(BKTO)- Xinchữ ông đồ đầu năm từ xưa đã là một tập tục, một nét văn hóa lâu đời mỗi dịp tếtđến xuân về của người Việt. Nhiều người thích chữ đẹp đem về treotrong nhà với mục đíchtrang trí, người biết chữ xem đó là lời chúc tụng, lời răn cho mọi người noitheo.



Chợ chữ Hán

Hình thành hơn 50 năm trong khu vực Chợ Lớn, đường Hải Thương Lãn Ông, đường Phùng Hưng. Ở đây có vài chục ông đồ viết chữ Hán, chủ yếu là những câu chữ quen thuộc chúc tụng vào đầu năm như: Khai trương tấn phát, Ngũ phúc lâm môn, Phúc - Lộc - Thọ thành. Có người đặt câu 3 chữ để dán trước cửa ra vào như: Đức lưu quang (Đức tỏa sáng), Phúc mãn đường (Phước đầy nhà)... Có người chỉ cần một chữ dán cánh cửa ra vào như chữ Phước, chữ Lộc. Cầu kỳ hơn là những người có học, họ sáng tác ra câu đối nhưng viết chữ không đẹp nên nhờ mấy ông đồ ở đây viết giùm. Không suy nghĩ ý hay thì nhờ người viết chọn cho một cặp đối hoặc những chữ mà mình thích. Ông đồ nào cũng có một “bụng” chữ, nếu không cũng có cẩm nang, những câu chữ mẫu có ý nghĩa cho khách chọn lựa. Mấy năm gần đây, những mẫu câu thông dụng từ một chữ đến năm chữ đều có in sẵn để bán trong các sạp đồ cúng ở chợ, giá rất rẻ, lại được in nhũ vàng.

Chợ chữ ngày xuân dần trở thành nét văn hóa độc đáo thu hút sự quan tâm của du khách gần xa
Những chữ viết ở các con đường trong Chợ Lớn đa số không phải là thư pháp mà chỉ là chữ chân phương, viết trên giấy đỏ, treo trong nhà cho có sắc xuân. Các thư pháp gia viết chữ Hán thường là họa sĩ tranh thủy mặc như: Trương Hán Minh, Trương Lộ, Nguyễn Hải đều viết thư pháp với giá cao, phải là giới trung lưu mới dám mua lộng kính để treo ở phòng khách hay thư phòng.

Chợ thư pháp Việt

Chợ thư pháp Việt hay phố Ông đồ có cách nay khoảng hơn 10 năm, khi thư pháp tiếng Việt được thịnh hành. Lớp trẻ không biết chữ Hán, đọc thư pháp Việt được, nên bắt đầu ưa chuộng loại văn hóa phẩm này. Một số tác giả được công chúng đón nhận như: Họa sĩ Văn Hải, Trương Tuấn Hải, Minh Hạnh, Thiện Dũng, Hiếu Tín, Lưu Thanh Hải, Lê Hải, Đăng Học, Hoa Nghiêm, Tâm Tú... Năm 2004, thư pháp gia Thanh Sơn đem loại hình nghệ thuật thư pháp chữ Việt triển lãm giao lưu tại châu Âu, Mỹ..., góp phần không nhỏ phát triển và quảng bá cho thư pháp tiếng Việt. Theo thư pháp gia Hoa Nghiêm thì phố Ông đồ có mặt tại Nhà Văn hóa thanh niên TP. HCM năm 2007 và năm nào cũng khai thị vào ngày 20 tháng chạp. Năm nay, chợ có 59 sạp với 60 ông đồ được trang trí với nhiều hoa văn, tranh treo rất bắt mắt. Sản phẩm của ông đồ có rất nhiều loại, thông thường thì là giấy hồng đơn, giấy hoa tiên viết chữ lên đó với đủ kích cỡ, có giá từ 50 đến 250 nghìn đồng. Tác phẩm thư pháp khắc trên gỗ có giá cao hơn, có bức lên đến hơn 30 triệu đồng. Do vậy mà nghề viết thư pháp ngày càng phát triển. Lớp thư pháp tại Nhà Văn hóa thanh niên mở liên tục, mỗi lớp vài chục người. Có học viên học để hành nghề, có học viên học để thỏa mãn sự yêu thích, sáng tạo, để viết chữ tặng bạn bè hay để treo trong nhà.

Anh Hoa Nghiêm cho biết, sau khi chợ thư pháp đóng cửa, các ông đồ còn phải đến chùa thân quen trong thành phố để cho chữ vào mùng một tết theo một phong tục cho khách “hái lộc” đầu năm. Khách thập phương viếng chùa sẽ xin chữ của thầy đồ về treo trong nhà, họ trả công tùy hỷ gọi là hoàn lại chút tiền giấy mực.

Phố Ông Đồ khai thị đầu xuân tạo thêm niềm vui lớn cho bà con ăn tết, và ngày càng nhận được sự ưu ái không chỉ người Việt mà còn thu hút sự quan tâm của du khách khi đến với TP. HCM, đến Việt Nam. Đó là điếu rất đáng mừng cho thư pháp Việt còn non trẻ. Tuy nhiên, hiện nay Hội Thư pháp Việt Nam vẫn chưa được thành lập một cách chính quy, nên chợ thư pháp chỉ giải quyết nhu cầu của người chơi, chưa có một nghiên cứu sâu mỹ thuật chuyên sâu.

Lương Minh


Cùng chuyên mục
  • Nơi biên cương thắm tình quân dân
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Theo chân các chiến sỹbiên phòng ở Đồn Biên phòng Quang Chiểu (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa),chúng tôi đã có những trải nghiệm thực tế để thấy được phần nào nỗi vất vả,gian truân nhưng cũng rất đỗi tự hào của những người lính mang quân hàm xanh. Càngý nghĩa hơn, khi nhờ có sự đóng góp của các anh, đời sống của đồng bào nơi đâyđang ngày một khởi sắc, mảnh đất vùng biên đang dần thay da, đổi thịt…
  • Di sản thế giới Tràng An - viên ngọc quý giữa non nước Cố đô
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Được ví như “Hạ Long trên cạn” với vẻ đẹpđược xếp vào chốn “bồng lai tiên cảnh”, quần thể du lịch Tràng An đang tạo nênmột sự khác biệt độc đáo mà không nhiều di sản có được. Cùng với việc tuyêntruyền, kêu gọi người dân chung tay làm du lịch và những nỗ lực đổi mới chất lượngdịch vụ, đa dạng hóa các loại hình du lịch… Tràng An dần trở thành một trong nhữngđiểm đến hấp dẫn nhất trong nước, điểm dừng chân lý tưởng cho du khách quốc tếmỗi khi đến với Việt Nam.
  • Thể thao Việt Nam 2016: Những kỳ tích làm lay động triệu con tim
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO)-Cho dù còn phảng phất đôi chút nỗibuồn vì đội tuyển bóng đá bị loại ở Bán kết giải Đông Nam Á Suzuki Cup vừa qua,nhưng có thể khẳng định năm 2016, ngành thể thao nước nhà đã có một năm thànhcông vượt bậc, với nhiều chiến thắng mang ý nghĩa lịch sử, đem lại nhiều xúccảm tới hàng triệu con tim yêu chuộng thể thao khắp mọi miền Tổ quốc.
  • Về “Thủ đô gió ngàn”  hôm nay
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO)- “Kháng chiến thành công ta trở lại.Trăng xưa, hạt cũ với sông này” - những câu thơ trong bài “Cảnh rừng Việt Bắc”của Bác Hồ đã thôi thúc chúng tôi tìm về thủ đô gió ngàn ATK Định Hóa (TháiNguyên) đúng dịp cả nước đang hòa mình trong không khí hào hùng hướng đến kỷ niệm70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến. Hành trình về nguồn của chúng tôi càng đượcnhân thêm ý nghĩa, khi sắc hoa Tết rực rỡ khắp những cung đường báo hiệu mộtmùa xuân đang về…
  • Cần sớm tháo gỡ bất cập của Nghị định 116/2010/NĐ-CP
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Được đánh giá là một chính sách rất nhân văn, nhằm khuyến khích, tạo điềukiện cho các xã đặc biệt khó khăn phát triển. Tuy nhiên, sau 5 năm triển khaithực hiện Nghị định 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sáchđối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũtrang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (Nghị định 116) đã bộc lộ nhiều bất cập cần sớmđược tháo gỡ để đảm bảo sự công bằng của chính sách và tránh thất thoát nguồn lựcnhà nước.
Chợ chữ ngày xuân