Chung tay vượt khó, ngành giáo dục sẵn sàng cho năm học mới

(BKTO) - Chỉ còn ít ngày nữa, hàng triệu học sinh, sinh viên trên cả nước sẽ chính thức bước vào năm học 2018-2019. Công tác chuẩn bị cho năm học mới, hoàn thiện cơ sở vật chất trường, lớp học, đặc biệt là tại các điểm trường bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn đã được chú trọng và gấp rút hoàn thành.



Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất trường học

Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, ngay sau khi kết thúc năm học 2017-2018, để chuẩn bị cho năm học mới, Bộ đã có Công văn chỉ đạo các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục và các cơ quan có liên quan rà soát, hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp học phù hợp với điều kiện kinh tế, điều kiện về biến đổi khí hậu và thiên tai, quy mô phát triển giáo dục của địa phương để làm cơ sở cho việc đầu tư cơ sở vật chất.

Theo Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em (Bộ GD&ĐT) Phạm Hùng Anh, công tác kiên cố hóa trường, lớp học luôn được Bộ, các địa phương quan tâm nhằm xóa bỏ các phòng học 3 ca, phòng học xuống cấp, phòng học tạm, ưu tiên cho việc duy trì phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, tiểu học, trung học cơ sở, hướng đến hiện đại hóa cơ sở trường, lớp học.

Lễ Khai giảng năm học 2018-2019 sẽ được tổ chức thống nhất trên cả nước vào sáng 05/9 - Ảnh: Mỹ Trà

Hằng năm, Bộ cũng đề nghị các địa phương dành ngân sách thỏa đáng từ nguồn vốn ngân sách địa phương để đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục; thực hiện lồng ghép có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia (Chương trình Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Chương trình Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020). Riêng với Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2014-2015, lộ trình đến năm 2020 (thuộc chương trình mục tiêu của ngành giáo dục), tổng số vốn trái phiếu chính phủ được giao đến nay là 5,2 nghìn tỷ đồng, đạt 96% vốn của cả giai đoạn. Tính đến ngày 30/6/2018, tổng hợp số liệu giải ngân từ các tỉnh đạt khoảng 30% tổng số vốn được giao.

Tuy nhiên, theo Bộ GD&ĐT, tại nhiều địa phương, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học còn thiếu, lạc hậu. Việc phát triển hệ thống trường, lớp ở miền núi, vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn do địa bàn dân cư thưa thớt, giao thông không thuận lợi. Ở một số địa phương, nguồn kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất trường, lớp còn hạn hẹp, đầu tư còn dàn trải, hiệu quả chưa cao; tỷ lệ số phòng học kiên cố thấp.
Để khắc phục những khó khăn trên, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016-2020. Triển khai thực hiện Chương trình, Bộ GD&ĐT đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để xây dựng nguyên tắc, thứ tự ưu tiên, phân bổ kinh phí, đảm bảo khả năng cân đối vốn đối với các dự án. Dự kiến sau khi triển khai, Chương trình sẽ góp phần bổ sung số lượng đáng kể cơ sở trường, lớp học kiên cố tại các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số.

San sẻ khó khăn với các điểm trường vùng lũ

Bên cạnh những nhiệm vụ thường xuyên trước thềm năm học mới, một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục tại thời điểm này là chia sẻ khó khăn, giúp học sinh tại các địa bàn chịu ảnh hưởng của bão lũ được đến trường.

Để chuẩn bị cho năm học 2018-2019 diễn ra đúng thời điểm, tỉnh Lai Châu quyết tâm đưa các em học sinh tựu trường đông đủ. Trong đợt mưa lũ lịch sử xảy ra vào cuối tháng 6 vừa qua, các cơ sở giáo dục huyện biên giới Mường Tè chịu thiệt hại lớn về cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập. Mặc dù vậy, để chuẩn bị cho năm học mới 2018-2019 diễn ra đúng thời điểm, các cán bộ, giáo viên và chính quyền địa phương quyết tâm đưa các em học sinh tựu trường đông đủ, được học tại các lớp học kiên cố, an toàn với đầy đủ trang thiết bị học tập.

Còn tại tỉnh Hòa Bình - một trong những địa phương miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão số 3 - công tác chuẩn bị cho năm học mới cũng cơ bản hoàn thiện. Sở GD&ĐT tỉnh đã tiến hành rà soát lại cơ sở vật chất trường, lớp, nhất là ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020, trong đó có huyện Đà Bắc. Ngoài nguồn kinh phí được giao, Sở GD&ĐT khuyến khích các đơn vị, trường học thực hiện xã hội hóa để có thêm nguồn lực sửa chữa trường, lớp và mua sắm trang thiết bị dạy, học.

Chuẩn bị cho năm học mới 2018-2019, các cơ sở giáo dục tại ngoại thành của TP. Hà Nội, đặc biệt là những huyện chịu ảnh hưởng của mưa lũ vừa qua như: Chương Mỹ, Quốc Oai... cũng đang khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Với tinh thần tương thân tương ái, nhiều đơn vị, trường học trên địa bàn Thành phố cũng đã phát động ủng hộ, quyên góp trang thiết bị... nhằm chung sức với thầy, trò các trường học bị thiệt hại do mưa lũ nhanh chóng ổn định hoạt động dạy và học.

Cùng với sự chung tay, góp sức của toàn xã hội, vừa qua, KTNN và các tổ chức, đơn vị trực thuộc cũng đã có nhiều hoạt động thiết thực như quyên góp, ủng hộ để đồng bão vùng lũ các tỉnh miền núi phía Bắc dần ổn định cuộc sống, giúp các em học sinh vơi nỗi lo để đến trường, khi ngày khai giảng đã cận kề.

NGUYỄN LỘC
Theo Báo Kiểm toán số 35 ra ngày 30-8-2018
Cùng chuyên mục
  • Phát động cuộc thi ảnh “Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân Việt Nam”
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Kỷ niệm 40 năm Tuyên bố Alma-Ata về Chăm sóc sức khỏe ban đầu, sáng 29/8, Báo điện tử VOV.VN phối hợp với Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, Ngân hàng Thế giới, Bộ Y tế tổ chức Cuộc thi ảnh với chủ đề “Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân Việt Nam”.
  • Triển khai Dự án chăm sóc sức khoẻ phục hồi chức năng đối với nạn nhân chất độc hoá học
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Sáng 29/8, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai và tập huấn thực hiện Dự án chăm sóc sức khoẻ phục hồi chức năng đối với nạn nhân chất độc hoá học/dioxin giai đoạn 2018 - 2021.
  • Tháo gỡ điểm “nghẽn” trong tự chủ đại học
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Xuyên suốt các buổi hội thảo xoay quanh việc sửa đổi Luật Giáo dục đại học (GDĐH) hiện hành diễn ra gần đây, nhiều chuyên gia cho rằng, các giải pháp đổi mới GDĐH, trong đó, cốt lõi là vấn đề tự chủ ĐH phải phù hợp với điều kiện trong nước và có lộ trình nhưng không thể đi ngược với xu thế của thế giới.
  • Đổi mới và phát triển dạy nghề: Còn nhiều khó khăn, thách thức
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Theo đánh giá của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), sau 5 năm triển khai Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Dự án “Đổi mới và phát triển dạy nghề” giai đoạn 2011-2015, quy mô tuyển sinh, số lượng người được đào tạo nghề ngày càng tăng lên, từng bước đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo nghề vẫn còn những khó khăn, hạn chế.
  • Đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và ủy quyền giữa Chính phủ và chính quyền địa phương, xác định rõ chức năng nhiệm vụ của từng cấp chính quyền, tránh chồng chéo - đây là một trong những nội dung được đề cập tại Hội thảo Chính phủ và chính quyền địa phương được Bộ Nội vụ tổ chức sáng ngày 25/8.
Chung tay vượt khó, ngành giáo dục sẵn sàng cho năm học mới