện khá nhiều tín hiệu khả quan cho tăngtrưởng kinh tế. Chung quan điểm với nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, cộng đồng DN lớn cho rằng: Việt Nam sẽ “tăng tốc hơn đôi chút” trong năm 2015 và trở thành một điểmđến đầu tư hấp dẫn.
“Bức tranh” biến động không ngừng của các DN tăng trưởng nhanh