Đánh thức tiềm năng du lịch nông nghiệp, nông thôn

(BKTO) - Mô hình kinh tế trang trại, hợp tác xã (HTX) nông nghiệp gắn với hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn ngày càng có tiềm năng lớn, phù hợp với định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, các hoạt động du lịch nông nghiệp vẫn mang tính tự phát, chưa hấp dẫn du khách. Bởi vậy, để phát huy được tiềm năng, lợi thế này, cần có những giải pháp phù hợp hơn.




Nhiều địa phương đã phát triển hiệu quả mô hình du lịch nông thôn. Ảnh minh họa

Nhiều địa phương phát triểnhiệu quả mô hình du lịchnông thôn

Theo thống kê, toàn quốc hiện có gần 34.400 trang trại nông nghiệp. Trong đó, vùng Đồng bằng sông Hồng có số lượng nhiều nhất cả nước với hơn 8.000 trang trại; tiếp đến là vùng Đông Nam Bộ, vùng Trung du miền núi phía Bắc… Nhận thấy tiềm năng phát triển, thời gian qua, một số địa phương đã tổ chức xây dựng các chương trình du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn trang trại với các hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống của địa phương. Trong đó, tỉnh Ninh Thuận xây dựng chương trình tham quan, nghỉ dưỡng tại các vườn nho, vườn táo, trang trại nuôi dê, nuôi cừu; các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long xây dựng chương trình khai thác các yếu tố gắn với văn hóa, sinh thái sông nước như: chợ nổi ở Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang; đàn ca tài tử ở Bạc Liêu…

Hiện có hai loại hình trang trại, HTX nông nghiệp gắn với hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn: Một là các trang trại nông nghiệp kết hợp du lịch, các HTX nông nghiệp có tổ chức hoạt động du lịch; hai là HTX sản xuất các sản phẩm phục vụ du lịch và HTX phát triển du lịch cộng đồng, kết hợp nghỉ dưỡng (homestay). Việc phát triển các loại hình này đã thúc đẩy nông nghiệp sạch phát triển; đồng thời thu hút và tạo công ăn việc làm tại chỗ cho lao động địa phương; giúp xóa đói giảm nghèo, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cải thiện môi trường sinh thái, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Trên thực thế, nhiều địa phương đã phát triển mô hình du lịch nông thôn có hiệu quả. Đơn cử, tỉnh Hòa Bình đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ thu hút đầu tư được 290 cơ sở homestay, trong đó có 20 cơ sở homestay có sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) từ 2 - 3 sao. Để làm được điều đó, đại diện Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) Hòa Bình cho biết, đơn vị này sẽ xây dựng mô hình quản lý phù hợp; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc của địa phương; phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững; khuyến khích đầu tư vào du lịch nông nghiệp, chú trọng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao…

Cần có chính sách quản lýphù hợp

Theo đánh giá của các chuyên gia, mặc dù thời gian qua, du lịch nông nghiệp, nông thôn đã đạt được kết quả rất đáng khích lệ, tuy nhiên, hoạt động này ở các trang trại, HTX chủ yếu vẫn mang tính tự phát, còn nhỏ lẻ và chưa được đầu tư đúng mức. Mặt khác, lao động làm việc trong các trang trại, HTX nông nghiệp không được đào tạo, thiếu kiến thức và kỹ năng du lịch nông nghiệp. Hơn nữa, công tác quản lý nhà nước về trang trại, HTX gắn với du lịch nông nghiệp chưa được hoàn thiện… nên chưa hấp dẫn được khách du lịch.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Ngô Hoài Chung, việc định hướng phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn với các sản phẩm du lịch cộng đồng, các trang trại nghỉ dưỡng nông thôn chất lượng cao… sẽ đem lại lợi ích đồng thời cho cả du lịch và nông nghiệp, góp phần phát triển nông thôn mới bền vững. Vì vậy, các địa phương cần phải quy hoạch khu vực nông thôn đủ điều kiện phát triển du lịch; nghiên cứu, hoàn thiện hành lang pháp lý, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn tại các trang trại, HTX nông nghiệp; nâng cao nhận thức về phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá…

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Trần Thanh Nam cho rằng, để kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa du lịch nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, cần sớm ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực du lịch, trong đó chú trọng vào các hoạt động du lịch nông nghiệp; xác định hướng đi chủ đạo là phát triển du lịch nông nghiệp trên nền tảng nông nghiệp sạch, hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Đặc biệt, phải xác định rõ phát triển du lịch nông nghiệp không chỉ vì lợi ích kinh tế mà còn là lòng tự hào với quê hương, xứ sở. Vì vậy, rất cần sự liên kết, phối hợp giữa các cơ quan hoạch định chính sách, đơn vị lữ hành, DN để loại hình du lịch này ngày càng phát triển mạnh mẽ, hiệu quả hơn.

Ở góc độ Bộ quản lý chuyên ngành, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thuỷ khẳng định, để phát triển hài hòa, bền vững về du lịch nông nghiệp, rất cần có sự ưu tiên nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá phát triển du lịch và các sản phẩm du lịch. Đồng thời, cần có sự tăng cường phối hợp liên ngành, trong đó nòng cốt là hai Bộ: VH-TT&DL, NN&PTNT, từ đó nâng cao vai trò chủ động của địa phương cũng như sự vào cuộc chất lượng, hiệu quả của các DN du lịch.

LÊ HÒA
Cùng chuyên mục
  • Vinamilk và Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam:  11 năm đồng hành, tiếp bước đến trường cho trẻ em khó khăn của tỉnh Hà Giang
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Tại Hà Giang, vùng đất địa đầu Tổ quốc, nơi điều kiện kinh tế khó khăn nên còn rất nhiều trẻ em chưa được chăm lo đầy đủ, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã nỗ lực trong 11 năm qua để có thêm nhiều trẻ em được đến trường với niềm vui uống sữa.
  • Đại dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi giá trị nông sản Việt
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Dịch Covid-19 khiến các sản phẩm nông sản trong nước và xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi sự đứt gãy chuỗi giá trị. Trong đó, hộ nông dân là đối tượng chịu tổn thương lớn nhất, tiếp theo là cơ sở sản xuất nhỏ lẻ và ngay cả các DN xuất khẩu cũng không ngoại lệ.
  • Công khai, minh bạch mọi dịch vụ  công của ngành y tế
    3 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Thời gian qua, mặc dù phải dồn lực phòng, chống dịch Covid-19 nhưng Bộ Y tế vẫn quyết tâm đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số… trong ngành và bước đầu đã có những kết quả tích cực. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, mọi dịch vụ công của ngành y tế đều phải được công khai; người dân có quyền được biết và kiểm soát những dịch vụ ngành y tế cung cấp.
  • Duy trì tăng trưởng kinh tế dương trong  bối cảnh đại dịch Covid-19
    3 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Năm 2020 được đánh giá là một năm đầy giông bão do đại dịch Covid-19 gây ra. Nền kinh tế thế giới và trong nước bị ảnh hưởng rất nặng nề, các tổ chức quốc tế có uy tín đều đồng loạt hạ mức tăng trưởng dự báo và bức tranh kinh tế thế giới ngày càng trở nên bi quan hơn. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, Việt Nam vẫn duy trì được tăng trưởng kinh tế dương. Đây là một kỳ tích. Hơn nữa, chúng ta đã thành công trong mục tiêu kép vừa đẩy lùi dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế.
  • Quảng Ninh xác định phát triển đô thị là nhiệm vụ đột phá
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Đến năm 2045, Quảng Ninh đặt mục tiêu trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, vùng đô thị lớn mang tầm khu vực và quốc tế, một trong những đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia.
Đánh thức tiềm năng du lịch nông nghiệp, nông thôn