Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả tái cơ cấu DNNN

(BKTO )- Quyết tâm đẩy mạnhcông tác sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa DNNN, góp phần đẩy nhanh tiến trình táicơ cấu DNNN đã được thể hiện bằng những chỉ đạo sát sao, cụ thể của lãnh đạoChính phủ những ngày vừa qua.




Giai đoạn 2016-2020, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục thực hiện sắp xếp, tái cơ cấu toàn diện đối với 16 DN thuộc Bộ. Ảnh TK

Minh chứng rõ nhất là Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 02/02/2017 về việc đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn 2016-2020. Chỉ thị 04 nhấn mạnh, các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước phải xác định sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa DNNN là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, 5 năm và có chương trình hành động, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện.

Để đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng giao Bộ Tài chính trong quý I/2017 trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế các Nghị định: số 59/2011/NĐ-CP, số 189/2013/NĐ-CP, số 116/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển DN 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần; trong quý II trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 91/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào DN và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại DN. Đồng thời, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) trong quý I trình Chính phủ Đề án thành lập cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với DNNN và vốn nhà nước tại DN; trình cấp có thẩm quyền ban hành tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập, danh mục đơn vị sự nghiệp công lập của các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chuyển thành công ty cổ phần; trong quý II sẽ nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền ban hành hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ công ích của DN…

Những văn bản pháp luật này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc đã bộc lộ rõ trong thời gian qua, tạo thuận lợi cho việc thực hiện sắp xếp, đổi mới DNNN.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ vừa diễn ra cuối tuần qua, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng - Người Phát ngôn của Chính phủ - cho biết, hiện nay số DN cổ phần hóa đạt 96,3% nhưng phần vốn nhà nước bán ra rất thấp, chỉ đạt 8%. Do đó, việc cổ phần hóa DNNN trong năm 2017 sẽ khác mọi năm khi Thủ tướng yêu cầu không để tiếp tục tình trạng cổ phần hóa nhưng tỷ lệ vốn nhà nước bán ra ở mức thấp…

Theo Bộ trưởng, Thủ tướng chỉ đạo năm 2017 phải quyết liệt trong cổ phần hóa. Về nguyên tắc sau khi DN cổ phần hóa phải lên sàn chứng khoán, đây là yêu cầu bắt buộc. Nếu DN cổ phần hóa không lên sàn thì yêu cầu các cơ quan Bộ, ngành phải xem xét đánh giá người đứng đầu DNNN. Ngoài ra, những DN mà Nhà nước không cần nắm giữ vốn sẽ được bán 100%, có thể bán cả lô, bán cả gói cho nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài với tinh thần công khai minh bạch và lựa chọn theo đấu thầu tư vấn, đấu thầu cạnh tranh và lựa chọn nhà đầu tư. Tinh thần là đem lại lợi ích cao nhất cho Nhà nước, tránh thất thoát, lợi ích nhóm, tiêu cực.

Một động thái nữa thể hiện quyết tâm của Chính phủ là Thủ tướng đã thành lập Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN, giao Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trực tiếp chỉ đạo. Trong vai trò Trưởng Ban Chỉ đạo, chiều ngày 6/02, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc làm việc với các Bộ, ngành về phương án sắp xếp các DNNN, DN có vốn góp của Nhà nước do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu giai đoạn 2016-2020.

Tại đây, Phó Thủ tướng đã được nghe báo cáo của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà về những kết quả thực hiện tái cơ cấu DNNN thuộc Bộ giai đoạn 2011-2015, phương án thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020. Theo đó, Bộ Xây dựng đề xuất lgiữ nguyên tỷ lệ vốn nhà nước ở Tổng công ty Licogi và chuyển giao về Tổng công ty SCIC từ quý I/2017; nhóm 10 tổng công ty - công ty cổ phần thuộc Bộ sẽ thực hiện thoái vốn về mức 36% hoặc Nhà nước không nắm giữ và chuyển giao về SCIC hoặc cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các năm 2018-2019; nhóm 5 tổng công ty lớn (Lilama, Vicem, Sông Đà, Viglacera, HUD) sẽ thoái bớt vốn để Nhà nước giữ chi phối 51% đến hết năm 2020, từ năm 2021 sẽ thoái tiếp theo quy định và chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước. Bộ Xây dựng cũng tiếp tục chỉ đạo các tổng công ty thoái vốn Nhà nước tại các công ty con, công ty liên kết ở 170 danh mục trong 4 năm tới.

Phát biểu chỉ đạo về công tác cổ phần hóa, sắp xếp, đổi mới DNNN, DN có vốn góp của Nhà nước do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ hoàn thiện lộ trình thoái vốn và chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại DN đầy đủ và đúng theo chủ trương của Chính phủ, nhằm tối đa hóa lợi ích của Nhà nước. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Xây dựng rà soát, đốc thúc các DN đã IPO rồi thì thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán theo đúng quy định; phối hợp với các Bộ: Tài chính, KH&ĐT tăng cường quản lý DN về công tác cán bộ, quản lý đất đai, sắp xếp lại nhân sự, lao động dôi dư, giải quyết triệt để các vướng mắc liên quan tới cổ phần hóa để bảo đảm lợi ích của Nhà nước. Bộ Xây dựng kiểm soát việc cổ phần hóa các công ty con của các tổng công ty để quản lý chặt chẽ kế hoạch bán vốn nhà nước…

Những diễn biến này cho thấy rõ quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ trong việc thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu DNNN sao cho nhanh và hiệu quả hơn ngay từ những tháng đầu năm 2017./.
HỒNG THOAN
Cùng chuyên mục
  • Tập trung giải ngân vốn trái phiếu chính phủ cho các dự án giao thông
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Năm 2016 được xem là năm “mất mùa” giải ngân nguồnvốn trái phiếu chính phủ (TPCP) đầu tư cho lĩnh vực giao thông vận tải (GTVT). Nhiềunguyên nhân dẫn tới thực trạng này đã được Bộ GTVT chỉ rõ và đề ra các giảipháp khắc phục kịp thời.
  • Xuân về trên vùng “rốn lũ”
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Những ngày cuối năm, trên khắp các cánh đồng của huyện Hương Khê (HàTĩnh), bà con đang khẩn trương khôi phục sản xuất. Chỉ vài tháng sau trận lũlịch sử, những ruộng lúa bắt đầu chúm chím mạ non, những cánh đồng ngô, rau đã chuyểnmàu xanh no ấm. Người dân vùng “rốn lũ” đang rạo rực đón xuân về.
  • Ngành Công Thương đặt mục tiêu cao cho năm 2017
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO)- BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG - TRẦN TUẤN ANH:Ngành Công Thương đặt mụctiêu cao cho năm 2017
  • Nơi những hành trình tiếp nối
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Khi kim đồng hồ chỉ vào 0h ngày01/01/2017 cũng là thời điểm Đà Nẵng tròn 20 năm trở thành thành phố trực thuộcTrung ương. 20 năm chưa phải quá dài nhưng cũng đủ thời gian cho một hành trìnhvới nhiều dấu ấn. Rũ bỏ lại phía sau sự nghèo nàn, chật hẹp, TP. Đà Nẵng hômnay đã khoác trên mình tấm áo mới sau hành trình 20 năm, để rồi nhớ lại nhữngnăm tháng đã qua, mỗi người dân đều cảm thấy xúc động, tự hào.
  • Hỗ trợ cộng đồng DN bắt kịp cuộc cách mạng công nghệ số
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) -CHỦ TỊCH PHÒNGTHƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - VŨ TIẾN LỘC:Hỗ trợ cộng đồng DN bắt kịp cuộc cách mạngcông nghệ số
Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả tái cơ cấu DNNN