Giảm gánh nặng chi tiêu y tế

(BKTO) - Việcđổi mới hệ thống y tế với hơn 80% dân số có thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) được cholà giải pháp quan trọng giúp chi tiêu y tế từ tiền túi người dân giảm đáng kể.Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn không ít người bệnh phải đối mặt với những chi phíkhổng lồ khi sử dụng dịch vụ y tế… Làm thế nào để giảm chi tiêu y tế từ tiềntúi người dân, đảm bảo sự công bằng, hiệu quả trong chi phí y tế đang là câu hỏiđặt ra đối với ngành chức năng.



Gánh nặng chi phí y tế

Theo số liệu thống kê y tế, tại Việt Nam, tính trung bình mỗi hộ gia đình tốn 16 USD/tháng cho chi phí y tế. Chi phí này mới chỉ là các khoản tiền mà họ phải trả vào thời điểm sử dụng dịch vụ y tế gồm: Tiền khám, tiền thuốc, tiền giường, tiền xét nghiệm (chưa bao gồm tiền đi lại, bồi dưỡng, mua BHYT và các khoản được BHYT chi trả). Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn nhìn nhận, mặc dù chi tiền túi hộ gia đình tại Việt Nam có xu hướng giảm, nhưng vẫn ở mức cao, dẫn đến nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội, gây ra tình trạng chi tiêu y tế thảm họa và nghèo đói cho các hộ gia đình..

Ngay đối với người bệnh có thẻ BHYT vẫn xảy ra tình trạng phải tự chi trả hoàn toàn khi sử dụng dịch vụ y tế. Kết quả nghiên cứu trường hợp của Trường Đại học Y tế công cộng về “Chi trả tiền túi đối với người có thẻ BHYT” tại Hải Dương và Hà Nội cho thấy, có 29% người bệnh tự chi trả hoàn toàn chi phí khám, chữa bệnh (KCB) mặc dù có thẻ BHYT; 24% tự chi trả cho các dịch vụ theo yêu cầu, ngoài phần BHYT đã chi trả; 7% chỉ trả thêm phần đồng chi trả với BHYT và mới có 40% được BHYT chi trả hoàn toàn khi đi KCB.

Mở rộng bao phủ BHYT là giải pháp tài chính để giảm chi tiêu y tế từ tiền túi người dân.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do một bộ phận người dân chưa tin tưởng vào chất lượng KCB BHYT tại tuyến cơ sở (23% số người được hỏi không sử dụng thẻ BHYT của mình; KCB vượt tuyến, trái tuyến còn khá phổ biến); do phạm vi thanh toán của BHYT bị giới hạn hoặc chỉ thanh toán một phần với một số kỹ thuật cao có chi phí lớn. Đặc biệt, người dân chưa hiểu biết đầy đủ về trách nhiệm và quyền lợi của mình khi đi KCB BHYT.

Giảm chi từ tiền túi bằng cách nào?

TS. Đào Lan Hương - Chuyên gia cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB) - nhận định, Việt Nam đang có nguy cơ hình thành hệ thống y tế có mức chi phí cao, với tỷ trọng chi tiêu y tế trên GDP thuộc hàng cao nhất khu vực Đông Nam Á. Nguyên nhân do chi tiêu cho y tế chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, hệ thống y tế Việt Nam cũng chịu sức ép từ những yếu tố bên ngoài như: Áp lực già hóa dân số, quá trình đô thị hóa khiến xuất hiện nhóm người nghèo thành thị…

Đại diện WB chỉ ra rằng, người Việt đang quá phụ thuộc vào KCB tại bệnh viện, nên đã tạo điều kiện để bệnh viện tăng sử dụng dịch vụ với chi phí cao. Trong khi đó, cơ chế thanh toán chưa đảm bảo chi tiêu trong khuôn khổ ngân sách; chưa giảm thiểu chi phí hay chuyển gửi bệnh nhân đến được đúng tuyến điều trị; vẫn tồn tại tình trạng sử dụng thuốc không cần thiết, bất hợp lý; giá thuốc có biến động lớn, giá đấu thầu cùng loại thuốc có khi chênh lệch nhau tới 5 lần giữa các bệnh viện.

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về giảm chi tiêu y tế từ tiền túi, TS. Đào Lan Hương nhấn mạnh, các hệ thống y tế dựa vào tài chính công là phổ biến chứ không phải chi tiêu từ tiền túi. Điển hình như Thái Lan, mở rộng bao phủ BHYT bằng tăng hỗ trợ từ NSNN, xây dựng gói quyền lợi chú trọng vào chăm sóc ban đầu và dự phòng. Để sử dụng nguồn quỹ hiệu quả, nước này đã ấn định mức ngân sách hằng năm cho BHYT và hạn chế mức trần chi trả. Nhật Bản - quốc gia đi trước Việt Nam trong đối phó thách thức già hóa dân số, đã xây dựng gói quyền lợi y tế với mức giá được điều chỉnh 2 năm/lần; mức đồng chi trả của bệnh nhân là 30%; người có BHYT được tự do đến các cơ sở y tế để KCB, nhưng phải trả chi phí cao hơn nếu đến những cơ sở không đăng ký trước. Hàn Quốc cũng chú trọng thực hiện BHYT toàn dân, xây dựng gói quyền lợi BHYT cơ bản và tăng cường những dịch vụ có thể thu phí cao hơn…

Để cắt giảm chi tiêu y tế từ tiền túi người dân, đại diện WB cho rằng, Việt Nam cần phải mở rộng bao phủ BHYT. Tuy nhiên, Chính phủ phải cân nhắc giải pháp và tốc độ bao phủ BHYT. Đặc biệt, cần giảm giá thuốc và mức độ sử dụng thuốc (đang chiếm chủ yếu trong cơ cấu chi phí hiện nay); tăng cường trách nhiệm giải trình của bên cung ứng dịch vụ để hạn chế thu lợi từ chi phí của người bệnh; đổi mới phương thức chi trả theo phí dịch vụ. Các chuyên gia cũng lưu ý, hầu hết thành quả y tế đạt được ở các quốc gia phát triển là do y tế công cộng và chăm sóc sức khỏe ban đầu mang lại, chứ không phải từ các can thiệp kỹ thuật cao tại bệnh viện.



Cùng chuyên mục
  • Bỏ điểm sàn trong tuyển sinh ĐH, CĐ: Đổi mới, nhưng cần thận trọng
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH,CĐ) năm 2017 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố có nhiều điểmmới, nhưng vẫn có quy định được cho là sẽ tác động xấu đến chủ trương phânluồng đào tạo, làm mất cân đối thị trường lao động. Báo Kiểm toán đã có cuộctrao đổi với GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa,Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội để làm rõ hơn về nhữngquy định của Dự thảo đang gặp phải nhiều ý kiến trái chiều này.
  • Tạo thuận lợi cho hoạt động kiểm toán nội bộ phát triển.
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Kiểmtoán nội bộ (KTNB) là một bộ phận đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điềuhành và quản trị DN. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, hoạt động KTNB tại các DN vẫncòn mờ nhạt; thậm chí vẫn thiếu nhiều điều kiện cần thiết để phát triển.
  • Kỷ niệm 70 năm ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 - 19/12/2016): Vang mãi bản anh hùng ca mùa đông.
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Trong không khí sôi động của cả nướcđang sống lại những ngày đông lịch sử năm 1946, ngày 18/12, tại Hà Nội, Lễ kỷniệm 70 năm ngày Toàn quốc kháng chiến đã diễn ra với sự hiện diện của nhiềulãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đại diệncác tầng lớp nhân dân. Buổi lễ là dịp gặp gỡ của đại diện hai thế hệ - cựu chiếnbinh và trí thức trẻ - đã gửi gắm một thông điệp: Người dân Việt Nam luôn giữ vữngtruyền thống “Uống nước, nhớ nguồn” và phát huy tinh thần yêu nước cao độ.
  • Cuộc sống luôn có điều kỳ diệu.
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - “Việc chưa được gặp con, nhìn thấy con kể từ khi lọt lòng là niềm daydứt lớn nhất của tôi trong suốt gần 40 năm qua. Tôi đã tìm kiếm nhiều nơi, quarất nhiều người nhưng không có kết quả. Mãi gần đây, tôi bất ngờ nhận được tincủa Mario. Tôi đã chờ đợi rất lâu cho buổi gặp gỡ hôm nay. Không ngờ điều kỳdiệu lại xảy đến với cuộc sống của tôi như vậy”. Đó là chia sẻ của ông Bùi VănHòa (Diễn Châu, Nghệ An) khi nói về người con trai Mario Vasco, quốc tịch Slovakia đãkhông có tin tức trong trong gần 40 năm qua.
  • Thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, đầu tư của DN vào lĩnh vựcnông nghiệp, nông thôn trong những năm qua đã có những khởi sắc nhất định, tuynhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Để trực tiếp lắng nghe phản ánh củaDN về những khó khăn gặp phải khi đầu tư vào lĩnh vực này, vừa qua, Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp cùng Phòng Thương mại vàCông nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Diễn đàn “Đối thoại với DN đầu tư vào nôngnghiệp, nông thôn”.
Giảm gánh nặng chi tiêu y tế