Công tác phát hành, quản lý và sử dụng trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2010-2013:Kỳ I: Nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

(BKTO)- Theo đánh giá của KTNN,công tác phát hành, quản lý, sử dụng trái phiếu Chính phủ (TPCP) những năm qua đãthu được những thành tựu căn bản, quan trọng, góp phần tích cực thúc đẩy pháttriển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo,đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường an ninh, quốc phòng, đặc biệt là có tác dụngthiết thực đối với vùng sâu, vùng xa có nhiều khó khăn.




Theo đánh giá của KTNN, về cơ bản các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương đã chấp hành nghiêm túc việc quản lý và sử dụng nguồn vốn TPCP. Ảnh: T.S
Phát hành TPCP là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm huy động vốn cho đầu tư phát triển để đẩy nhanh việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an ninh, quốc phòng. Những năm qua, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về phát hành TPCP, dưới sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan Trung ương, trước hết là Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT, cùng các địa phương trong cả nước đã nỗ lực thực hiện, huy động được nguồn vốn TPCP đáng kể, bổ sung nguồn lực quan trọng để chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trong điều kiện NSNN còn khó khăn.

Theo Báo cáo kết quả kiểm toán năm 2012 về niên độ ngân sách năm 2011, KTNN đánh giá việc huy động vốn TPCP năm 2011 đảm bảo nguyên tắc sử dụng linh hoạt đáp ứng nhu cầu vốn theo tiến độ giải ngân của các dự án đầu tư và xác nhận, tổng số vốn TPCP theo kế hoạch thực hiện trong năm 2011 là 45.000 tỷ đồng; số giải ngân, thanh toán là 44.924 tỷ đồng (các bộ, ngành 16.932 tỷ đồng, các địa phương 27.992 tỷ đồng), đạt 99,8% kế hoạch. Năm 2011, các Bộ, ngành, địa phương đã ứng trước để chi đầu tư từ nguồn vốn TPCP 4.030 tỷ đồng (các Bộ, ngành 940 tỷ đồng, các địa phương 3.090 tỷ đồng).

Qua kết quả kiểm toán Chuyên đề quản lý và sử dụng vốn TPCP giai đoạn 2010-2012, KTNN nhận định: Chính phủ và Bộ KH&ĐT đã thực hiện giao vốn TPCP cho các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương cơ bản theo đúng quy định. Tuy nhiên, KTNN cũng chỉ ra rằng việc giao kế hoạch vốn năm 2012 theo 5 đợt (đợt cuối cùng tại Quyết định số 1745/QĐ-BKHĐT ngày 20/12/2012 vào cuối năm ngân sách) đã ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện các dự án. Kết quả kiểm toán Chuyên đề phát hành, quản lý và sử dụng vốn TPCP năm 2013 do KTNN thực hiện năm 2014 cũng đánh giá, về cơ bản các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương đã chấp hành nghiêm túc việc quản lý và sử dụng nguồn vốn TPCP.

Năm 2013, Chính phủ đã phân bổ 60.000 tỷ đồng vốn TPCP cho 441 công trình giao thông (32.165 tỷ đồng, chiếm 53,6%); 214 công trình thủy lợi (15.435 tỷ đồng, chiếm 25,7%); 235 công trình y tế (5.900 tỷ đồng, chiếm 9,8%); 38 công trình ký túc xá sinh viên (2.600 tỷ đồng, chiếm 4,3%); các công trình thuộc Dự án tái định cư thủy điện Sơn La (2.300 tỷ đồng, chiếm 3,8%) và cho lĩnh vực giáo dục 1.600 tỷ đồng, chiếm 2,7%).

Tuy nhiên, qua kết quả kiểm toán Chuyên đề phát hành, quản lý và sử dụng vốn TPCP năm 2013, KTNN đã chỉ ra 4/55 địa phương được kiểm toán đã thanh toán cho các dự án không có trong danh mục được sử dụng vốn TPCP theo quy định 151,7 tỷ đồng; 8/55 địa phương thanh toán cho phần vượt quy mô 907,2 tỷ đồng; 7/55 địa phương thanh toán cho nội dung theo quyết định đầu tư sử dụng nguồn vốn khác 107,16 tỷ đồng; 2/55 địa phương điều chỉnh và sử dụng vốn ứng trước từ dự án được ứng sang dự án không được ứng 24,1 tỷ đồng; 3/55 địa phương sử dụng vốn TPCP hoàn trả ngân sách địa phương đã sử dụng và quyết toán hàng năm 311,58 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, có 5/55 địa phương thanh toán vượt tổng mức vốn TPCP giai đoạn 2012-2015 hoặc vượt tỷ lệ vốn được Trung ương hỗ trợ 71,2 tỷ đồng; 6/55 địa phương thanh toán cho một số dự án không có trong danh mục Đề án Kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ giáo viên (Đề án 20) 116,2 tỷ đồng; 17/55 địa phương thanh toán cho dự án không đúng mục tiêu đầu tư của Đề án 20 là 187,4 tỷ đồng; 2/55 địa phương thanh toán cho phần tăng quy mô 98 tỷ đồng; 6/55 địa phương thanh toán cho các dự án khởi công mới 95,4 tỷ đồng. Đồng thời, KTNN phát hiện 10/55 địa phương mua sắm trang thiết bị trường học không phù hợp với quy định 7,5 tỷ đồng; 13/55 địa phương mua sắm trang thiết bị y tế cho một số dự án bệnh viện không phù hợp với quy định 120,8 tỷ đồng. Tình hình thanh toán sai khối lượng, đơn giá diễn ra tại hầu hết các dự án được kiểm toán chi tiết.

Với cuộc kiểm toán Chuyên đề quản lý và sử dụng vốn TPCP giai đoạn 2010-2012, kết quả kiểm toán cũng cho thấy một số địa phương đã sử dụng vốn ứng trước để thanh toán cho một số công trình ngoài danh mục công trình được ứng trước 111,3 tỷ đồng; điều chuyển vốn ứng trước giữa các công trình, lĩnh vực sai quy định 110,1 tỷ đồng; ứng vốn cho các dự án không thuộc diện phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai cấp bách theo Nghị quyết 11/NQ-CP; có địa phương ứng nhưng không giải ngân hoặc giải ngân thấp.

Báo cáo kiểm toán Chuyên đề quản lý và sử dụng vốn TPCP giai đoạn 2010-2012 nêu rõ: tính cho cả giai đoạn 2010-2012, số vốn ứng trước còn phải thu hồi đến 31/12/2012 là 25.767,9 tỷ đồng (các Bộ, cơ quan Trung ương 7.986,7 tỷ đồng, các địa phương 17.781,2 tỷ đồng). Trong đó, một số Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương có số vốn ứng trước phải thu hồi trên 1.000 tỷ đồng, như Bộ NN&PTNT 1.460 tỷ đồng, Bộ GTVT 6.247,7 tỷ đồng, tỉnh Phú Thọ 1.210,7 tỷ đồng, Nam Định 1.029,3 tỷ đồng, Ninh Bình 3.436,6 tỷ đồng, Thanh Hóa 1.198, tỷ đồng, Hậu Giang 1.020 tỷ đồng. Những sai phạm trên đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn TPCP từ năm 2010 đến năm 2013.
H.THOAN


Cùng chuyên mục
  • Điều hành kinh tế vĩ mô: Vẫn nên thận trọng dù triển vọng lạc quan
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Báo cáo Cậpnhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam do Ngân hàng Thế giới (WB) công bốngày 20/7 đã “tô đậm” thêm những điểm sáng trong bức tranh kinh tế đất nước nửađầu năm 2015. Theo các chuyên gia của WB, dù triển vọng trong trung hạn củaViệt Nam nhìn chung là tích cực nhưng nền kinh tế vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro,thách thức đòi hỏi Chính phủ cần phải chủ động, linh hoạt hơn nữa trong điềuhành.
  • Từ kết quả kiểm toán năm 2014: Nhìn lại hoạt động của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Năm 2014, KTNN đã kiểm toán Báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước năm 2013 của 249 DN thuộc 38 Tập đoàn, Tổng công ty (riêng 4 DN thuộc Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC còn mở rộng kiểm toán cả Báo cáo tài chính năm 2012).
  • Thị trường bất động sản: Chờ khởi sắc từ chính sách mới
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Luật Nhà ở vàLuật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) có hiệu lực từ 01/7/2015 đang được kỳvong thổi một làn gió mới vào thị trường bất động sản (BĐS). Dù vậy, vẫn cònnhiều ý kiến trái chiều về một số quy định mới cùng với việc chậm trễ ban hànhcác Nghị định, Thông tư hướng dẫn đã khiến “cú hích” từ chính sách phần nàochưa thực sự tác động mạnh đến thị trường.
  • Tiến tới thị trường phát điện cạnh tranh: Chặng đường còn dài
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Tại Hội thảo xây dựngthể chế thị trường năng lượng cạnh tranh ở Việt Nam, TS. Nguyễn Đình Cung - Việntrưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương khẳng định, tuy lộ trình xâydựng thị trường phát điện cạnh tranh đã kết thúc (năm 2014), nhưng Việt Nam vẫnchưa thực sự có được thị trường phát điện cạnh tranh. Chung nhận định này, nhiềuchuyên gia nhấn mạnh rằng sự thành công của cải cách phụ thuộc rất nhiều vào mứcđộ và tốc độ cải cách thể chế.
  • Cổ phần hóa DNNN: Phải quyết liệt hơn trong 6 tháng cuối năm
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2015 của Ban chỉ đạo đổi mới và pháttriển DN, khi đánh giá về tình hình cổ phần hóa (CPH), táicơ cấu DNNN 6 tháng đầu năm, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh - Trưởng Ban chỉđạo đổi mới và phát triển DN đã yêu cầuphải quyết liệt hơn trong công tác CPH DNNN bởi đến ngày 23/6 mới CPH được61/289 DN, đạt 21,1% kế hoạch năm.
Công tác phát hành, quản lý và sử dụng trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2010-2013:Kỳ I: Nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội