Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

(BKTO) - Trong bối cảnhđất nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức, nhưng vượt lên những khó khăn,năm 2016 đã ghi nhận nhiều đóng góp quantrọng của ngành tài nguyên - môi trường (TNMT) cho sự phát triển chung của đấtnước.



Đạt nhiều kết quả quan trọng

Theo Bộ trưởng Bộ TNMT - Trần Hồng Hà thì năm 2016 ngành TNMT đã phải đối mặt với nhiều thách thức: Tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là giá dầu thô giảm mạnh, ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách. Biến đổi khí hậu (BĐKH) diễn ra nhanh hơn dự báo kéo theo nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan. Đặc biệt, đã xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trong bối cảnh đó, ngành TNMT đã nghiêm túc quán triệt nghị quyết, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; nỗ lực, sáng tạo vượt qua các khó khăn, thách thức, hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng trên tất cả các mặt công tác, các lĩnh vực được phân công. Cụ thể: Thể chế, chính sách, pháp luật về tài nguyên, môi trường tiếp tục được hoàn thiện; công tác thanh tra, kiểm tra được đổi mới có trọng tâm, trọng điểm gắn với những vấn đề bức xúc từ thực tiễn.Tài nguyên nước, đất đai, khoáng sản ngày càng được quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả, đóng góp đáng kể vào thu ngân sách của Nhà nước.

Cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Ảnh: TK

Trong năm 2016, thu từ khoáng sản đạt trên 5.500 tỷ đồng; thu từ đất đai đạt trên 68.000 tỷ đồng. Công tác điều tra cơ bản, đánh giá tiềm năng, trữ lượng tài nguyên có nhiều tiến bộ; khai thác sử dụng phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Đặc biệt, toàn ngành TNMT đã tiến hành 1.816 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 6.411 tổ chức, cá nhân trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước; xử phạt vi phạm hành chính 60,86 tỷ đồng, thu hồi 5.348,56 ha đất và 58,71 tỷ đồng.

Đánh giá về những đóng góp của ngành TNMT trong năm 2016, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhận định: Năm 2016, ngành TNMT đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Đặc biệt, ngành TNMT đã có nhiều nỗ lực trong việc phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các nhà khoa học trong nước và quốc tế để tìm ra nguyên nhân và buộc thủ phạm phải bồi thường trong sự cố môi trường tại 04 tỉnh miền Trung. Quản lý tài nguyên nước, đất đai, khoáng sản, biển và hải đảo ngày càng chặt chẽ hơn, phát huy được hiệu quả, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hợp tác quốc tế được đẩy mạnh, đặc biệt là trong bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH...

Tăng cường thanh, kiểm tra trong lĩnh vực TNMT

Cùng với kết quả đã đạt được, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng thẳng thắn nhìn nhận vẫn còn nhiều tồn tại, thách thức đặt ra trong công tác quản lý TNMT, trong đó nổi lên năm vấn đề: Việc sử dụng các nguồn tài nguyên chưa hiệu quả, còn tình trạng lãng phí, nhất là trong quản lý đất đai, khoáng sản, tài nguyên nước. Suy thoái tài nguyên, nhất là đất đai, nước, tài nguyên biển đang diễn ra nhanh dưới tác động của BĐKH và hoạt động sản xuất, sinh hoạt thiếu bền vững. Ô nhiễm môi trường còn nhiều phức tạp có chiều hướng gia tăng. BĐKH diễn ra nhanh hơn so với dự báo, các hiện tượng thiên tai cực đoan có xu hướng ngày càng phức tạp, khó lường. Khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực TNMT nhất là trong lĩnh vực đất đai còn phức tạp.

Đề cập về những nhiệm vụ trọng tâm của ngành TNMT trong thời gian tới Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng:Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII tiếp tục khẳng định đưa Việt Nam sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đồng thời cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Từ đó đòi hỏi phải tái cấu trúc lại nền kinh tế gắn với lựa chọn mô hình tăng trưởng hợp lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là các nguồn lực tài nguyên, đất đai, gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu, phải kiên quyết không cho đầu tư xây dựng các dự án không bảo đảm các yêu cầu xử lý chất thải. Các dự án đầu tư xây dựng xong chỉ được đưa vào vận hành khi kiểm tra hệ thống xử lý chất thải bảo đảm các yêu cầu bảo vệ môi trường. Đối với dự án của Formosa, yêu cầu Bộ TNMT phải kiểm soát chặt chẽ việc đầu tư công nghệ sản xuất, công nghệ giám sát môi trường và công tác quản lý môi trường bảo đảm đủ điều kiện mới cho vận hành theo thiết kế. Đồng thời đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra về công tác sử dụng đất đai, tài nguyên, xử lý nghiêm mọi vi phạm pháp luật, gây thất thoát, lãng phí.
HOÀNG LONG
Cùng chuyên mục
  • Quyết tâm cải thiện môi trường kinh doanh
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Một bài học kinh nghiệm sâu sắc sau 3 năm triển khai Nghị quyết 19 củaChính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốcgia, đó là ở các ngành, địa phương mà Bộ trưởng, Chủ tịch UBND sát sao chỉ đạo,đôn đốc, giám sát thực thi thì những ngành, địa phương đó thực hiện tốt các giảipháp và đạt được kết quả như Nghị quyết đề ra, và ngược lại nơi nào người đứngđầu không sát sao thì việc triển khai không đạt yêu cầu và không có chuyển biếnđáng kể trong việc thực hiện các mục tiêu.
  • FDI tiếp tục là động lực cho tăng trưởng kinh tế
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Với mức giải ngân đạt cao nhất từ trước đến nay, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được coi là điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2016. Trên đà tăng trưởng này, nhiều chuyên gia tiếp tục lạc quan về triển vọng thu hút FDI của Việt Nam năm 2017.
  • Thái Nguyên: Điểm sáng trong cải cách hành chính
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Được xác định là một trong những khâu đột phá, công tác cải cách hànhchính (CCHC) ở Thái Nguyên đã tập trung đầu tư hiện đại hoá bộ phận tiếpnhận và trả kết quả cấp huyện, đơn giảnhóa các thủ tục theo hướng tinh gọn, giúp giảm chi phí, thời gian cho các cánhân, tổ chức thông qua thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Những nỗlực đó đã đưa Thái Nguyên trở thành một trong những điểm sáng của cả nước, vớicác chỉ số CCHC được cải thiện tích cực.
  • Hướng tới nền công nghiệp nông nghiệp vững mạnh
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - “Phải có khát vọng xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, đa chức năng,có khả năng cạnh tranh quốc tế… Nỗ lực phấn đấu vươn lên, từng bước đưa ViệtNam trở thành trung tâm cung ứng sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, có vị thếquan trọng trong mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu” - đây là những phátbiểu cho thấy quyết tâm mạnh mẽ về yêu cầu phải xây dựng thành công nền côngnghiệp nông nghiệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị “Xây dựng nền côngnghiệp nông nghiệp Việt Nam” do Câu lạc bộ Nông nghiệp công nghệ cao (DAA) tổchức mới đây.
  • Áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Chuẩn mực báo cáo tài chính quốctế (IFRS) là điều kiện để đảm bảo các DN và tổ chức trên toàn thế giới áp dụngcác nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong công tác lập Báo cáo tài chính(BCTC). Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ, việc áp dụng IFRS mang lại cho nềnkinh tế Việt Namnói chung và các DN nói riêng nhiều cơ hội và lợi ích. Tuy nhiên, quá trình đưaIFRS vào thực tiễn cũng đặt ra cho Việt Nam không ít thách thức.
Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường