Đánh thuế sở hữu nhà thứ hai: Nhiều ý kiến trái chiều

(BKTO) - Mới đây, Bộ Tài chính đã đề xuất đánh thuế căn nhà thứ hai trở lên để bình ổn thị trường bất động sản (BĐS), chống đầu cơ và sử dụng đất đai lãng phí. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, việc đánh thuế này sẽ tác động xấu tới thị trường BĐS.



Cần thiết nhưng phải có lộ trình

Thị trường BĐS Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng, chiếm 20% tổng mức đầu tư toàn xã hội. Vài năm trở lại đây, thị trường BĐS khởi sắc đã thay đổi bộ mặt đô thị, đáp ứng các phân khúc đối tượng khác nhau trong xã hội. Nhằm mục đích bình ổn thị trường BĐS, chống đầu cơ và sử dụng đất đai lãng phí, mới đây, Bộ Tài chính cho biết sẽ nghiên cứu, xây dựng Luật Thuế tài sản, trong đó đề xuất về việc đánh thuế căn nhà thứ hai trở lên.

Lý giải về thông tin này, ông Nguyễn Văn Phụng - Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) - cho biết: Gần đây, nhiều ý kiến cho rằng, Nhà nước nên đánh thuế nhà ở thứ hai, thứ ba nhưng cần phải có lộ trình theo hướng khi nào đánh, đánh bao nhiêu và liệu có quản lý được không? Bộ Tài chính đã lập ra nhóm chuyên gia để thực hiện vấn đề này. Về lâu dài, Việt Nam cần có một đạo luật quy định về đánh thuế căn nhà thứ hai, bởi đây là tài sản hiện hữu tại địa phương.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Vũ Văn Phấn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) - cho rằng, việc thi hành sắc thuế và chống đầu cơ là cần thiết. Bởi, liên quan đến BĐS là nhà đất của hộ gia đình cá nhân, hiện Nhà nước mới đánh thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chứ chưa đánh thuế nhà. Ngoài ra, tại một số quốc gia, thuế BĐS là một nguồn thu ngân sách và với mức cao hơn Việt Nam nhiều lần, ví dụ như Hàn Quốc áp mức thuế BĐS gấp 3 lần Việt Nam.

Tiêu cực nhiều hơn tích cực

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nhiều ý kiến lại cho rằng: việc áp thuế nhà thứ hai trở lên sẽ gây bất công giữa người sở hữu ít nhà nhưng có diện tích lớn với người có nhiều nhà nhưng có diện tích nhỏ hẹp, làm giá nhà đất tiếp tục tăng cao… Chưa kể, việc áp dụng sắc thuế này sẽ khiến thị trường BĐS vừa khởi sắc sẽ trở nên trầm lắng.

Cho rằng đây là thời điểm chưa hợp lý để đánh thuế, ông Matthew Powell - Giám đốc Savills Hà Nội - khuyến cáo: Việt Nam cần phải cẩn trọng khi đánh thuế với BĐS thứ hai bởi mục đích đánh thuế BĐS thứ hai là khi cung và cầu chưa gặp nhau, thị trường phát triển quá nóng, cần áp dụng chính sách thuế để cân bằng. Tại Việt Nam, thị trường BĐS đang phát triển lành mạnh. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc giao dịch vẫn ở mức ổn định, chưa phải tăng trưởng quá mạnh. Áp dụng đánh thuế BĐS thứ hai sẽ làm giảm cầu, giảm sức mua của nhà đầu tư với thị trường.

Tương tự, ông Nguyễn Mạnh Hà - Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam - cho rằng, những sắc thuế và phí đưa ra trong thời điểm này đều phải rất thận trọng. Việc đánh thuế cao sẽ làm giảm nguồn cung. Nếu Nhà nước đánh thuế nhà ở thứ hai thì thị trường nhà cho thuê sẽ bị ảnh hưởng. Ở các nước châu Âu, thị trường nhà ở cho thuê chiếm tới 70%; ở Việt Nam, tỷ lệ này chỉ có 10%. Hơn nữa, nếu đánh thuế nhà ở thứ hai để tránh đầu cơ thì điều này lại chưa phù hợp.

Còn theo GS. TSKH Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - việc đánh thuế vào nhà ở thứ hai là không hợp lý bởi trong thị trường BĐS, phần kinh doanh chiếm tỷ trọng rất cao. Nếu phần kinh doanh không có thì lập tức phân khúc nhà ở cho thuê sẽ bị giảm. Đánh thuế vào nhà ở thứ hai là đánh vào phân khúc nhà cho thuê. Điều này đi ngược với chủ trương của Nhà nước là bán nhà chung cư với hình thức thuê, mua. Thêm nữa, nếu đánh thuế nhà ở thì nên đánh vào giá trị đất, nếu đánh vào giá trị nhà thì nhà đẹp sẽ không còn nữa bởi chả ai dại gì đầu tư “xịn” để chịu thuế cao hơn.

Dự báo về những tác động đến thị trường nếu áp dụng đánh thuế nhà ở thứ hai, ông Võ cho rằng, nếu sắc thuế này được áp dụng và có biện pháp bảo đảm tính khả thi thì chúng ta sẽ ngăn ngừa được tình trạng đầu cơ nhà ở và tích trữ tiền tiết kiệm vào nhà ở; đồng thời mở rộng và tạo cơ hội bình đẳng hơn về quyền tiếp cận nhà ở.

Tuy nhiên, tác động tiêu cực có vẻ sẽ nhiều hơn tích cực. Cụ thể, việc áp dụng đánh thuế nhà ở thứ hai sẽ làm hạn chế giao dịch trong phân khúc BĐS nhà ở thương mại, chỉ còn giao dịch để ở và ít giao dịch để kinh doanh; hạn chế nguồn cung cho phân khúc BĐS nhà ở cho thuê, làm giảm đầu tư vào các dự án phát triển nhà ở do cầu kinh doanh bị giảm sút - ông Võ nhận định.

HOÀNG LONG
Theo Tuần Báo ra ngày 14-9-2017
Cùng chuyên mục
  • Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ nhiều bất cập trong xử lý nợ xấu, sở hữu chéo
    7 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Chiều 18/9, tại HàNội, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán đã phối hợp với KTNNchuyên ngành VII tổ chức Tọa đàm Nợ xấu và sở hữu chéo tại các tổ chức tín dụng(TCTD) trong giai đoạn hiện nay và vai trò của KTNN.
  • Cần cân nhắc để đạt lợi ích tổng thể tốt nhất
    7 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung 5 luật về thuế. Theo lộ trình cải cách thuế, cơ cấu lại nguồn thu cho phù hợp với tiến trình hội nhập, cắt giảm thuế quan, thì việc điều chỉnh tăng giảm một số sắc thuế, trong đó có tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) là việc phải làm để đảm bảo sự ổn định của ngân sách của nhà nước và phù hợp với hoạt động thực tiễn của các doanh nghiệp.
  • Công tác thanh tra, giám sát ngân hàng:  Lượng chưa gắn liền với chất
    7 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Kết luận về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong công tác thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) do Thanh tra Chính phủ công bố mới đây và ngay sau đó là việc NHNN thẳng thắn thừa nhận những khuyết điểm cho thấy, công tác thanh, kiểm tra, giám sát các tổ chức tín dụng (TCTD) còn nhiều bất cập.
  • Thêm biện pháp kiểm soát  sở hữu chéo ngân hàng
    7 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Mạng nhện sở hữu chéo đã từng bước được tháo gỡ trong giai đoạn cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) 2011-2015. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều ngân hàng vẫn còn tỷ lệ sở hữu cổ phần tại các TCTD khác vượt mức cho phép. Bởi vậy, kiểm soát sở hữu chéo vẫn là vấn đề mà cơ quan quản lý nhà nước đặt ra khi các ngân hàng bước vào giai đoạn II của quá trình tái cơ cấu.
  • Hàng loạt doanh nghiệp  sẽ được giảm thuế
    7 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Bộ Tài chính đang chủ trì việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật: Thuế Giá trị gia tăng, Thuế Tiêu thụ đặc biệt, Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN), Thuế Thu nhập cá nhân và Thuế Tài nguyên. Trong 5 luật thuế dự kiến được sửa đổi đồng bộ tới đây, những nội dung sửa đổi tại Luật Thuế TNDN có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hỗ trợ, định hướng DN nhỏ và vừa (DNNVV) phát triển ổn định hơn, giảm rủi ro tài chính…
Đánh thuế sở hữu nhà thứ hai: Nhiều ý kiến trái chiều