Cần có chính sách bảo vệ lao động phi chính thức

(BKTO) - Việc làm bấp bênh, thời gian làm việc kéo dài, không có hợp đồng lao động và không được hưởng Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT)… là những thiệt thòi mà lao động phi chính thức (lao động tự do) đang phải hứng chịu. Bởi vậy, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ để bảo vệ nhóm lao động này.



Lao động phi chính thức chịu nhiều thiệt thòi

Báo cáo Lao động phi chính thức năm 2016 do Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố mới đây cho thấy, những năm gần đây, tỷ trọng lao động phi chính thức ở Việt Nam đã giảm từ 58,8% năm 2014 xuống 58,3% năm 2015 và 57,2% năm 2016 . Tuy nhiên, quy mô lao động phi chính thức vẫn tiếp tục tăng lên. Năm 2016, tổng số lao động phi chính thức ở Việt Nam là hơn 18 triệu người, tăng 2,8% so với năm 2015.

Điều đáng nói là lao động phi chính thức đang chịu nhiều thiệt thòi và bất lợi so với lao động chính thức và dễ bị tổn thương. Cụ thể, tỷ lệ lao động qua đào tạo trong lao động phi chính thức chỉ chiếm 14,8%; trong khi tỷ lệ này trong lao động chính thức là 55,4%.

Mặt khác, gần 70% lao động phi chính thức làm việc trong các nhóm ngành, lĩnh vực sử dụng lao động giản đơn là chủ yếu, điều kiện lao động không bảo đảm, công việc không ổn định. Việc lưu động trên các vỉa hè, lề đường, làm việc ở các chợ, trung tâm thương mại… khiến nhóm lao động này dễ bị tác động bởi các chính sách quản lý nhà nước cũng như các điều kiện tự nhiên, thời tiết.

Hơn nữa, số giờ làm việc của lao động phi chính thức là 49,2 giờ/tuần, cao hơn 2 giờ so với lao động chính thức (47,2 giờ/tuần) và cao hơn số giờ làm việc theo quy định (48 giờ/tuần). Mặc dù vậy, tiền lương bình quân của lao động phi chính thức chỉ có 4,44 triệu đồng/tháng, bằng 58% tiền lương bình quân của lao động chính thức. Mức lương này khó bảo đảm cuộc sống cho người lao động và gia đình họ.

Thiệt thòi nữa là 3/4 số lao động phi chính thức làm việc không có hợp đồng lao động bằng văn bản. Đây là nguyên nhân khiến 97,9% lao động phi chính thức không tham gia BHXH. Việc đa số lao động phi chính thức không tham gia BHXH (cả bắt buộc và tự nguyện) đang đặt ra những hệ lụy đối với người lao động cũng như những thách thức lớn cho hệ thống an sinh xã hội quốc gia.

Cần những chính sách hỗ trợ

“Để khắc phục sự yếu thế và giảm khả năng bị tổn thương đối với lao động phi chính thức, Nhà nước cần có những chính sách, giải pháp hỗ trợ cụ thể nhằm mở rộng mạng lưới bảo vệ đến nhóm lao động này, từ đó phát huy tiềm năng của họ trong phát triển kinh tế - xã hội” - Báo cáo của Tổng cục Thống kê khuyến nghị.

Một trong những khuyến nghị quan trọng là cần bảo đảm các quyền cơ bản cho người lao động bằng cách: thúc đẩy ký kết hợp đồng lao động, tham gia BHXH và bảo vệ các điều kiện làm việc tối thiểu; thi hành những điều luật về tiền lương và thu nhập công bằng; tăng cường hỗ trợ đào tạo nghề; bảo vệ người lao động trước sự xâm phạm, lạm dụng của chủ sử dụng lao động và các đối tượng khác. Đây là biện pháp cần thiết bởi thực tế đã chứng minh tầm quan trọng của khu vực phi chính thức và lao động phi chính thức đối với nền kinh tế nhưng nhóm lao động này vẫn bị bỏ quên trong nhiều chính sách công, ít nhận được sự bảo vệ của Công đoàn và pháp luật.

Không chỉ dừng lại ở các chính sách hỗ trợ, về lâu dài, Viện trưởng Viện Khoa học lao động và Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Đào Quang Vinh cho rằng, Nhà nước cần tăng cường chính sách liên kết kinh tế trong phát triển địa phương, đặc biệt là đẩy mạnh quá trình chuyển đổi khu vực phi chính thức thành khu vực chính thức, tạo cơ hội thuận lợi để tăng đầu tư, mở rộng khả năng tiếp cận tín dụng. Từ đó, tiền lương, lợi nhuận và năng suất lao động có khả năng tăng cao hơn.

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này đòi hỏi phải có các chương trình hành động cụ thể nhằm khuyến khích các hộ, cơ sở sản xuất đăng ký thành lập dưới các hình thức DN. Đồng thời, Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ về thuế cũng như bảo đảm cho DN hoạt động hiệu quả sau chuyển đổi. Đây là điều kiện để giúp lao động phi chính thức cải thiện vị trí việc làm, tham gia BHXH và được pháp luật bảo vệ.

ĐỨC THÀNH
Theo Tuần Báo ra ngày 12-10-2017
Cùng chuyên mục
  • Tinh giản biên chế:  Chủ trương giảm, thực tế lại tăng
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, việc tinh giản biên chế đã bước đầu được thực hiện, cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức đang dần được sắp xếp hợp lý hơn. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết, những kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.
  • Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thể hiện sự quantâm đặc biệt về công tác thanh tra, kiểm tra. Người đã từng có những chỉ đạo,yêu cầu quan trọng về công tác này. Vì vậy, học tập và vận dụng tư tưởng đạođức Hồ Chí Minh để đổi mới, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sáttrong Đảng là vấn đề đặt ra đối với Đảng bộ KTNN và nhiều Đảng bộ khác trong cảnước.
  • Cầu truyền hình trực tiếp “Chung tay vì người nghèo” năm 2017
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) -Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chungtay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, vào ngày 15/10, chươngtrình Truyền hình trực tiếp “Chung tay vì người nghèo” năm 2017 dự kiến sẽ được phát sóng trên VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam, từ20h00 đến 22h00 tại hai điểm cầu là Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội và Nhà hát HòaBình Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Đổi mới quy hoạch vùng để phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong số ít đồng bằng lớn trên thế giới bị tác động mạnh nhất do biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng. Bởi vậy, việc định hình chuyển đổi mô hình phát triển ĐBSCL theo hướng bền vững, thích ứng với BĐKH đang là nhiệm vụ cấp bách lúc này.
  • “Cởi trói” cho các cơ sở giáo dục đại học
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Sau 5 năm thực hiện Luật Giáo dục đại học (GDĐH) năm 2012, nhiều quy định trong Luật đã bộc lộ bất cập, trở thành rào cản cho sự phát triển của GDĐH nói chung và tự chủ ĐH nói riêng. Do đó, việc sửa đổi Luật được coi là yêu cầu bức thiết lúc này nhằm xóa bỏ những rào cản, tạo động lực cho các trường phát triển.
Cần có chính sách bảo vệ lao động phi chính thức