Chí́nh sách tài chính đón đầu công nghệ 4.0

(BKTO) - Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) được các chuyên gia nhận định sẽ gây ra không ít thách thức đối với ngành tài chính trong việc xây dựng hệ thống thể chế, chính sách. Theo đó, cuộc cách mạng này đòi hỏi chính sách tài chính phải có tầm nhìn trung và dài hạn để tránh lạc hậu.



Công nghệ 4.0 -những tác động đa chiều

Bộ Tài chính cho biết, thời gian qua, Bộ đã chỉ đạo toàn ngành thực hiện nhiều giải pháp nhằm triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn và đã đạt được kết quả tích cực. Cụ thể, đến hết năm 2017, ngành thuế triển khai thành công hệ thống khai thuế điện tử tại 63/63 tỉnh, thành. Cơ quan hải quan hoàn thành việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử và triển khai cổng thanh toán điện tử, thực hiện thủ tục hành chính thông qua cơ chế một cửa quốc gia với 11 Bộ, ngành. Hai ngành này cũng đã xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử.

Việc triển khai và vận hành Hệ thống TABMIS (Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) tại Kho bạc Nhà nước giúp giảm thiểu được thủ tục hành chính trong các giao dịch thu, chi ngân sách. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xây dựng được các trung tâm: cơ sở dữ liệu xử lý tài chính, dữ liệu dự phòng, dự phòng thảm họa theo tiêu chuẩn quốc tế. Lĩnh vực bảo hiểm cũng đã có hệ thống công nghệ thông tin kết nối giữa cơ quan quản lý với DN và hệ thống cơ sở dữ liệu chung…

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Tài chính, việc cơ quan quản lý sử dụng cơ sở dữ liệu của ngành thuế và hải quan để phân tích, đánh giá tác động của chính sách trước khi ban hành cũng như để dự báo còn hạn chế. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành tài chính chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng và yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là khi CMCN 4.0 diễn ra mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Cũng theo Bộ Tài chính, CMCN 4.0 sẽ tác động lớn tới thu, chi NSNN. Ở góc độ tích cực, cuộc cách mạng này sẽ thúc đẩy việc giảm chi phí sản xuất, chi phí quản lý và điều hành, nâng cao hiệu quả và cải thiện năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh của DN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, những hoạt động kinh doanh mới liên quan tới lĩnh vực công nghệ số sẽ nở rộ, góp phần tạo nguồn thu cho NSNN.

Cùng với đó, CMCN 4.0 cũng sẽ góp phần giảm chi cho hoạt động bảo vệ môi trường do việc sử dụng công nghệ số giúp tiết kiệm chi phí, giảm chất thải và khí thải ra môi trường. Đồng thời, trong dài hạn, các khoản chi cho hoạt động hành chính và bộ máy hành chính có thể giảm khi Chính phủ sử dụng công nghệ số, công nghệ thông minh để quản lý.

Tuy nhiên, CMCN 4.0 cũng gây sức ép cho việc tăng chi, đặc biệt là chi cho phát triển khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng nói chung, an sinh xã hội, an ninh, quốc phòng. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng này cũng sẽ tạo ra một số thách thức đối với ngành tài chính trong việc quản lý các hình thức kinh doanh phi truyền thống, những đối tượng chịu thuế mới; các giao dịch tài chính sử dụng tiền điện tử và bảo mật thông thông tin…

Chính sách phải gắn với tầm nhìn dài hạn và mang tínhdự báo

Những tác động đa chiều của CMCN 4.0 đòi hỏi việc hoạch định chính sách tài chính phải gắn với tầm nhìn trung, dài hạn và mang tính dự báo cao để không bị lạc hậu.

Để ngành tài chính chủ động đón sóng CMCN 4.0, ông Nguyễn Viết Lợi - Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) - cho biết, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu, ban hành chính sách quản lý, chính sách thu đối với các hoạt động giao dịch thương mại điện tử và các dịch vụ mới hình thành từ cuộc cách mạng này. Cùng với đó, Bộ sẽ cơ cấu lại chi NSNN theo hướng phù hợp với bối cảnh và tình hình mới về phát triển công nghệ số, trong đó chú trọng chi cho các lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ. Đồng thời, ngành tài chính cần tiếp tục đầu tư, cải thiện và ứng dụng công nghệ cao trong quản lý, đặc biệt là trong lĩnh vực thuế và hải quan…

Nhằm nắm bắt cơ hội của cuộc cách mạng này, Bộ Tài chính vừa ban hành Kế hoạch hành động về triển khai ứng dụng công nghệ của CMCN 4.0 trong lĩnh vực tài chính - ngân sách. Kế hoạch tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm, đó là:

Xây dựng chiến lược và hoàn thiện cơ chế, chính sách chuyển đổi số. Theo đó, Bộ Tài chính sẽ xây dựng Chiến lược chuyển đổi số đến năm 2025, tầm nhìn 2030; hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về thuế, phí, lệ phí nhằm khuyến khích DN đầu tư cho các hoạt động đổi mới công nghệ và các công nghệ tiên tiến khác; chia sẻ thông tin, dữ liệu ngành tài chính, tạo lập nền tảng dữ liệu mở, đảm bảo khả năng tiếp cận cho các cơ quan, tổ chức, người dân và DN.

Tiếp tục xây dựng, phát triển tài chính điện tử, hình thành hệ sinh thái tài chính số; ứng dụng công nghệ mới của CMCN 4.0 vào các lĩnh vực hải quan, thuế, kho bạc, dự trữ, chứng khoán, quản lý giá.

Thiết lập môi trường làm việc điện tử và xây dựng Cổng giao tiếp ngành tài chính theo hướng dữ liệu mở sử dụng các giải pháp trí tuệ nhân tạo, tương tác và trả lời tự động; cung cấp các dịch vụ công, dịch vụ dữ liệu theo nhu cầu cá nhân hóa qua nhiều phương thức khác nhau, đặc biệt là qua các thiết bị di động, công nghệ đám mây...

Triển khai dịch vụ hạ tầng và an toàn bảo mật thông tin tài chính; đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức về CMCN 4.0 cho lãnh đạo, cán bộ các cấp; tăng cường hội nhập, nhanh chóng tiếp cận các giải pháp, công nghệ mới để ứng dụng trong ngành.

THU HƯỜNG
Theo Báo Kiểm toán số 23 ra ngày 07-6-2018
Cùng chuyên mục
  • Giải quyết nhiều vấn đề để đảm bảo công bằng thuế
    5 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Phân tích về cơ cấu thu NSNN từ thuế, Báo cáo Công bằng thuế Việt Nam 2017 vừa được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) công bố cuối tuần qua khẳng định, thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Việt Nam. Tuy nhiên, Báo cáo cũng nhấn mạnh một số vấn đề đang đặt ra là bài toán cân bằng thu - chi NSNN và đảm bảo công bằng thuế.
  • Ngăn chặn tình trạng đội vốn, chi ngân sách vượt định mức
    5 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Vừa qua, Bộ Tài chính đã tổ chức họp báo chuyên đề về tăng cường kỷ luật, kỷ cương NSNN. Nhiều vấn đề nóng khiến dư luận quan tâm như: dự án đầu tư "đội vốn", tình trạng lãng phí trong chi NSNN, chuyển nguồn với số tiền lớn… đã được đại diện Bộ Tài chính giải đáp.
  • Tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã
    5 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Trong bối cảnh khó tiếp cận nguồn vốn từ hệ thống ngân hàng, các hợp tác xã (HTX) đặt nhiều kỳ vọng vào Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sau một thời gian hoạt động, Quỹ vẫn chưa đáp ứng nhu cầu về vốn phát triển sản xuất kinh doanh cho các cơ sở kinh tế hợp tác, HTX..
  • Giải bài toán tự chủ vốn cho doanh nghiệp bất động sản
    5 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Năm 2018, thị trường bất động sản (BĐS) được dự báo vẫn tiếp tục phục hồi, tăng trưởng và phát triển ổn định. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, các chính sách, đặc biệt là chính sách tài chính, tiền tệ, đang tiềm ẩn nhiều thách thức, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ổn định của thị trường.
  • Cần xem xét lại các chính sách ưu đãi thuế trong Dự thảo Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt
    5 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO)- Quốc hội và Chính phủ cần cẩn trọng xem xét lại các chính sách ưu đãi thuế (từ Điều 40 đến Điều 43) của Dự thảo Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Đó là khuyến nghị do Liên minh công bằng thuế và Oxfam đưa ra tại Hội nghị chuyên đề "Thảo luận về chính sách ưu đãi thuế dành cho các đặc khu kinh tế" được tổ chức vào ngày 23/5 tại Hà Nội.
Chí́nh sách tài chính đón đầu công nghệ 4.0