Quyết tâm cải thiện môi trường kinh doanh

(BKTO) - Một bài học kinh nghiệm sâu sắc sau 3 năm triển khai Nghị quyết 19 củaChính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốcgia, đó là ở các ngành, địa phương mà Bộ trưởng, Chủ tịch UBND sát sao chỉ đạo,đôn đốc, giám sát thực thi thì những ngành, địa phương đó thực hiện tốt các giảipháp và đạt được kết quả như Nghị quyết đề ra, và ngược lại nơi nào người đứngđầu không sát sao thì việc triển khai không đạt yêu cầu và không có chuyển biếnđáng kể trong việc thực hiện các mục tiêu.




Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 19, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã tăng 9 bậc. Ảnh: TS

Nghị quyết 19 đặt mục tiêu cao dần theo từng năm

Ngày 18/3/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19/2014 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Nghị quyết xác định mục tiêu đến hết năm 2015 đạt trung bình ASEAN 6 (Singapore, Malaysia, Thái Lan, Brunei, Philippines, Indonesia) trên 6 chỉ tiêu môi trường kinh doanh của Doing Business (Báo cáo môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới).

Sau 1 năm triển khai thực hiện, mặc dù hầu hết các chỉ tiêu đều có sự cải thiện, chỉ số chung về môi trường kinh doanh tăng 3 bậc, nhưng vẫn chưa đạt được trung bình của các nước ASEAN 6. Ngày 12/3/2015, Chính phủ ban hành Nghị quyết 19/2015 với mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2016 đạt mức trung bình ASEAN 4 (Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines) trên 10 chỉ tiêu. Tiếp đó, Nghị 19/2016 ngày 28/4/2016 mở rộng thêm các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của các thị trường, duy trì mục tiêu đạt trung bình ASEAN 4 đến hết năm 2017 và đặt mục tiêu đạt ASEAN 3 đến hết năm 2020.

Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Nghị quyết 19/2014 xác định 7 giải pháp tổng thể và 50 nhiệm vụ cụ thể. Tuy nhiên, đến hết năm 2014, số lượng các giải pháp được thực hiện và có kết quả còn hạn chế. Có 8 giải pháp được thực hiện và có kết quả (chiếm 16%); 16 giải pháp đã thực hiện nhưng chưa có kết quả rõ ràng (chiếm 34%) và 25 giải pháp chưa được thực hiện (50%). Đối với Nghị quyết 19/2015 xác định 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chung và 73 nhiệm vụ cụ thể thì có 43,8% giải pháp thực hiện có kết quả; 23,3% thực hiện nhưng chưa có kết quả rõ ràng và 32,9% chưa thực hiện hoặc chưa có thông tin. Nghị quyết 19/2016 xác định 13 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chung và 83 nhiệm vụ cụ thể thì tính đến cuối năm 2016, số lượng và tỷ lệ các giải pháp được thực hiện và có kết quả tăng hơn nhiều so với các năm trước. Cụ thể, có 35 giải pháp được thực hiện có kết quả (chiếm 42,2%); 20 giải pháp đã được thực hiện nhưng chưa có kết quả rõ ràng và 28 giải pháp chưa được thực hiện hoặc chưa có thông tin.

Kết quả chung sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 19, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, tăng 9 bậc (theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới), từ vị trí 91/189 lên 82/190, với 5 chỉ số tăng hạng. Đây là mức cải thiện thứ hạng nhiều nhất kể từ năm 2008 đến nay. Trong đó, chỉ số Bảo vệ nhà đầu tư được đánh giá là tăng hạng nhiều nhất - 31 bậc (từ 118 lên vị trí 87) - nhờ những cải cách theo thông lệ quốc tế tốt của Luật DN 2014. Các chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới tăng 15 bậc; Nộp thuế và Bảo hiểm xã hội tăng 11 bậc, rút ngắn thời gian 230 giờ; Tiếp cận điện năng cải thiện 5 bậc, rút ngắn thời gian còn 46 ngày, giảm bớt 1 thủ tục; Giải quyết phá sản DN tăng 1 bậc.

Kỳ vọng cao hơn vào những cải thiện tích cực

Theo những ý kiến ghi nhận, cộng đồng DN đánh giá cao những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của Chính phủ và một số Bộ, ngành, địa phương thời gian qua. DN ngày càng tin tưởng vào việc thực thi Nghị quyết 19 và kỳ vọng vào những thay đổi, cải cách, sẵn sàng hợp tác, chia sẻ thông tin, hướng tới tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, công bằng, minh bạch, giảm chi phí và ít rủi ro.

Mặc dù thứ hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam đã được cải thiện trên hầu hết các chỉ tiêu, nhưng khi soi chiếu vào mục tiêu tổng thể đã đề ra, Việt Nam tuy đứng trên Philippines nhưng lại chưa đạt trung bình ASEAN 4, thậm chí một số chỉ tiêu chưa đạt trung bình ASEAN 6. Bên cạnh 5/10 chỉ số tăng hạng thì 5 chỉ số khác của Việt Nam lại giảm bậc. Cụ thể, chỉ số Khởi sự kinh doanh giảm 10 bậc; Cấp phép xây dựng và Tiếp cận tín dụng cùng giảm 3 bậc; Đăng ký sở hữu tài sản và Giải quyết tranh chấp hợp đồng cùng giảm 1 bậc.

Ngoài ra, theo đánh giá Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới thì năm 2016, thứ hạng của Việt Nam là 60/138, giảm 3 bậc so với năm 2015 (56/140). Thứ hạng này thấp hơn hầu hết các nước ASEAN (sau 6 nước) và chỉ đứng trên Lào, Campuchia. Như vậy, rõ ràng vẫn còn khoảng cách khá xa giữa mục tiêu và việc thực thi Nghị quyết. Trên thực tế, còn tồn tại nhiều rào cản gây trở ngại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, nhất là những quy định về điều kiện kinh doanh, quản lý chuyên ngành.

Rút kinh nghiệm và một số bài học từ thực tiễn, Bộ KH&ĐT đề xuất Chính phủ ban hành Nghị quyết về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh năm 2017, định hướng 2020 (Nghị quyết 19/2017) với một số mục tiêu trọng tâm: đến hết 2017, một số chỉ tiêu môi trường kinh doanh đạt trung bình của nhóm nước ASEAN 4; giai đoạn 2017-2020 đạt điểm số trung bình của nhóm nước ASEAN 4 trên các nhóm chỉ số về năng lực cạnh tranh (theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới); tập trung vào các giải pháp xây dựng chính quyền liêm chính và phục vụ; hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo để DN khởi nghiệp sáng tạo chiếm ít nhất 10% tổng số DN thành lập mới; quy định rõ trách nhiệm của từng Bộ, cơ quan, địa phương đối với từng chỉ số; thiết lập cơ chế theo dõi, giám sát, đánh giá độc lập đối với kết quả thực hiện ở từng Bộ, ngành, địa phương.

QUỲNH ANH
Cùng chuyên mục
  • FDI tiếp tục là động lực cho tăng trưởng kinh tế
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Với mức giải ngân đạt cao nhất từ trước đến nay, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được coi là điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2016. Trên đà tăng trưởng này, nhiều chuyên gia tiếp tục lạc quan về triển vọng thu hút FDI của Việt Nam năm 2017.
  • Thái Nguyên: Điểm sáng trong cải cách hành chính
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Được xác định là một trong những khâu đột phá, công tác cải cách hànhchính (CCHC) ở Thái Nguyên đã tập trung đầu tư hiện đại hoá bộ phận tiếpnhận và trả kết quả cấp huyện, đơn giảnhóa các thủ tục theo hướng tinh gọn, giúp giảm chi phí, thời gian cho các cánhân, tổ chức thông qua thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Những nỗlực đó đã đưa Thái Nguyên trở thành một trong những điểm sáng của cả nước, vớicác chỉ số CCHC được cải thiện tích cực.
  • Hướng tới nền công nghiệp nông nghiệp vững mạnh
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - “Phải có khát vọng xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, đa chức năng,có khả năng cạnh tranh quốc tế… Nỗ lực phấn đấu vươn lên, từng bước đưa ViệtNam trở thành trung tâm cung ứng sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, có vị thếquan trọng trong mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu” - đây là những phátbiểu cho thấy quyết tâm mạnh mẽ về yêu cầu phải xây dựng thành công nền côngnghiệp nông nghiệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị “Xây dựng nền côngnghiệp nông nghiệp Việt Nam” do Câu lạc bộ Nông nghiệp công nghệ cao (DAA) tổchức mới đây.
  • Áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Chuẩn mực báo cáo tài chính quốctế (IFRS) là điều kiện để đảm bảo các DN và tổ chức trên toàn thế giới áp dụngcác nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong công tác lập Báo cáo tài chính(BCTC). Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ, việc áp dụng IFRS mang lại cho nềnkinh tế Việt Namnói chung và các DN nói riêng nhiều cơ hội và lợi ích. Tuy nhiên, quá trình đưaIFRS vào thực tiễn cũng đặt ra cho Việt Nam không ít thách thức.
  • Doanh nghiệp lớn hứa hẹn mở rộng sản xuất, kinh doanh
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Nền kinh tế năm 2017 được nhận định sẽ có nhiềutriển vọng, lạc quan khi nền kinh tế trên thế giới đang dần vượt qua khủnghoảng, trong nước việc thực hiện Đề án tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn2016-2020 được kỳ vọng tạo nên sự bứt phá mới, cộng đồng các DN lớn nhất ViệtNam đang tiếp tục tập trung vào mục tiêu tăng trưởng, mở rộng sản xuất, kinhdoanh trong thời gian tới.
Quyết tâm cải thiện môi trường kinh doanh