dau tu von

Làm rõ mô hình, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp
(BKTO) - Mô hình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp như thế nào? Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước quản lý đến đâu? Trách nhiệm, quyền hạn của người đại diện chủ sở hữu thế nào? Đây là những vấn đề được các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị cần làm rõ trong Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhằmbảo đảm trách nhiệm pháp lý, nâng cao hiệu quả hoạt động, tránh thất thoát, lãng phí vốn nhà nước.
  • (BKTO) - Thời gian gần đây, cơ chế, chính sách cho hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã được sửa đổi, góp phần tạo điều kiện cho DNNN “bứt phá” vươn lên, khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều DNNN, trong đó có các tập đoàn (TĐ), tổng công ty (TCT) nhà nước thực hiện tốt việc bảo toàn, phát triển vốn và tài sản vẫn còn nhiều DNNN sản xuất, kinh doanh hiệu quả thấp, thua lỗ, có những dự án đầu tư chưa hiệu quả…
  • (BKTO) - Các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) nhấn mạnh yêu cầu, Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN) cần cụ thể hóa quan điểm Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị của DN; cắt giảm, đơn giản hóa tối đa thủ tục hành chính, hạn chế cơ chế xin - cho; tăng cường phân cấp, phân quyền cho DN…
  • (BKTO) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu này khi chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật, thảo luận, cho ý kiến đối với 03 dự án luật: Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi); Dự án Luật Nhà giáo; Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, sáng 27/8, tại Hà Nội.