Điều hành kinh tế vĩ mô: Vẫn nên thận trọng dù triển vọng lạc quan

(BKTO)- Báo cáo Cậpnhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam do Ngân hàng Thế giới (WB) công bốngày 20/7 đã “tô đậm” thêm những điểm sáng trong bức tranh kinh tế đất nước nửađầu năm 2015. Theo các chuyên gia của WB, dù triển vọng trong trung hạn củaViệt Nam nhìn chung là tích cực nhưng nền kinh tế vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro,thách thức đòi hỏi Chính phủ cần phải chủ động, linh hoạt hơn nữa trong điềuhành.




Ngành công nghiệp chế biến - chế tạo đã đóng góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm nay. Ảnh: T.K
Những điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam

Theo báo cáo của WB, điểm sáng đầu tiên trong bức tranh kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2015 chính là mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Sau khi đạt mức tăng trưởng 6% trong năm 2014, kinh tế Việt Nam tiếp tục hồi phục với mức tăng GDP ước đạt 6,28% trong nửa đầu năm 2015. Đây là mức tăng trưởng 6 tháng đầu năm cao nhất của Việt Nam trong vòng 5 năm qua. Đòn bẩy chính cho sự tăng trưởng này là nhờ vào sức cầu trong nước. Cụ thể, tiêu dùng cuối cùng trong 6 tháng đầu năm 2015 tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, những hoạt động tích cực trong ngành công nghiệp chế biến - chế tạo và xây dựng cũng đã đóng góp gần một nửa vào tổng tăng trưởng GDP của 6 tháng đầu năm nay. Ngoài ra, những khởi sắc ở nhiều lĩnh vực khác như: tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, giải ngân nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), lãi suất giảm… cũng đã góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Một điểm sáng nữa được các chuyên gia nhấn mạnh là trong bối cảnh lạm phát thấp, Ngân hàng Nhà nước đã dần nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ các hoạt động kinh tế, đồng thời chủ động điều chỉnh tỉ giá 2 lần với mức lũy kế 2% để tăng cường ổn định thị trường ngoại hối và đảm bảo tính cạnh tranh của nền kinh tế, nhất là việc duy trì năng lực cạnh tranh xuất khẩu. Cùng với đó, cải cách ngân hàng đã có nhiều tiến triển, đặc biệt trong lĩnh vực mua bán và sáp nhập.

Nhận định về triển vọng trong trung hạn của Việt Nam, các chuyên gia WB dự báo: Kinh tế Việt Nam sẽ vẫn tăng trưởng ở mức trên dưới 6% nhờ cầu trong nước tiếp tục phục hồi, đầu tư và tiêu dùng cá nhân tiếp tục được cải thiện. Lạm phát sẽ giữ ở mức thấp. Lượng kiều hối ổn định sẽ giúp duy trì thặng dư tài khoản vãng lai mặc dù ở mức thấp hơn nhiều so với năm ngoái.

Ông Sebastian Eckardt - Chuyên gia kinh tế cao cấp của WB, nhận định: Kinh tế phục hồi và kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định sẽ tạo điều kiện duy trì một cách bền vững các xu hướng giảm nghèo của Việt Nam.

Chủ động đối phó với thách thức

Báo cáo của WB cũng cho rằng, bức tranh kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2015 đã được phác thảo bởi hai gam màu chủ đạo: “sáng” và “tối”. Bên cạnh những điểm sáng, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn những tồn tại và tiềm ẩn những rủi ro, thách thức.

Mối quan ngại trước hết đối với nền kinh tế Việt Nam chính là vấn đề cân đối ngân sách khi 5 tháng đầu năm 2015, tốc độ chi ngân sách cao hơn mức tăng thu dẫn tới bội chi ngân sách gần 75 nghìn tỷ dồng (tương đương 3,5 tỷ USD), bằng 1/3 chỉ tiêu của năm 2015 do Quốc hội phê chuẩn. Nợ công tăng nhanh trong những năm gần đây và chi phí trả nợ có thể là gánh nặng ngày càng tăng cho ngân sách. Mặt khác, đà xuất khẩu suy giảm và nhập khẩu tăng nhanh đã đẩy tài khoản vãng lai vào tình trạng thâm hụt trong quý I năm 2015. Thâm hụt thương mại ước tính hơn 3 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2015.

Tiến độ tái cơ cấu nền kinh tế chưa tương xứng với kỳ vọng, trong đó tốc độ tái cơ cấu DNNN dường như đang chậm lại. Đến hết quý I năm 2015 mới có 29 DNNN được cổ phần hóa, trong khi mục tiêu đặt ra là 289 DN. Thêm nữa, sự bất ổn của tình hình kinh tế toàn cầu cũng sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam. Trước thực trạng này, câu hỏi mà các chuyên gia của WB đặt ra là: Việt Nam cần phải làm gì để có thể chủ động đối phó với những rủi ro, thách thức?

Thách thức trước hết cần có giải pháp là vấn đề cân đối ngân sách. Theo bà Victoria Kwakwa - Giám đốc WB tại Việt Nam, câu chuyện về khủng hoảng nợ tại Hy Lạp có thể giúp Việt Nam tích lũy thêm những bài học kinh nghiệm trong điều hành kinh tế. Dù Việt Nam ở vị thế tốt hơn rất nhiều nhưng Chính phủ Việt Nam cũng cần phải theo sát tình hình ngân sách. Nếu vay nợ nhiều có thể sẽ gây khủng hoảng trong tương lai. Hiện các nguồn thu ngân sách vẫn chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số thu. Đây là vấn đề mà Việt Nam cần phải khắc phục trong thời gian tới.

Cùng với đảm bảo cân đối ngân sách, thách thức trong quản lý, điều hành vĩ mô đòi hỏi Chính phủ Việt Nam phải chuẩn bị những công cụ để ứng phó. Một trong những bộ công cụ được bà Victoria Kwakwa đề cập là sự cần thiết phải xây dựng được hệ thống đánh giá, xem xét một cách linh hoạt những khả năng diễn ra trong dài hạn đối với quản lý và điều hành tỉ giá.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, theo ông Sandeep Mahajan - Chuyên gia kinh tế trưởng của WB, tăng cường nền tảng của thị trường là vấn đề quan trọng. Việt Nam phải hướng tới đảm bảo quyền sở hữu, đảm bảo các thể chế kinh tế vĩ mô ổn định, bền vững hơn, đặc biệt là các vấn đề về tiếp cận nguồn vốn, đất đai của DN.

Trước đó, nhiều chuyên gia cũng dự báo: Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng nhưng nhiều rủi ro vĩ mô có thể đi cùng. Nguy cơ này có thể xuất hiện trong năm 2016 nếu Chính phủ không thận trọng trong điều hành.

NGỌC MAI
Cùng chuyên mục
  • Từ kết quả kiểm toán năm 2014: Nhìn lại hoạt động của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước
    9 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Năm 2014, KTNN đã kiểm toán Báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước năm 2013 của 249 DN thuộc 38 Tập đoàn, Tổng công ty (riêng 4 DN thuộc Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC còn mở rộng kiểm toán cả Báo cáo tài chính năm 2012).
  • Thị trường bất động sản: Chờ khởi sắc từ chính sách mới
    9 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Luật Nhà ở vàLuật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) có hiệu lực từ 01/7/2015 đang được kỳvong thổi một làn gió mới vào thị trường bất động sản (BĐS). Dù vậy, vẫn cònnhiều ý kiến trái chiều về một số quy định mới cùng với việc chậm trễ ban hànhcác Nghị định, Thông tư hướng dẫn đã khiến “cú hích” từ chính sách phần nàochưa thực sự tác động mạnh đến thị trường.
  • Tiến tới thị trường phát điện cạnh tranh: Chặng đường còn dài
    9 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Tại Hội thảo xây dựngthể chế thị trường năng lượng cạnh tranh ở Việt Nam, TS. Nguyễn Đình Cung - Việntrưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương khẳng định, tuy lộ trình xâydựng thị trường phát điện cạnh tranh đã kết thúc (năm 2014), nhưng Việt Nam vẫnchưa thực sự có được thị trường phát điện cạnh tranh. Chung nhận định này, nhiềuchuyên gia nhấn mạnh rằng sự thành công của cải cách phụ thuộc rất nhiều vào mứcđộ và tốc độ cải cách thể chế.
  • Cổ phần hóa DNNN: Phải quyết liệt hơn trong 6 tháng cuối năm
    9 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2015 của Ban chỉ đạo đổi mới và pháttriển DN, khi đánh giá về tình hình cổ phần hóa (CPH), táicơ cấu DNNN 6 tháng đầu năm, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh - Trưởng Ban chỉđạo đổi mới và phát triển DN đã yêu cầuphải quyết liệt hơn trong công tác CPH DNNN bởi đến ngày 23/6 mới CPH được61/289 DN, đạt 21,1% kế hoạch năm.
  • Bảo hộ chỉ dẫn địa lý: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt khi hội nhập
    9 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Việc cấp chứng nhận bảohộ tên gọi xuất xứ, còn gọi là chỉ dẫn địa lý (CDĐL) đối với các sản phẩm hànghóa tại Việt Nam hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội giúp hàng Việt vươn xa tới thịtrường ngoài nước, đồng thời giảm bớt những rủi ro trong quá trình cạnh tranh,hội nhập. Làm sao để phát triển việc xây dựng CDĐL, chất lượng sản phẩm được đảmbảo theo đăng ký đang là thách thức đặt ra với các cơ quan chức năng và cả cộngđồng.
Điều hành kinh tế vĩ mô: Vẫn nên thận trọng dù triển vọng lạc quan