Cần sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi khác hiệu quả hơn

(BKTO) - Theo quy định mới của Thông tư 111/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về quảnlý tài chính các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chínhthức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, từ tháng 11/2016,các dự án sử dụng vốn ODA không được giải ngân vượt kế hoạch được giao. Đây làmột trong những giải pháp để nguồn vốn ODA được sử dụng một cách cẩn trọng hơn,phát huy hơn nữa hiệu quả sử dụng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.



Thực trạng quản lý vốn hỗ trợ, ưu đãi

Tại cuộc họp báo ngày 25/10, ông Hoàng Hải - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, cho biết trong 10 năm (2005-2015), tổng số vốn ODA, vốn vay ưu đãi do Việt Nam ký kết đạt khoảng 45 tỷ USD, trong đó, nguồn ODA tập trung chủ yếu vào lĩnh vực: hỗ trợ cân đối tài chính vĩ mô; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội; phát triển y tế, giáo dục và đào tạo; phát triển nông nghiệp kết hợp xóa đói, giảm nghèo; bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu... Riêng trong 9 tháng qua, tổng số vốn ODA Việt Nam huy động được là 350,5 nghìn tỷ đồng, đạt 77,5% kế hoạch. Mỗi năm, Chính phủ Việt Nam dành khoảng 1 tỷ USD để trả nợ gốc và lãi cho các khoản vay nước ngoài.

Tổng số vốn ODA Việt Nam huy động được trong 9 tháng qua là 350,5 nghìn tỷ đồngẢnh: TS

Theo ông Hoàng Hải, trong thời gian qua, quy định về quản lý tài chính các chương trình, dự án ODA còn một số điểm bất cập như: Cho phép dự án giải ngân vốn ODA vượt kế hoạch được giao với điều kiện trước 30/12 hàng năm chủ dự án gửi kế hoạch vốn bổ sung được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bên cạnh đó, quy trình hạch toán NSNN chưa rõ; dự án chậm nhận được kết quả ghi thu ghi chi; số liệu hạch toán chênh lệch so với thực tế phát sinh, gây ảnh hưởng lớn trong vấn đề quyết toán dự án; số liệu giải ngân lớn hơn nhiều so với số kế hoạch được giao. Ngoài ra, cơ quan quản lý chưa quy định về việc quyết toán kết thúc dự án vốn sự nghiệp nên dự án hoàn tất mà không có cơ sở quyết toán; lãi trên tài khoản tạm ứng không đủ bù phí dịch vụ ngân hàng, xử lý chênh lệch tỷ giá phát sinh...

Từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình, mức độ ưu đãi của các khoản cho vay của các đối tác phát triển dành cho Việt Nam đang giảm rõ rệt. Trước năm 2010, thời hạn vay bình quân khoảng từ 30-40 năm, với chi phí vay khoảng 0,7-0,8%/năm, bao gồm thời gian ân hạn, sang giai đoạn 2011-2015, thời hạn vay bình quân chỉ còn từ 10-25 năm, với chi phí vay khoảng 2%/năm trở lên. Dự kiến đến tháng 7/2017, Việt Nam có thể không còn được vay theo điều kiện ODA, phải chuyển chủ yếu sang sử dụng nguồn vay ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Nguồn vốn ODA đã vay chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên từ 2% - 3,5%.

Cơ chế mới quản lý chặt chẽ hơn

Xuất phát từ vướng mắc trong quản lý tài chính các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài thời gian qua và yêu cầu về quản lý trong giai đoạn tới, Bộ Tài chính đã quy định một số nội dung mới trong Thông tư số 111/2016/TT-BTC như: Hướng dẫn nội dung và quy trình xác định cơ chế tài chính; dẫn chiếu đến các quy định đã có tại Nghị định số 16/2016/NĐ-CP của Chính phủ và làm rõ thêm yêu cầu trình bày tại báo cáo của đơn vị đề xuất.

Thông tư 111 bỏ quy định cho phép chủ dự án giải ngân vượt kế hoạch; cơ sở kiểm soát chi là kế hoạch được giao hoặc kế hoạch vốn bổ sung do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Điểm mới nữa của Thông tư là việc kiểm soát chi vốn ODA, vốn vay ưu đãi áp dụng quy trình chung về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp, thanh toán chi giải phóng mặt bằng; hồ sơ kiểm soát chi; yêu cầu kiểm soát chi sau đối với hình thức tín dụng thư có hoặc không có thư cam kết; cho phép kiểm soát chi sau từ tài khoản cấp 2 đối với các khoản chi cụ thể trong phạm vi dự toán đã được duyệt.

Thông tư 111 cũng quy định, báo cáo tài chính năm của chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi phải được kiểm toán bởi đơn vị kiểm toán độc lập và theo thỏa thuận với nhà tài trợ. Trường hợp dự án đã có trong thông báo kế hoạch kiểm toán hàng năm của KTNN và được nhà tài trợ chấp thuận thì báo cáo tài chính năm đó không bắt buộc phải kiểm toán độc lập. Chủ dự án có trách nhiệm gửi báo cáo tài chính đã kiểm toán cho cơ quan chủ quản và KTNN cùng thời điểm gửi nhà tài trợ…

Được biết, Bộ KH&ĐT hiện đang chủ trì soạn thảo báo cáo về hiệu quả quản lý, sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi khác để trình Quốc hội vào kỳ họp này.

Mới đây, tại Hội nghị thúc đẩy giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi do Ban chỉ đạo quốc gia về về ODA và vốn vay ưu đãi tổ chức, ông Rustam Ishenaliev - Trưởng phòng quản lý dự án Văn phòng Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam cho rằng: Ở Việt Nam, tiến độ thực hiện và giải ngân dự án đầu tư công nói chung, dự án ODA nói riêng rất chậm, trung bình phải mất 5 năm mới giải ngân xong một dự án. Kết quả nghiên cứu của ADB năm 2013 thấy, việc chậm giải ngân 1 năm sẽ làm tăng 17,6% chi phí (6,5% do lạm phát giá các hạng mục chính, chưa kể chi phí tái định cư và 11,1% chi phí do lợi ích của dự án bị mất). Tính trung bình, nếu dự án chậm trễ 2-3 năm sẽ làm tăng chi phí lên đến 50% so với dự toán ban đầu.
THU HƯỜNG
Cùng chuyên mục
  • Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi): Phòng ngừa tham nhũng từ khu vực kinh tế tư nhân
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Với việc nới rộng phạmvi điều chỉnh sang khối kinh tế tư nhân, dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) doThanh tra Chính phủ (TTCP) xây dựng đang vấp phải nhiềuý kiến trái chiều từ phía cộng đồng DN. Báo Kiểm toán đã có cuộc trao đổi với ông NgôVăn Khánh - Phó Tổng TTCP để làm rõ hơn về vấn đề này.
  • Tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020: Tập trung vào 5 nội dung trọng tâm
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Tờ trình của Chính phủ về Kế hoạch tái cơ cấu nền kinhtế giai đoạn 2016-2020, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 4, xácđịnh, tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn tới tập trung vào 5 nội dung chủ yếu. Dựkiến nguồn lực huy động chung của nền kinh tế để thực hiện Kế hoạch tái cơ cấunền kinh tế giai đoạn này khoảng 10.567 nghìn tỷ đồng. Kế hoạch cũng xác định, môhình tăng trưởng giai đoạn 2016-2020 là dựa trên nâng cao năng suất lao động,chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế hướng tới phát triển nhanh, bền vững.
  • Hướng đến một nền nông nghiệp phát triển bền vững
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Mới đây, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương đã tổ chức Diễn đàn Nôngdân Việt Nam 2016 với chủ đề: “Nông dân toàn cầu - từ tư duy đến hành động”. TạiDiễn đàn này, một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận làviệc tìm giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh hội nhậpquốc tế sâu rộng hiện nay.
  • Chính phủ đồng hành để nâng tầm DN Việt
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Ngày 11/10, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2016 với chủ đề “Doanhnghiệp Việt Nam vươn tới chuẩn mực toàn cầu” và lễ phát động phong trào thi đua“Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”, trao tặng Cúp Thánh Gióng chocác doanh nhân tiêu biểu đã diễn ra tại Hà Nội trong khuôn khổ các hoạt động kỷniệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 của Phòng Thương mại và Công nghiệp ViệtNam (VCCI).
  • Việt Nam trước sức ép từ tài nguyên nước
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Chưa bao giờ tài nguyên nước Việt Namphải đối mặt với những thách thức lớn như hiện nay. Ô nhiễm, cạn kiệt nguồnnước và các tác động từ biến đổi khí hậu đang khiến tài nguyên nước ở Việt Namđang bị suy thoái cả về số lượng và chất lượng.
Cần sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi khác hiệu quả hơn