Đẩy mạnh giao dịch thủ tục hành chính qua bưu điện

Nằm trong nỗ lựccải cách thủ tục hành chính (TTHC) đang được Chính, phủ, các Bộ, ngành Trungương đẩy mạnh, việc đổi mới phương thức giao dịch thông qua hệ thống bưu điệnđược kỳ vọng sẽ tạo nên bước đột phá lớn. Những kỳ vọng này là có cơ sở, khi màngày càng xuất hiện nhiều điểm sáng về phương thức giao dịch này tại các Bộ,ngành, địa phương trên cả nước.




Việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua bưu điện đang được người dân đồng tình, ủng hộ
Ảnh: ST

Thúc đẩy sự phát triển của loại hình dịch vụ công ích

Theo Bộ Tư pháp, hiện nay mỗi ngày trên cả nước có tối thiểu 600.000 giao dịch liên quan tới TTHC. Theo hình thức truyền thống, người dân, DN phải đến trực tiếp gặp cán bộ giải quyết TTHC hoặc bộ phận một cửa để thực hiện giao dịch. Mất một thời gian theo lịch hẹn, người dân và DN lại mất thời gian đến cơ quan giải quyết TTHC để lấy kết quả. Nếu sử dụng dịch vụ trả kết quả giải quyết TTHC qua bưu điện, người dân có thể đến điểm giao dịch bưu điện gần nhất hoặc nhân viên bưu điện sẽ tới tận địa chỉ khách hàng đăng ký để mang hồ sơ đó nộp cho cơ quan giải quyết TTHC. Khi có kết quả, bưu điện sẽ nhanh chóng mang trả kết quả cho người dân và DN.

Còn theo tính toán sơ bộ của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost), chỉ tính riêng trong năm 2015 với gần 9 triệu dân đã thực hiện các TTHC như: Phiếu lý lịch tư pháp, hộ chiếu, giấy phép lái xe… thì tổng chi phí khi thực hiện nộp hồ sơ và nhận kết quả nơi giải quyết TTHC trên là hơn 1.836 tỷ đồng. Nhưng nếu sử dụng dịch vụ bưu điện thì chi phí xã hội chỉ phải bỏ ra trên 234 tỷ đồng, tiết kiệm được 1.600 tỷ đồng. Như vậy, việc triển khai tiếp nhận, trả kết quả qua dịch vụ bưu điện không những tạo thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho người dân mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của các loại hình dịch vụ công ích - cách làm đang được nhiều nước trên thế giới hướng tới. Đây là những lý giải thuyết phục cho việc Bộ Tư pháp phối hợp với VNPost xây dựng Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tiếp nhận, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu điện. Với nhiều quy định cụ thể liên quan đến nguyên tắc lựa chọn, cách thức nộp phí của người dân, DN... Dự thảo Quyết định đồng thời quy định rõ trách nhiệm giải quyết đối với hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC bị thiếu và trách nhiệm của các bên liên quan...

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực cải cách hành chính, tư pháp, sau khi ra đời, văn bản này sẽ tạo ra hành lang pháp lý quy định về việc tiếp nhận, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính để tiến tới mở rộng phạm vi áp dụng phương thức giao dịch này, thay vì cách làm điểm như hiện nay. Bày tỏ sự cần thiết phải ban hành văn bản, nhiều chuyên gia cũng góp ý một số vấn đề có liên quan, trong đó có việc làm rõ cách thức chuyển khoản hoặc nộp lệ phí trực tiếp cho tổ chức bưu điện để chuyển cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết TTHC; mức độ, lộ trình thực hiện giao dịch...

Nhiều điểm sáng...

Cơ sở cho sự ra đời của Dự thảo Quyết định về việc tiếp nhận, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu điện được xuất phát từ chính đòi hỏi của thực tiễn và kết quả khả quan của các thử nghiệm, đánh giá. Thực tế thời gian qua, thực hiện chủ trương lớn của Chính phủ về cải cách hành chính, một số Bộ, ngành, địa phương đã chủ động áp dụng việc tiếp nhận, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu điện.

Cụ thể, ngay từ đầu năm 2014, Bưu điện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ký thỏa thuận với Công an tỉnh về việc thu nộp phạt hộ lỗi vi phạm giao thông qua bưu điện và triển khai khá thành công, với hơn 1.824 vụ việc được nộp phạt hộ tính đến nay. Từ tháng 3/2016, TP. HCM đã chính thức triển khai dịch vụ “Nộp hộ tiền phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông và phát trả giấy tờ tạm giữ tại địa chỉ” qua bưu điện. Theo đó, những trường hợp vi phạm từ 500.000 đồng trở lên có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức “Nộp hộ tiền phạt” hoặc dịch vụ “Nộp hộ tiền phạt và phát trả giấy tờ tạm giữ tại địa chỉ”, tất cả đều thực hiện qua hệ thống bưu điện.

Những kết quả trên là cơ sở rất quan trọng để VNPost nhân rộng dịch vụ này ra toàn quốc, sau khi đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép thực hiện dịch vụ thu, nộp hộ tiền phạt vi phạm hành chính và chuyển phát giấy tờ tạm giữ cho người vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ ngày 04/02/2016.

Một điểm sáng khác trong thời gian qua về việc áp dụng giao dịch qua hệ thống bưu điện, đó là việc giải quyết TTHC của ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH). Không quá khi nói rằng đây là ngành đang đi tiên phong trong việc áp dụng quy trình tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ bưu điện. Thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, từ 01/7/2013, BHXH Việt Nam đã phối hợp với VNPost thực hiện mở rộng việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua bưu điện và nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo người dân. Cuối năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo về việc mở rộng thu BHXH tự nguyện, Bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình qua hệ thống bưu điện. Sau hơn 01 năm triển khai, công tác thu BHXH qua hệ thống bưu điện đã đạt được kết quả khả quan, đồng thời tạo tiền đề vững chắc cho lĩnh vực này ngày càng phát triển. Hiện, VNPost cũng là đơn vị đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp cùng cơ quan BHXH triển khai công tác lập danh sách hộ gia đình tham gia BHYT, thực hiện lộ trình BHYT toàn dân./.
NGUYỄN LỘC
Cùng chuyên mục
  • Ghép tế bào gốc: Hồi sinh những cuộc đời
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bằng trình độ chuyên môn cao, bằng tấm lòng của những người thầy thuốc,sau 10 năm triển khai thực hiện phương pháp ghép tế bào gốc, Viện Huyết học -Truyền máu Trung ương đã thực hiện thành công 204 ca ghép, tương đương với gần50% tổng số ca ghép được thực hiện trên toàn quốc. Việc làm chủ kỹ thuật này đãmở ra cơ hội sống cho nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo.
  • Hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá là quỹ quốc gia,trực thuộc Bộ Y tế và chịu sự quản lý nhà nước về tài chính của Bộ Tài chính.Sau hơn 2 năm hình thành và đi vào hoạt động, Quỹ đã hỗ trợ tích cực, hiệu quảcho các hoạt động phòng, chống tác hại thuốc, góp phần kéo giảm đáng kể tỷ lệhút thuốc lá tại Việt Nam.
  • “Đổi mới giáo dục là đây chứ đâu!”
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Đại học (ĐH) Quốc gia Hà Nội vừa hoànthành đợt 1, kỳ thi đánh giá năng lực phục vụ tuyển sinh và chuẩn bị cho đợtthi thứ 2 được tổ chức từ ngày 13 - 15/5. Dù còn nhiều mới mẻ, song phương thứcthi đã tạo dấu ấn tốt và được thí sinh quan tâm, Bộ Giáo dục và Đào tạo(GD&ĐT) ghi nhận và đánh giá cao. Nhân dịp này, Báo Kiểm toán đã có cuộctrao đổi với GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn (ĐH Quốc gia Hà Nội) để làm rõ hơn về nhữngtác động, hiệu quả của phương thức thi này.
  • Tăng nguồn lực cho chương trình kết hợp quân dân y
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Kết hợp quân dân y là một đặc thù của ngành y tế Việt Nam, được hình thànhvà phát triển qua các thời kỳ cách mạng. Tại hội nghị trực tuyến kết hợp quândân y toàn quốc lần thứ V, giai đoạn 2005-2015, do Bộ Y tế phối hợp với Bộ Quốcphòng tổ chức ngày 10/5, những thành tựu quan trọng của Chương trình kết hợpquân dân y (Chương trình) tiếp tục được khẳng định. Hội nghị cũng đã định hướngcác giải pháp tăng cường nguồn lực, phát huy hiệu quả của Chương trình.
  • Nghèo hóa do chi phí y tế cao
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Kếtquả nghiên cứu do Trường Đại học Y tế công cộng phối hợp với Tổ chức Y tế thếgiới (WHO) công bố mới đây cho thấy, tại Việt Nam chi tiêu tiền túi của người bệnhcho chi phí y tế vẫn là một gánh nặng cho bệnh nhân. Các chuyên gia cho rằng,khi chi phí từ tiền túi của người bệnh cao phản ánh xu hướng của một nền y tế mấtcông bằng và chính là cạm bẫy khiến người dân dễ rơi vào nghèo đói nhất.
Đẩy mạnh giao dịch thủ tục hành chính qua bưu điện