Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để hỗ trợ tổng cầu

(BKTO) - Sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế trong quý I/2023 cần được theo dõi chặt chẽ. Nếu nhu cầu trong nước và bên ngoài vẫn tiếp tục yếu, Chính phủ có thể xem xét hỗ trợ tổng cầu thông qua đẩy nhanh giải ngân đầu tư công - Báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô tháng 4/2023 của Ngân hàng Thế giới (WB) khuyến nghị.

gdp.png
Nguồn: WB

Tăng trưởng thấp phần lớn do sự thu hẹp của ngành công nghiệp 

WB cho biết: Trong quý I/2023, GDP của Việt Nam tăng trưởng 3,3% so với cùng kỳ năm trước, chậm lại so với mức 5,9% trong quý IV/2022. Đây là tốc độ tăng trưởng quý I thấp thứ hai trong thập kỷ qua.

Tốc độ tăng trưởng thấp phần lớn là do sự thu hẹp của ngành công nghiệp trong quý I/2023 (-0,4% so với cùng kỳ năm trước) và ảnh hưởng đến tăng trưởng (-0,1 điểm % đóng góp vào GDP). Sự suy giảm trong ngành công nghiệp là do xuất khẩu giảm tới 11,8% trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu suy yếu.

Lĩnh vực dịch vụ tiếp tục là lĩnh vực đóng góp chính vào tăng trưởng (đóng góp 2,9 điểm %) nhờ nhu cầu nội địa tăng mạnh và lượng lớn khách quốc tế quay trở lại.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) thấp hơn 1,6% so với quý I/2022. Tuy nhiên, IPI đã được cải thiện vào tháng 3/2023, tăng 9,4% so với tháng trước, đối lập với mức giảm mạnh vào tháng 01 (-22,7% so với tháng trước, một phần do nghỉ Tết) và mức tăng trưởng yếu (3,5% so với tháng trước) vào tháng 02.

doanh-so-ban-le.png
Nguồn: WB

Trong tháng 3, doanh thu bán lẻ hàng hóa tiếp tục ghi nhận tốc độ tăng trưởng vững chắc, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù chỉ đóng góp khoảng 20% tổng doanh số bán lẻ, doanh số bán hàng của các ngành dịch vụ đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ vào tháng 3/2023, với doanh thu của cơ sở lưu trú và ăn uống tăng 25,5% và doanh thu của dịch vụ lữ hành tăng 113,9% so với cùng kỳ năm trước.

Cả xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm lần lượt là 11,8% và 14,6% so với cùng kỳ năm trước. Đây là quý thứ hai liên tiếp hoạt động thương mại hàng hóa quốc tế của Việt Nam bị thu hẹp. Điều này phản ánh sự sụt giảm trong xuất khẩu ở một số tiểu ngành chính: Điện tử, máy móc, dệt may, giày dép và các sản phẩm đầu vào nhập khẩu liên quan.

Cán cân thương mại dịch vụ thâm hụt tương đối nhỏ trong quý I/2023 so với các quý trước, dần tiệm cận về mức trước đại dịch. Điều này phần lớn là do xuất khẩu dịch vụ phục hồi, phản ánh sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch quốc tế đến Việt Nam. Du lịch nước ngoài đóng góp 2,7 tỷ USD vào xuất khẩu dịch vụ trong quý I/2023, cao hơn 250% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo dõi chặt chẽ sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế

Cả lạm phát CPI và lạm phát cơ bản tiếp tục chậm lại vào tháng 3/2023, lần lượt đạt 3,4% và 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát tiếp tục được thúc đẩy bởi giá lương thực, thực phẩm, nhà ở, vật liệu xây dựng trong khi giao thông không còn là yếu tố gây lạm phát lớn so với tháng 3/2022.

cam-ket-va-giai-ngan.png
Nguồn: WB

Sự sụt giảm vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký trong năm 2022 tiếp tục diễn ra trong quý I/2023 (-40% so với cùng kỳ năm trước) trong bối cảnh bất định toàn cầu ở mức cao. Giải ngân vốn FDI (hoặc thực hiện các cam kết FDI) bắt đầu chậm lại trong quý I/2023 sau khi đạt kết quả khả quan trong năm 2022, đặc biệt là trong quý cuối cùng của năm. Cụ thể, giải ngân cho quý I/2023 giảm 38% so với quý IV/2022 và giảm 2,3% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng trong quý I/2023, tăng trưởng tín dụng giảm tốc xuống còn 9,5% so cùng kỳ năm trước - mức thấp nhất kể từ năm 2020, phản ánh sự chậm lại của hoạt động kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp và bất động sản. Để hỗ trợ nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã hai lần giảm lãi suất điều hành trong tháng 3, kéo theo việc giảm lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại.

tang-truong-tin-dung.png
Nguồn: WB

Trong quý I/2023, ngân sách thặng dư; tổng doanh thu tăng 1,3% trong khi tổng chi tiêu danh nghĩa tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Chi thường xuyên đạt 22,4% kế hoạch, trong khi chi đầu tư phát triển chỉ chiếm 10,3% ngân sách kế hoạch trong cùng kỳ. Kết quả này phản ánh việc giải ngân chi tiêu công thường chậm trong quý đầu tiên.

Theo WB, sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế trong quý I/2023 cần được theo dõi chặt chẽ. Nếu nhu cầu trong nước và bên ngoài vẫn tiếp tục yếu, Chính phủ có thể xem xét hỗ trợ tổng cầu thông qua đẩy nhanh giải ngân đầu tư công.

Dự kiến, tăng giá điện và tiền lương khu vực công trong những tháng tới và việc nới lỏng chính sách tiền tệ của NHNN có thể dẫn đến áp lực gia tăng mới đối với lạm phát. Khả năng thắt chặt tài chính hơn nữa ở Hoa Kỳ để kiểm soát lạm phát có thể tạo ra áp lực tỷ giá, nhất là khi NHNN vừa giảm một số lãi suất chính sách để hỗ trợ nền kinh tế.

Việc giám sát chặt chẽ khu vực tài chính là rất quan trọng trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu tiếp tục có nhiều bất ổn và nền kinh tế trong nước đang chậm lại, bao gồm cả sự trì trệ trong lĩnh vực bất động sản vốn chiếm khoảng 20% khoản vay của khu vực tài chính./.

Báo cáo của WB cũng cho biết, tỷ lệ thất nghiệp quý I/2023 duy trì ở mức 2,3%, tương đương với quý IV/2022 và cao hơn một chút so với mức trước đại dịch (2,1%). Tỷ lệ thiếu việc làm giảm nhẹ xuống 1,9% trong quý I/2023 (từ mức 2% trong quý IV/2022) nhưng vẫn cao hơn khoảng 60% so với tỷ lệ 1,2% được quan sát trong thời kỳ trước đại dịch. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cải thiện nhẹ từ 68,1% trong quý I/2022 lên 68,9% trong quý I/2023 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch là 71,3%.

Cùng chuyên mục
  • Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các dự án FDI, ODA tại 5 tỉnh Đông Nam Bộ
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Chiều 12/4, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp của Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy các dự án đầu tư FDI, ODA tại 5 tỉnh Đông Nam Bộ.
  • Thái Nguyên tăng 3 bậc trên bảng xếp hạng PCI năm 2022
    một năm trước Địa phương
    (BKTO) - Vừa qua tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ USAID tổ chức Lễ công bố bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2022. Tỉnh Thái Nguyên xếp vị trí thứ 25, tăng 3 bậc so với năm 2021. Đáng chú ý, chỉ số tiếp cận đất đai của Thái Nguyên xếp thứ 2 toàn quốc trên bảng xếp hạng.
  • Chính sách thúc đẩy xây dựng và phát triển các thành phố thông minh tại Việt Nam
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi chia sẻ, Diễn đàn và Triển lãm quốc tế "Đô thị thông minh Châu Á - SmartCity Asia" năm 2023 là cơ hội tốt để các đại biểu trao đổi về chính sách thúc đẩy xây dựng và phát triển các thành phố thông minh tại Việt Nam; trực tiếp đưa ra những giải pháp giúp xây dựng, phát triển đô thị thông minh cho TP. Hồ Chí Minh.
  • PV Power phấn đấu sản xuất 15,6 tỷ kWh điện trong năm 2023
    một năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Năm 2023, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) phấn đấu tổng sản lượng điện sản xuất đạt 15,6 tỷ kWh, tiếp tục đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
  • Tổng doanh quý I của PVEP ước đạt 9.813 tỷ đồng
    một năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Trong quý I/2023, Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đạt sản lượng khai thác quy dầu 0,89 triệu tấn, vượt 7% so với kế hoạch. Trong đó, sản lượng dầu và condensate đạt 0,59 triệu tấn, vượt 2% kế hoạch; sản lượng khí xuất đạt 294 triệu mét khối, đạt 120% kế hoạch.
Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để hỗ trợ tổng cầu