Dấu ấn đậm nét của xuất khẩu dệt may trên thương trường quốc tế

(BKTO)- Vượt qua một năm đầy khó khăn, thách thức, xuất khẩu dệt may của Việt Nam tuy không đạtmục tiêu đề ra nhưng đã để lại những dấu ấn đậm nét trên thương trường quốc tế.Chính vì thế, một số quốc gia xuất khẩu dệt may đã coi Việt Nam như một đốithủ “đáng gờm”…



Dấu ấn xuất khẩu dệt may năm 2016

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may năm 2016 ước đạt 28,3 tỷ USD, chỉ tăng 5,7% so với năm 2015. Một trong những nguyên nhân khiến cho tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam không đạt mục tiêu đề ra là do tình hình dệt may thế giới không khả quan.

Các quốc gia nhập khẩu dệt may chính là Mỹ, EU, Nhật Bản đều có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa dệt may rất thấp hoặc suy giảm. Cụ thể, nhập khẩu dệt may của thị trường Mỹ năm 2016 giảm 4,84% so với năm 2015; của Nhật Bản giảm 1,7%; của Hàn Quốc giảm 4,03%.

Tuy nhiên, dấu ấn xuất khẩu dệt may Việt Nam để lại trên bản đồ dệt may thế giới năm qua rất đậm nét. Bởi trong khi phần lớn các thị trường nhập khẩu dệt may chủ lực của thế giới giảm kim ngạch nhập khẩu thì dệt may Việt Nam lại thành công tại các thị trường này. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đi Mỹ đạt 11,8 tỷ USD, tăng 5,8%; đi EU đạt 3,7 tỷ USD, tăng 6,3%; đi Nhật Bản đạt 3,1 tỷ USD, tăng 5,4%; đi Hàn Quốc đạt 2,6 tỷ USD, tăng 5,1%.

Cuộc chơi lớn của DN dệt may Việt Nam trong năm 2017 làHiệp định EVFTA.Ảnh: TK
Bình luận về kết quả này, ông Lê Tiến Trường - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam - nhấn mạnh, mặc dù kim ngạch xuất khẩu dệt may chỉ tăng trưởng 1 con số, nhưng xét trong tổng thể kinh tế toàn cầu cũng như các biến động kinh tế, chính trị lớn tại các thị trường chính thì đây là một nỗ lực đáng ghi nhận.

Hơn nữa, nếu so sánh tương quan với các đối thủ cạnh tranh chính của dệt may Việt Nam như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may của Việt Nam với mức tăng trưởng 5,7% là cao nhất trong nhóm. Số liệu thống kê cho thấy, trong năm 2016, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Trung Quốc ước đạt 262 tỷ USD, giảm 4,2%; Ấn Độ giảm 4,7%; Bangladesh tăng 4,9%; Indonesia giảm 5,3%... Trong Top 7 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới thì có 3 nước tăng trưởng xuất khẩu tăng (trong đó có Việt Nam).

DN đặt nhiều kỳ vọng vào Hiệp định EVFTA

Khi soi chiếu kết quả của Việt Nam vào bối cảnh chung của các quốc gia xuất khẩu dệt may trên thế giới càng thấy rõ những nỗ lực đáng ghi nhận của ngành. Đáng chú ý hơn, trong năm qua, các quốc gia cạnh tranh xuất khẩu dệt may với Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ DN dệt may, bao gồm giảm Thuế Thu nhập DN, Thuế Nhập khẩu nguyên phụ liệu, đặc biệt là chính sách phá giá đồng nội tệ của Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia nhằm thu hút đơn hàng, khách hàng, gây khó khăn cho DN dệt may Việt Nam.

Trong khi đó, DN dệt may Việt Nam phải chịu nhiều sức ép do đồng nội tệ giữ giá nhất so với các quốc gia xuất khẩu dệt may khác, chính vì thế, giá hàng hóa sản xuất tại Việt Nam phải chịu chi phí cao hơn.

Tuy vậy, ngành dệt may vẫn đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 30 tỷ USD năm 2017, tương đương tốc độ tăng trưởng gần 10%. Là một đầu mối chủ lực của ngành dệt may Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam đặt mục tiêu năm 2017 tăng trưởng xuất khẩu 11% so với năm 2016. Lãnh đạo Tập đoàn cho biết, tính đến thời điểm này, các đơn vị trực thuộc của Tập đoàn đã đủ đơn hàng sản xuất đến hết quý I/2017.

Định hướng của các DN trong năm nay là tập trung khai thác hiệu suất trang thiết bị đã đầu tư, tuyển thêm lao động, tiếp tục gia tăng năng suất, tăng cường tự động hóa trong đóng gói sản phẩm… với mục tiêu tiết giảm chi phí lao động trên một đơn vị sản phẩm.

Về thị trường xuất khẩu, nhìn ở thời điểm này ngành dệt may vẫn chưa thấy rõ những yếu tố hứa hẹn triển vọng tăng trưởng sáng lạn dù nhập khẩu dệt may của thị trường Mỹ đang có xu hướng tốt hơn, nhưng thị trường Nhật Bản và EU vẫn chưa có dấu hiệu tăng trưởng. Trong khi đó, những kỳ vọng đang được các DN trong ngành dệt may đặt vào Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) với mong muốn những cam kết đầu tiên sẽ có hiệu lực từ nửa cuối năm 2017 nhằm tạo động lực mới cho tăng trưởng xuất khẩu.
H.THOAN
Cùng chuyên mục
  • Tiếp tục mở rộng, phát triển thị trường xuất khẩu lao động
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO)- Với những con số ấn tượng, xuất khẩu lao động (XKLĐ)là 1 trong 10 hoạt động nổi bật của ngành Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH)trong năm 2016. Kết quả này là cơ sở để ngành LĐ-TB&XH tiếp tục mở rộng,phát triển những thị trường giàu tiềm năng.
  • Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Trong bối cảnhđất nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức, nhưng vượt lên những khó khăn,năm 2016 đã ghi nhận nhiều đóng góp quantrọng của ngành tài nguyên - môi trường (TNMT) cho sự phát triển chung của đấtnước.
  • Quyết tâm cải thiện môi trường kinh doanh
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Một bài học kinh nghiệm sâu sắc sau 3 năm triển khai Nghị quyết 19 củaChính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốcgia, đó là ở các ngành, địa phương mà Bộ trưởng, Chủ tịch UBND sát sao chỉ đạo,đôn đốc, giám sát thực thi thì những ngành, địa phương đó thực hiện tốt các giảipháp và đạt được kết quả như Nghị quyết đề ra, và ngược lại nơi nào người đứngđầu không sát sao thì việc triển khai không đạt yêu cầu và không có chuyển biếnđáng kể trong việc thực hiện các mục tiêu.
  • FDI tiếp tục là động lực cho tăng trưởng kinh tế
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Với mức giải ngân đạt cao nhất từ trước đến nay, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được coi là điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2016. Trên đà tăng trưởng này, nhiều chuyên gia tiếp tục lạc quan về triển vọng thu hút FDI của Việt Nam năm 2017.
  • Thái Nguyên: Điểm sáng trong cải cách hành chính
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Được xác định là một trong những khâu đột phá, công tác cải cách hànhchính (CCHC) ở Thái Nguyên đã tập trung đầu tư hiện đại hoá bộ phận tiếpnhận và trả kết quả cấp huyện, đơn giảnhóa các thủ tục theo hướng tinh gọn, giúp giảm chi phí, thời gian cho các cánhân, tổ chức thông qua thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Những nỗlực đó đã đưa Thái Nguyên trở thành một trong những điểm sáng của cả nước, vớicác chỉ số CCHC được cải thiện tích cực.
Dấu ấn đậm nét của xuất khẩu dệt may trên thương trường quốc tế