CHI PHÍ Khắc phục hậu quả sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Nhật Bản): Kiểm toán phát hiện lãng phí lớn

(BKTO) - Công ty Điện lực Tokyo (Tepco), đơn vị quản lý và vận hành Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi, vừa qua đã bị cáo buộc lãng phí hơn một phần ba số tiền 190 tỷ Yên (1,6 tỷ USD) được phân bổ từ ngân sách quốc gia cho công tác dọn dẹp nhà máy sau cuộc kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước Nhật Bản (BOA).




Công nhân trong trang phục bảo hộ lao động chuẩn bị cho công tác dọn dẹp nhà máy. Ảnh: ST
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi đã phải đóng cửa do hư hại sau thảm họa kép động đất và sóng thần xảy ra hồi tháng 3/2011 khiến hệ thống làm mát của nhà máy bị đánh sập. Ước tính lượng rác thải ô nhiễm lên đến 30 triệu tấn. Xung quanh Nhà máy Fukushima Dai-ichi, mức phóng xạ vẫn gấp 10 lần so với mức bình thường. Vì vậy, hơn 47.000 người dân sinh sống và làm việc ở khu vực phụ cận nhà máy đã phải di dời do lo ngại ô nhiễm phóng xạ.

Chính phủ Nhật Bản đã và đang nỗ lực tìm cách xử lý chất thải phóng xạ hạt nhân. Để dọn dẹp chất thải phóng xạ, Chính phủ đã chi ra tới 15 tỷ USD, nhưng vẫn phải đối mặt với không ít chỉ trích vì công tác tái thiết được cho là quá chậm chạp. Tepco, chủ sở hữu nhà máy này cũng đã phải chi hàng tỷ USD cho việc dọn dẹp đống đổ nát của nhà máy sau thảm họa.

Theo Báo cáo kiểm toán của BOA, nhiều loại máy móc đắt tiền và các biện pháp - mà trước đó chưa từng được thử nghiệm, đã không hoạt động hiệu quả. BOA cũng cho biết công tác dọn dẹp nhà máy bị chi phối bởi một nhóm các công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực cung cấp tiện ích, xây dựng và thiết bị điện tử bất chấp những lời kêu gọi cần thêm tính minh bạch và cho phép các nhà thầu quốc tế được tiếp cận nhiều hơn.

Kết quả kiểm toán đã chỉ ra một số khoản lãng phí nghiêm trọng trong các hạng mục như nhập khẩu máy móc, công tác khử muối và lắp đặt các thùng chứa nước nhiễm xạ. Trong số đó, khoản lãng phí lớn nhất là chi phí nhập khẩu máy móc từ công ty năng lượng hạt nhân hàng đầu của Pháp là Areva SA với giá trị 32 tỷ Yên (270 triệu USD) để loại bỏ chất phóng xạ cesium (Cs) từ lượng nước thoát ra của 3 lò phản ứng hạt nhân bị rò rỉ.

Chiếc máy này chỉ hoạt động được 3 tháng và chỉ xử lý được 77 ngàn tấn nước, một phần nhỏ lượng nước rò rỉ mỗi ngày và sau đó đã được thay thế bằng các máy nhập từ Mỹ và sản xuất ở Nhật. Còn đối với công tác khử muối, hàng loạt máy móc trị giá lên tới 18,4 tỷ Yên (tương đương 150 triệu USD) cũng được nhập từ một số hãng như Hitachi GE, Toshiba và Areva để khử muối từ khối lượng nước nhiễm xạ tại nhà máy. Trong số đó, có máy chỉ vận hành được 5 ngày, máy hoạt động lâu nhất thì được 6 tuần.

Bên cạnh đó, Tepco cũng xây dựng hàng chục thùng chứa nước bị nhiễm xạ với chi phí lên đến 16 tỷ Yên. Những thùng chứa kém chất lượng này sử dụng nắp cao su và được lắp đặt bởi những lao động phổ thông tay nghề kém, bắt đầu bị rò rỉ và nước thấm vào lòng đất và sau đó đổ ra biển. Những chiếc thùng nói trên hiện đã phải thay thế bằng những chiếc thùng khác có chất lượng cao hơn. Ngoài ra, Tepco đã chi dùng 2,1 tỷ Yên (khoảng 18 triệu USD) để Tập đoàn Maeda xây 7 bể ngầm lớn chứa nước nhiễm xạ. Những chiếc bể này đã bị rò rỉ trong nhiều tuần và sau đó nước đã được chuyển sang các thùng sắt.

Được biết, Tepco phải đối mặt với thua lỗ tồi tệ nhất trong lịch sử - 1,25 nghìn tỷ yên (tương đương 15,3 tỷ USD) do các chi phí khổng lồ để phục hồi sau thảm họa. Họ sẽ phải dùng đến 5 tỉ USD để ổn định lại hoặc bỏ các lò phản ứng ở Nhà máy Fukushima 1 và khởi động lại các nhà máy nhiệt điện vốn bỏ hoang từ lâu. Để huy động tài chính, Tepco đã tiến hành bán bất động sản và một số khu giải trí với hy vọng thu được 7 tỷ USD để bổ sung vào quỹ bồi thường những người bị ảnh hưởng bởi sự cố hạt nhân, đồng thời sắp xếp lại công việc kinh doanh một cách hiệu quả, loại bỏ 4 lò phản ứng bị hư hại và từ bỏ kế hoạch xây dựng thêm 2 lò phản ứng tại Nhà máy Fukushima 1.

Dự kiến mùa hè này, Thủ tướng Nhật Bản Zino Abe sẽ công bố kế hoạch 5 năm nhằm thúc đẩy công tác tái thiết những khu vực bị ảnh hưởng thảm họa hạt nhân. Đồng thời bày tỏ hy vọng công cuộc tái thiết sẽ được hoàn tất trước khi Tokyo chủ trì Thế vận hội Olympic mùa hè năm 2020.

Box: Đây là lần đầu tiên BOA tiến hành một cuộc kiểm toán nhằm xem xét tình hình tài chính của Tepco. BOA cho biết Chính phủ đang thông qua các tổ chức tài chính để phát hành trái phiếu nhằm gây quỹ hỗ trợ Tepco. Theo đó, sẽ mất tới khoảng 30 năm - cho tới năm tài khóa 2044 - để Chính phủ thu lại được khoản tiền 900 tỷ Yên (khoảng 11,5 tỷ USD) đã hỗ trợ Tepco đền bù cho những thiệt hại do cuộc khủng hoảng tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima gây ra.

NGỌC QUỲNH
(Theo: The Japan Times và Nuclear Street)

Cùng chuyên mục
  • Hy Lạp: Khởi động kiểm toán nợ công để làm rõ tham nhũng và lãng phí
    9 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Trong cuộc họp báo ngày 7/4 vừaqua, bà ZoiConstantopoulou - Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Hy Lạp, đã công bố thành lập Ủy banKiểm toán về nợ công, do bà Sofia Sakorafa, thành viên Nghị viện châu Âu và ôngEric Toussaint, Chủ tịch Ủy ban Quốc tế về xóa nợ cho các nước nghèo (CADTM) đứng đầu. Theo đó, Ủy ban này sẽ điều tra những khoản vay mà Hy Lạp tiếp nhận đãbị sử dụng lãng phí do các hành vi hối lộ và tham nhũng, hay những khoản nợkhông chính đáng của Chính phủ mà không được sự đồng thuận của dân chúng.
  • Cộng hòa Séc: Cơ quan Kiểm toán Tối cao cáo buộc Bộ Tài chính vi phạm Luật Ngân sách
    9 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Cơ quan Kiểm toán Tối cao Cộng hòa Séc (SAO) vừa tiến hành một cuộc kiểm toán, trong đó đã điều tra về cách thức quản lý quỹ thuộc NSNN năm 2013 tại Bộ Tài chính. Các kiểm toán viên của SAO phát hiện nhiều khoản tiền đã bị chi dùng trái quy định của Luật Ngân sách quốc gia với con số lên tới 2,3 tỷ Cuaron cho những chương trình, dự án thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan khác, trong đó có Bộ Ngoại giao và Bộ Văn hóa.
  • Canada kiểm toán các nhà thuốc: Phát hiện hơn 18 triệu CAD trốn thu nhập chịu thuế
    9 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO)- CơquanThuế vụ Canada (CRA) vừa qua đã tiến hành một cuộc kiểm toán đối với các nhà thuốctại Canada sau khi phát hiện khoản tiền lên tới hàngtriệuđô la Canada (CAD) dưới hình thức quà tặng và các khoản tiền "lại quả" không được khai thuế thu nhập. Đó là cáckhoản tiền mặt, thẻ tín dụng trả trước,tiền chi trả cho vé hòa nhạc và các chuyến du lịch mà các dược sĩ tiếp nhận từ các công ty dược phẩm lớn để các sản phẩm thuốc của những công ty này được bày bán trên kệ thuốc củamình.
  • Văn phòng Kiểm toán quốc gia Lithuania: Công bố Báo cáo kiểm toán Dự luật Ngân sách 2015
    9 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Cuối tháng 11 vừa qua, Vănphòng Kiểm toán quốc gia nước Cộng hòa Lithuania đã công bố một báo cáo kiểmtoán trong đó nhấn mạnh, việc tăng cao dự toán chi ngân sách trong Dự luật Ngânsách năm 2015 của Chính phủ đã vi phạm Luật Nguyên tắc tài chính quốc gia.Không những thế, Chính phủ Lithuania cũng đang quá lạc quan khi kỳ vọng quá nhiềuvào sự tăng trưởng các nguồn thu từ thuế theo dự kiến trong năm tới.
CHI PHÍ Khắc phục hậu quả sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Nhật Bản): Kiểm toán phát hiện lãng phí lớn