Mục tiêu cao nhất là đến năm 2025, cơ bản hình thành kiểm toán số phù hợp với lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử, phát triển kinh tế số, xã hội số ở Việt Nam, giúp KTNN thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, góp phần đưa KTNN tham gia tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế số. |
Một là, xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo mô hình tập trung, tích hợp, hiện đại với Trung tâm điều hành xử lý tập trung đa nhiệm; xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ tích hợp chia sẻ dữ liệu đảm bảo thông suốt và kết nối giữa các hệ thống trong nội bộ KTNN với các cơ quan, tổ chức bên ngoài.
Hai là, xây dựng hạ tầng dữ liệu gồm hệ thống nền tảng và tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống thông tin quan trọng về tài chính, đầu tư, DN, dữ liệu chuyên ngành do các Bộ, ngành, địa phương triển khai có liên quan đến hoạt động kiểm toán; xây dựng hệ thống định danh và xác thực điện tử cơ sở dữ liệu dùng chung phục vụ kết nối, chia sẻ, trao đổi dữ liệu; xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung chứa nhiều ngôn ngữ dữ liệu ở dạng tự nhiên liên quan đến kiểm toán; xây dựng nền tảng dữ liệu mở trên cơ sở thu thập, khai thác thông tin trên mạng internet, các thiết bị thông minh...
Ba là, xây dựng và nâng cấp các phần mềm ứng dụng hỗ trợ hoạt động quản lý điều hành trên môi trường mạng, các công cụ hỗ trợ khai thác, trích xuất, phân tích dữ liệu nhằm hỗ trợ kiểm toán viên thực hiện kiểm toán.
Bốn là, đảm bảo an toàn thông tin thông qua việc xây dựng và triển khai các giải pháp an toàn thông tin, hệ thống giám sát đảm bảo an toàn thông tin an ninh mạng tập trung; chủ động phòng vệ triển khai các giải pháp phòng chống mã độc và kết nối với các trung tâm điều hành an ninh mạng cung cấp thông tin về các sự kiện, sự cố an toàn thông tin phục vụ hoạt động quản lý, giám sát, điều hành, đảm bảo an toàn thông tin của KTNN...
Năm là, thực hiện kiểm toán công nghệ thông tin (CNTT) và ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động kiểm toán, xây dựng Cẩm nang hướng dẫn kiểm toán CNTT và ứng dụng công nghệ cao vào các lĩnh vực kiểm toán đặc thù.
Sáu là,rà soát, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, phương pháp kiểm toán; xây dựng các cơ chế, chính sách văn bản dưới luật và các văn bản quản lý để đảm bảo môi trường pháp lý cho việc truy cập, khai thác dữ liệu, tạo thuận lợi cho việc triển khai ứng dụng CNTT một cách toàn diện vào các hoạt động của KTNN.
Bảy là, đào tạo nguồn nhân lực bao gồm đào tạo cán bộ chuyên trách về CNTT và đào tạo cho các công chức, kiểm toán viên KTNN sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng trong công việc./.
THÙY LÊ