Cà Mau triển khai nhiều giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

(BKTO) - Là tỉnh có 3 mặt giáp biển, Cà Mau chịu tác động mạnh bởi biến đổi khí hậu như: hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường, nước biển dâng gây sụt lún đất, sạt lở bờ kênh... làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và hoạt động kinh tế, quân sự, quốc phòng. Để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 04/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh (Kế hoạch).

cm-2.jpg
Cà Mau đặt mục tiêu đến năm 2030, giảm 25% cường độ phát thải khí nhà kính so với mức phát triển bình thường. Ảnh minh họa

Bảo đảm 90% số hộ dân thuộc khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai có nhà ở an toàn

Kế hoạch đặt ra mục tiêu về ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2030: Phát triển công nghệ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đủ năng lực cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn đầy đủ, chính xác, kịp thời, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh. Nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng của hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội; giảm thiệt hại do thiên tai gây ra. Trong đó, tập trung bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người, tài sản do triều cường, ngập úng, sạt lở đất so với giai đoạn 2015 - 2025.

Bảo đảm 90% số hộ dân thuộc khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai có nhà ở an toàn; ít nhất 80% các hộ dân sinh sống nơi có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất được di dời đến nơi an toàn.

Các công trình hạ tầng trọng yếu thích ứng với biến đổi khí hậu được hoàn thành với các tiêu chuẩn an toàn trước thiên tai, đặc biệt các công trình phòng, chống thiên tai, ngăn triều cường, xâm nhập mặn, trữ nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất, chống ngập úng ở các đô thị và các thị trấn khu vực ven biển.

Giảm 25% cường độ phát thải khí nhà kính so với mức phát triển bình thường (mức giảm tự nguyện); đạt mức tiết kiệm năng lượng 10% đến 20% tổng tiêu thụ năng lượng toàn tỉnh (tương đương từ 2% đến 4%/năm). Hình thành và phát triển các cơ sở công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo.

rung-tram-u-minh-ha-ca-mau.jpg
Phấn đấu đến năm 2030 Cà Mau có trên 5.000 ha rừng đạt chứng chỉ bền vững. Ảnh ST

Giữ ổn định 38 ngàn ha đất trồng lúa, trên 50% nước thải đô thị được xử lý đạt tiêu chuẩn

Cà Mau sẽ tiếp tục điều tra, đánh giá tiềm năng, giá trị của các nguồn tài nguyên quan trọng trên địa bàn tỉnh. Quy hoạch, quản lý và khai thác bền vững, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tập trung kiểm soát cơ bản 90% các hoạt động khai thác, sử dụng nước dưới đất; nâng cao hiệu quả sử dụng nước, giảm tỉ lệ thất thoát nước trong hoạt động cấp nước xuống 10%.

Khắc phục hiệu quả tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vào mùa khô ở các lưu vực sông, các vùng khó tiếp cận nguồn nước ngọt, đặc biệt ở các khu vực ven biển, vùng ngọt hóa, vùng sâu, vùng xa và các đảo. Bảo đảm nhu cầu sử dụng đất để thực hiện phát triển kinh tế - xã hội; giữ ổn định 38 ngàn ha đất trồng lúa; phấn đấu diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt trên 5.000 ha. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng theo hướng tăng tỉ lệ các nguồn năng lượng tái tạo.

Về bảo vệ môi trường, Cà mau đặt mục tiêu 98% chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý theo quy định; 90% chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom, xử lý; 100% chất thải nguy hại phát sinh được thu gom, vận chuyển và xử lý.

Trên 50% nước thải đô thị được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định đối với đô thị loại II và 30% đối với đô thị còn lại; 80% khu, cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung vận hành đạt quy chuẩn kỹ thuật môi truờng.

Diện tích các khu vực ô nhiễm môi trường đất do hóa chất độc hại tồn lưu được xử lý, cải tạo và phục hồi; nâng cao chất lượng môi trường không khí ở các đô thị, khu vực đông dân cư; phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; 100% dân cư đô thị và 95% dân cư được cung cấp nước sạch, 100% dân cư được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó ít nhất 80% dân cư được sử dụng nước sạch đạt chuẩn.

Nâng độ che phủ rừng và cây phân tán lên 27% so với năm 2020; diện tích rừng tự nhiên được nâng cao chất lượng; diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển được bảo tồn đạt ít nhất 0,16% diện tích tự nhiên vùng biển của tỉnh; nâng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn đạt ít nhất 4,77% diện tích lãnh thổ đất liền của tỉnh; bảo đảm duy trì diện tích các khu đất ngập nước, khu bảo tồn thiên nhiên quan trọng; danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ./.

Cùng chuyên mục
  • Sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước đảm bảo tinh gọn, hiệu quả
    8 ngày trước Kinh tế
    (BKTO) - Tại Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã xác định, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mà trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty (TĐ, TCT) nhà nước là 1 trong 3 nhiệm vụ trọng tâm cấp bách trong quá trình tái cấu trúc tổng thể nền kinh tế Việt Nam. Nhìn lại quá trình triển khai trong thực tế, Kiểm toán nhà nước (KTNN) ghi nhận những kết quả tích cực, nhưng đồng thời chỉ ra nhiều bất cập, hạn chế.
  • Bài 3: Huy động sự tham gia của doanh nghiệp nội: Cần cơ chế, chính sách đặc thù
    8 ngày trước Kinh tế
    (BKTO) - Với tinh thần độc lập, tự lập, tự cường và tự chủ, Bộ Chính trị đã quyết định đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (Dự án) không phụ thuộc vào nước ngoài. Dự án cần nguồn đầu tư lớn nhất từ trước tới nay và nhiều công nghệ lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam. Do đó, vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay là cần có cơ chế, chính sách đặc thù để huy động doanh nghiệp (DN) nội tham gia Dự án.
  • Tránh chồng lấn quy hoạch khoáng sản với các quy hoạch khác
    8 ngày trước Kinh tế
    (BKTO) - Tại Nghị trường Kỳ họp thứ 8, thảo luận về Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị Dự thảo Luật cần có những quy định cụ thể hơn để giải quyết tình trạng quy hoạch khoáng sản chồng lấn với các quy hoạch khác, làm ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương.
  • Cân nhắc phạm vi thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại
    8 ngày trước Đầu tư
    (BKTO) - Trong bối cảnh còn nhiều dự án nhà ở thương mại đầu tư dở dang, các đại biểu Quốc hội đề nghị đánh giá kỹ về phạm vi áp dụng thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, để bảo đảm phù hợp, khả thi, trách lợi dụng chính sách phát triển nhà ở tràn lan, thiếu kiểm soát.
  • “Cầu nối” tiếp sức cho hàng Việt vươn ra thị trường toàn cầu
    8 ngày trước Kinh tế
    (BKTO) - Hiện nay, xu hướng kinh doanh trên thế giới đang biến đổi nhanh chóng, theo đó hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) Việt cũng sẽ phải thay đổi để đáp ứng yêu cầu của các thị trường trên thế giới. Trong bối cảnh đó, cộng động DN Việt Nam mong muốn các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục phát huy vai trò là “cầu nối” tư vấn, tiếp sức cho DN Việt Nam trong quá trình vươn ra thị trường toàn cầu.
Cà Mau triển khai nhiều giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu