Tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020: Tập trung vào 5 nội dung trọng tâm

(BKTO) - Tờ trình của Chính phủ về Kế hoạch tái cơ cấu nền kinhtế giai đoạn 2016-2020, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 4, xácđịnh, tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn tới tập trung vào 5 nội dung chủ yếu. Dựkiến nguồn lực huy động chung của nền kinh tế để thực hiện Kế hoạch tái cơ cấunền kinh tế giai đoạn này khoảng 10.567 nghìn tỷ đồng. Kế hoạch cũng xác định, môhình tăng trưởng giai đoạn 2016-2020 là dựa trên nâng cao năng suất lao động,chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế hướng tới phát triển nhanh, bền vững.



Tái cơ cấu nền kinh tế chưa đạt yêu cầu đề ra

Nhìn nhận kết quả tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2011-2015, Chính phủ cho rằng, việc thực hiện các định hướng và giải pháp tái cơ cấu kinh tế đã mang lại những kết quả bước đầu tích cực song vẫn còn nhiều hạn chế như: Mô hình tăng trưởng kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào các yếu tố đầu vào, chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế chậm được cải thiện; môi trường vĩ mô chưa thực sự ổn định và bền vững; việc thực hiện 3 trọng tâm tái cơ cấu nền kinh tế còn nhiều vấn đề quan trọng chưa thực hiện; tái cơ cấu các ngành kinh tế chưa tạo được sự thay đổi tích cực; tái cơ cấu vùng kinh tế chưa đi vào thực chất…

Phát triển mạnh kinh tế tư nhân và thu hút hợp lý đầu tư nước ngoài là nội dung trọng tâm của Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 Ảnh: TS
Thẩm tra tờ trình của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng thẳng thắn đánh giá, những kết quả tái cơ cấu nền kinh tế chưa thực sự rõ nét, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra; phương thức phân bổ nguồn lực xã hội, mô hình tăng trưởng kinh tế về cơ bản chưa thay đổi. Tỷ lệ đầu tư khá cao so với thông lệ nhưng hiệu quả đầu tư công còn thấp. Các DNNN hoạt động chưa hiệu quả. Tái cơ cấu tổ chức tín dụng chưa đạt mục tiêu đề ra, vấn đề nợ xấu và hoạt động yếu kém của một số tổ chức tín dụng chưa được giải quyết thực chất, tiếp tục là mối lo, đe dọa đến sự an toàn của cả hệ thống và làm giảm hiệu quả cung cấp vốn tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế.

Bên cạnh đó, các nội dung khác trong Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế như tái cơ cấu các ngành, kinh tế vùng chưa được triển khai nhiều; chưa gắn kết 3 trọng tâm tái cơ cấu với tái cơ cấu tài chính công, khu vực công; chưa chú trọng đến tái cơ cấu ngành công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp

Nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng các nguồn lực

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, Chính phủ đã xây dựng Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, trong đó xác định mục tiêu chủ yếu của Kế hoạch là thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tập trung vào việc nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng các nguồn lực phát triển, qua đó thay đổi cơ cấu và trình độ của nền kinh tế, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và năng động hơn, có năng suất, năng lực cạnh tranh cao hơn, có tiềm năng tăng trưởng lớn hơn và đảm bảo tăng trưởng xanh, sạch, bền vững.

Với mục tiêu đó, Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 gồm 5 nội dung chủ yếu và được cụ thể hoá thành 25 nhiệm vụ lớn. Các nội dung tái cơ cấu trọng tâm là: Phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân trong nước và thu hút hợp lý đầu tư trực tiếp nước ngoài; Tái cơ cấu khu vực kinh tế nhà nước, tái cơ cấu DNNN, tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu NSNN và khu vực dịch vụ sự nghiệp công; Tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và thị trường chứng khoán; Hiện đại hóa công tác quy hoạch, cơ cấu ngành và vùng kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, gắn với đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế; Tái cơ cấu thị trường các nhân tố sản xuất quan trọng, bao gồm thị trường quyền sử dụng đất, thị trường lao động và thị trường khoa học công nghệ.

Dự kiến, kinh phí để thực hiện Kế hoạch khoảng 10.567 nghìn tỷ đồng theo giá thực tế. Trong điều kiện huy động nguồn lực bổ sung rất hạn chế, các nhiệm vụ ưu tiên của Kế hoạch tập trung vào việc nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực phát triển, từng bước để cơ chế thị trường giữ vai trò chủ yếu trong việc huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển, hạn chế tối đa việc huy động nguồn lực từ NSNN. Đồng thời tận dụng tối đa nguồn lực thu được từ các nhiệm vụ tái cơ cấu đặt ra trong Kế hoạch đầu tư thực hiện 3 đột phá chiến lược, đặc biệt là phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ. Theo tính toán, việc đẩy mạnh quyết liệt thoái vốn Nhà nước tại các DN có thể tạo ra nguồn thu từ 20-30 tỷ USD trong giai đoạn 2016-2020.

Cơ bản đồng tình với các quan điểm trong tờ trình của Chính phủ song Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh quan điểm có tính xuyên suốt trong chỉ đạo và thực hiện tái cơ cấu, đó là cần tập trung phân bổ lại, khai thác hiệu quả các nguồn lực, loại bỏ cách tiếp cận theo hướng xin - cho; nhanh chóng khoanh vùng để xử lý các vấn đề tồn đọng một cách kịp thời, tránh ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác, các thành quả kinh tế - xã hội, đe dọa sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Bên cạnh đó, những vấn đề còn tồn đọng trong giai đoạn tái cơ cấu 2013-2015 cần được ưu tiên giải quyết hoàn thành trong 2 năm đầu của Kế hoạch, để tập trung nguồn lực tái cơ cấu tiếp tục cho các lĩnh vực khác. Các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, Kế hoạch cần làm rõ mô hình tăng trưởng, cơ cấu kinh tế và các mục tiêu để tái cơ cấu nền kinh tế trong đó rà soát lại một số mục tiêu tính khả thi chưa cao và các kịch bản tăng trưởng để trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020.
ĐĂNG KHOA
Cùng chuyên mục
  • Hướng đến một nền nông nghiệp phát triển bền vững
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Mới đây, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương đã tổ chức Diễn đàn Nôngdân Việt Nam 2016 với chủ đề: “Nông dân toàn cầu - từ tư duy đến hành động”. TạiDiễn đàn này, một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận làviệc tìm giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh hội nhậpquốc tế sâu rộng hiện nay.
  • Chính phủ đồng hành để nâng tầm DN Việt
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Ngày 11/10, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2016 với chủ đề “Doanhnghiệp Việt Nam vươn tới chuẩn mực toàn cầu” và lễ phát động phong trào thi đua“Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”, trao tặng Cúp Thánh Gióng chocác doanh nhân tiêu biểu đã diễn ra tại Hà Nội trong khuôn khổ các hoạt động kỷniệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 của Phòng Thương mại và Công nghiệp ViệtNam (VCCI).
  • Việt Nam trước sức ép từ tài nguyên nước
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Chưa bao giờ tài nguyên nước Việt Namphải đối mặt với những thách thức lớn như hiện nay. Ô nhiễm, cạn kiệt nguồnnước và các tác động từ biến đổi khí hậu đang khiến tài nguyên nước ở Việt Namđang bị suy thoái cả về số lượng và chất lượng.
  • Băn khoăn về hiệu quả đầu tư cho khoa học và công nghệ
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Côngnghệ lạc hậu; thiếu sự liên kết giữa khoa học, công nghệ (KH&CN) với thựctiễn sản xuất kinh doanh; đầu tư từ NSNN cho KH&CN còn lãng phí, kém hiệuquả… tiếp tục là những vấn đề lớn được nhiều đại biểu quan tâm đặt ra tại phiênthảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến vào Báo cáo kết quảgiám sát chuyên đề “Hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển khoahọc, công nghệ nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giai đoạn 2005-2015và định hướng phát triển giai đoạn tới, trong đó chú trọng đẩy mạnh công nghiệphỗ trợ và cơ khí chế tạo”, diễn ra chiều 4/10.
  • Kinh tế đang ấm dần lên
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Kết thúc 9 tháng đầu năm, “bức tranh” kinh tế cả nước tiếp tục được cảithiện. GDP đang trên đà tăng trưởng, lạm phát được kiểm soát, lãnh đạo BộKH&ĐT dự báo: tăng trưởng kinh tế cả năm 2016 sẽ đạt khoảng 6,3-6,5%, lạmphát cũng sẽ được kiểm soát trong giới hạn mục tiêu dưới 5% như Nghị quyết củaQuốc hội đề ra.
Tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020: Tập trung vào 5 nội dung trọng tâm