Cải thiện môi trường kinh doanh: Cam kết và hành động quyết liệt

(BKTO) - Năm 2016 đang dần khép lại với những dấuấn từ các cam kết và hành động quyết liệt của Chính phủ nhằm cải thiện môitrường kinh doanh. Kiện toàn trong bối cảnh nền kinh tế đất nước còn nhiềuthách thức nhưng Chính phủ luôn tỏ rõ quyết tâm không dừng bước trên chặng đường xây dựng một“Nhà nước kiến tạo, lấy DN làm đối tượng phục vụ”.



Quyết tâm cải cách thể chế

Nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh được thể hiện bằng một loạt những cam kết, chỉ đạo liên quan đến cải cách thể chế của người đứng đầu Chính phủ trong năm 2016. Còn nhớ, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Lai Châu vào cuối tháng 4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu “không để tình trạng trên trải thảm đỏ nhưng dưới có đinh” trong môi trường đầu tư kinh doanh.

Ngay sau đó, tại buổi Đối thoại trực tiếp với cộng đồng DN, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục phát đi thông điệp đổi mới cách thức lãnh đạo, bảo vệ quyền kinh doanh của DN, người dân, phá bỏ mọi rào cản, chống tiêu cực tham nhũng, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế.

Mới đây, tại Diễn đàn DN thường niên (VBF) năm 2016, Thủ tướng Chính phủ lại hiệu triệu các Bộ, ngành sửa đổi pháp luật, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo mọi điều kiện để tư nhân phát triển mạnh mẽ, phấn đấu cải thiện môi trường kinh doanh đạt mức của nhóm nước ASEAN 4 trước năm 2020.

Không chỉ dừng lại ở đó, quyết tâm cải cách thể chế, nâng hạng môi trường kinh doanh của Chính phủ còn được thể hiện qua các Nghị quyết. Năm 2016, Chính phủ ban hành lần thứ 3 Nghị quyết 19 (Nghị quyết 19/2016/NQ-CP). Tiếp nối thành công của Nghị quyết 19 năm 2014 và 2015, Nghị quyết mới này hướng tới nhiều chỉ tiêu về cải thiện môi trường kinh doanh trong năm 2017. Các chỉ tiêu này thuộc nhóm chỉ số nâng cao hiệu quả theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới.

Sau đó không lâu, Chính phủ lại tiếp tục ban hành Nghị quyết 35/2016/NQ-CP với nhiều giải pháp đột phá nhằm tháo gỡ rào cản, vướng mắc cho DN trong sản xuất kinh doanh. Thêm động lực cho DN thành lập và phát triển chính là việc Quốc hội đã biểu quyết, nhất trí sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 của Luật Đầu tư nhằm loại bớt giấy phép con, xóa bỏ rào cản cho DN tại Kỳ họp thứ II vừa qua.

Nỗ lực cải cách thể chế và thực thi pháp luật đã giúp Việt Nam nâng hạng môi trường kinh doanh.Ảnh: TK

Triển khai thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, năm 2016, nhiều Bộ, ngành như: Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước… đã thông qua Chương trình hành động, ban hành các thông tư, chỉ thị nhằm cải cách hành chính, tạo điều kiện cho DN tiếp cận các nguồn lực, trong đó có nguồn vốn ngân hàng để phát triển sản xuất, kinh doanh.

Môi trường kinh doanh được cải thiện rõ rệt

Quyết tâm của Chính phủ và các Bộ, ngành đã mang lại kết quả nhất định. Minh chứng là, một loạt giấy phép con, hàng nghìn thủ tục hành chính được bãi bỏ. Cùng với đó, thời gian đăng ký thành lập DN đã giảm từ 7 ngày xuống còn 3 ngày so với trước đây. Thời gian nộp thuế của DN đã giảm dần theo từng năm, từ 650 giờ/năm (năm 2010) xuống còn dưới 117 giờ/năm (2015) và năm 2016, ngành Thuế nỗ lực phấn đấu giảm thời gian thực hiện các thủ tục thuế xuống còn 110 giờ/năm. Nhiều quy định mới của Luật DN và Luật Đầu tư 2014 đã được triển khai, thực hiện nghiêm túc.

Nỗ lực cải cách thể chế và thực thi hiệu quả pháp luật đã giúp Việt Nam nâng hạng môi trường kinh doanh. Theo Báo cáo môi trường kinh doanh năm 2017 của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đứng thứ 82/190 nền kinh tế trên thế giới (tăng 9 bậc so với năm trước) nhờ những cải cách tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh. Trong số 10 chỉ số được tính điểm, nhiều chỉ số của Việt Nam đã tăng hạng đáng kể. Cụ thể, bảo vệ nhà đầu tư tăng 31 bậc, giao dịch thương mại qua biên giới tăng 15 hạng, nộp thuế và bảo hiểm xã hội tăng 11 bậc, tiếp cận điện năng tăng 5 bậc...

Bên cạnh đó, báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới thực hiện tại 140 quốc gia cũng đã chỉ rõ, Việt Nam đứng thứ 56 trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu giai đoạn 2015-2016, tăng 12 bậc so với giai đoạn 2014-2015. Đặc biệt, đây là thứ hạng cao nhất mà Việt Nam đạt được trong gần 10 năm qua. Điều đó đồng nghĩa với việc môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng thông thoáng và là điểm đến quan trọng của nhiều nhà đầu tư trên thế giới.

Môi trường kinh doanh có nhiều tiến triển đã tạo thuận lợi cho việc thành lập DN mới. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm nay có 110.100 DN được thành lập mới. Đây là lần đầu tiên lượng DN thành lập mới vượt mốc 100.000 DN, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, lượng vốn đăng ký của các DN thành lập mới tăng 48% so với cùng kỳ năm 2015. Điều này cho thấy, niềm tin vào môi trường kinh doanh của cộng đồng DN cũng như nhiều nhà đầu tư đã quay trở lại.

Niềm tin trên được kỳ vọng sẽ tiếp tục giữ vững bởi Chính phủ vẫn ưu tiên cải thiện môi trường kinh doanh trong năm tới và không hề có dấu hiệu dừng bước trên chặng đường hướng đến xây dựng một “Nhà nước kiến tạo”, lấy “ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thuận lợi, an toàn và thân thiện” là mục tiêu hàng đầu.

ĐỨC THÀNH
Cùng chuyên mục
  • Sớm tháo gỡ vướng mắc trong xử lý tài sản bảo đảm
    7 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Bên cạnh các giải pháp bánnợ, cơ cấu lại khoản nợ…, xửlý tài sảnbảo đảm (TSBĐ) làgiải pháp quan trọng để đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, quátrình xử lý TSBĐ của các ngân hàng vẫn còn nhiều rào cản, vướng mắc.
  • Diễn biến tỷ giá cuối năm: Không quá lo ngại
    7 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Nếu như năm 2015 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) luôn phải ứng phó với những biếnđộng của tỷ giá thì năm 2016 tỷ giá và thị trường ngoại tệ nhìn chung tương đốiổn định. Mặc dù trong tháng 11 vừa qua, tỷ giá (USD/VND) đã tăng cao do chịutác động của thị trường thế giới song nhà điều hành cũng như các chuyên gia vẫnhết sức lạc quan về diễn biến tỷ giá dịp cuối năm.
  • Giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước tại các ngân hàng: Cần thiết nhưng phải có lộ trình
    7 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Giai đoạn 2(2016-2020) của quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (TCTD) đã được khởiđộng. Một trong những vấn đề đặt ra ở giai đoạn này là cần xây dựng lộ trình phùhợp để có thể giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước tại các ngân hàng.
  • Xử lý nợ xấu: Sớm tháo gỡ nút thắt về cơ chế, chính sách
    7 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Câu chuyện xử lý nợ xấu vẫn đang tiếp tục thu hút sựquan tâm của các đại biểu Quốc hội cũng như các chuyên gia. Bên cạnh đề xuấtdùng ngân sách để xử lý nợ xấu, chứng khoán hóa nợ xấu hoặc chuyển nợ thành vốngóp, các chuyên gia khuyến nghị, cần sớm tháo gỡ những nút thắt về cơ chế,chính sách, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động mua bán nợ.
  • Quản lý thuế chuyển nhượng trong các giao dịch M&A
    7 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Vấn đề quản lýthuế trong các thương vụ mua bán và sáp nhập DN (M&A) tại Việt Nam đang đặt racâu hỏi: Nhà nước thu được bao nhiêu tiền thuế Thu nhập DN, thuế Thu nhập cánhân qua các thương vụ M&A? Câu hỏi này càng cần nhanh có lời giải đáp khimà năm 2016, thị trường M&A tạiViệt Nam có thể đạt tới 600 thương vụ với tổng giá trị 6 tỷ USD. Con sốnày được đưa ra trên cơ sở 7 tháng năm 2016 hoạt động M&A tại Việt Nam đã đạt giátrị gần 3,5 tỷ USD và cả năm 2015 đã đạt 5,2 tỷ USD.
Cải thiện môi trường kinh doanh: Cam kết và hành động quyết liệt