Để doanh nghiệp chủ động, tự tin hơn trong sử dụng vốn nhà nước

(BKTO) - Đồng tình với sự cần thiết sửa đổi Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các đại biểu Quốc hội cũng nhấn mạnh việc sửa đổi cần theo hướng tinh gọn, rõ phân cấp, phân quyền, nâng cao tính tự chủ, tạo cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp trong sử dụng vốn nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động.

a11bce6432f189afd0e0.jpg
Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại Tổ về Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi). Ảnh: TRỌNG QUỲNH

Nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Sáng 22/10, sau khi nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại Tổ về nội dung này.

Qua thảo luận, các đại biểu Quốc hội đều nhấn mạnh sự cần thiết sửa đổi Luật, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, trước yêu cầu mới từ thực tiễn quản lý và hội nhập quốc tế; kịp thời khắc phục những hạn chế, tồn tại của Luật hiện hành.

Góp ý vào Dự thảo Luật, đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn TP. Hồ Chí Minh) nhấn mạnh, việc xây dựng Dự án Luật nhằm góp phần thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (DNNN); bảo đảm doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường, tôn trọng và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp; tăng cường kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong quản lý, đầu tư vốn tại doanh nghiệp.

202411231131171071_dsc_7148.jpg
Đại biểu Trần Hoàng Ngân phát biểu thảo luận. Ảnh: VPQH

Theo đó, đại biểu cho rằng, Dự thảo Luật cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các DNNN, đi liền với đó là cơ chế kiểm tra, giám sát, thanh tra nhằm bảo đảm vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp được quản lý, sử dụng hiệu quả.

Theo đại biểu, thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước. Do đó, Dự thảo Luật cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ giữa ba chủ thể này.

Đồng thời, Dự thảo Luật cần có những quy định nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động hơn, tự tin hơn trong sử dụng vốn nhà nước vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm các thủ tục rườm rà không cần thiết.

Đồng quan điển, đại biểu Nguyễn Thị Phú Hà (Đoàn Hòa Bình) đề nghị Cơ quan soạn thảo cần rà soát lại các quy định của Luật hiện hành, những nội dung không phù hợp nhằm giảm bớt thủ tục liên quan về quản lý, quản trị.

Theo đại biểu, không phải tất cả các nội dung cứ phải xin ý kiến cơ quan đại diện chủ sở hữu mà giao quyền lại cho doanh nghiệp. Cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ nên giao những chỉ tiêu về lợi nhuận, chỉ tiêu về người lao động để các doanh nghiệp không tự động được phát sinh quá nhiều chi phí.

“Các vấn đề liên quan về kế hoạch chiến lược thì nên để cho các doanh nghiệp tự chủ để làm sao doanh nghiệp chớp được thời cơ, cơ hội đầu tư, sản xuất kinh doanh” - đại biểu Nguyễn Thị Phú Hà nhấn mạnh.

50b7b5b4c0337b6d2222.jpg

Quan điểm là vốn của Nhà nước sau khi giao về cho doanh nghiệp thì đã trở thành vốn của doanh nghiệp và doanh nghiệp phải được toàn quyền tự chủ trong hoạt động điều hành sản xuất và chịu trách nhiệm trước Đảng, trước cơ quan quản lý vốn nhà nước về đồng vốn đó. Như thế thì mới xử lý được, mới nâng cao được hiệu quả của các DNNN, còn nếu doanh nghiệp không có quyền tự chủ cao như thế thì không thể làm được.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh

Cần quy định thông thoáng đi đôi với tăng cường thanh tra, giám sát

Đại biểu Phạm Đức Ấn (Đoàn TP. Hà Nội) nêu quan điểm, sửa đổi Luật lần này cần quan tâm đến các quy định về kiểm tra, giám sát, phòng ngừa. Sửa đổi luật cũng cần tính đến cơ chế đánh giá tổng thể mục tiêu đạt được của DNNN, không đi sâu vào các hành vi cụ thể của DNNN, cần có các quy định đủ thông thoáng, đủ tin tưởng vào đội ngũ doanh nhân vì sự phát triển chung của đất nước.

Đại biểu nhấn mạnh, việc chuyển từ quản lý hành vi sang quản lý mục tiêu là sự thay đổi rất lớn, đúng định hướng. Bởi nếu chỉ vì mục tiêu lợi nhuận và quản lý quá chặt chẽ, doanh nghiệp sẽ khó nắm bắt cơ hội. Vì nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp tư nhân không sẵn sàng đầu tư, nên DNNN phải vào cuộc đầu tư.

202411231127120122_dsc_7105.jpg
Đại biểu Phạm Đức Ấn phát biểu thảo luận. Ảnh: PHẠM THẮNG

Nếu chỉ quản lý theo hướng giao mục tiêu lợi nhuận, sẽ không đạt được mục tiêu thay đổi mang tính gia tăng cho Nhà nước, nên chỉ đi theo lợi nhuận đơn thuần. Do đó, đại biểu đề xuất có thể tách các loại hình DNNN đầu tư vốn để tăng lợi nhuận đơn thuần và loại hình DNNN thực hiện chính sách nhà nước để đạt được các mục tiêu chiến lược cụ thể.

Theo đại biểu Vũ Hồng Thanh (Đoàn Quảng Ninh), hiện nay, có rất nhiều lĩnh vực mới, do đó, cần có cơ chế khuyến khích, cho phép các DNNN tham gia vào những lĩnh vực mới này, bởi đây là một nguồn lực vật chất quan trọng trong kinh tế của Nhà nước. Hiện nay, vẫn chưa có cơ chế để đầu tư hay các hình thức để đầu tư của các DNNN nên các doanh nghiệp vẫn đang “bị trói”.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn TP.Hà Nội) chỉ rõ, trong Luật hiện hành có sự lẫn lộn giữa quyền quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu và đại diện doanh nghiệp, nên khó quy trách nhiệm trong việc để xảy ra thất thoát. Vì vậy, Dự thảo Luật mở rộng quản lý đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 50% là phù hợp, tuy nhiên, cần có nguyên tắc quản lý đối với loại hình này.

Đại biểu đồng tình với các nguyên tắc nêu trong dự thảo luật, nhưng cần bổ sung làm rõ các nguyên tắc: tiền vốn nhà nước đã đầu tư cho doanh nghiệp phải trở thành vốn của doanh nghiệp (nếu quy định vốn của nhà nước thì phải quản lý theo Luật Ngân sách nhà nước), đồng thời bổ sung quy định Nhà nước trở thành người sở hữu cổ phần tương ứng với tỷ lệ vốn góp. Cùng với đó, cần phân định rõ quản lý vốn nhà nước như thế nào, tránh tình trạng can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, phân định rõ quản lý hoạt động đầu tư tiền của Nhà nước vào doanh nghiệp có quyền có thoái vốn, tái cấu trúc vào doanh nghiệp khác hay không; tiền vốn của Nhà nước dùng vào mục đích nào, có cơ chế kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn ra sao?

“Phải giao nhiệm vụ, giao chỉ tiêu cho doanh nghiệp được Nhà nước đầu tư tiền vào thì phải thực hiện nghĩa vụ gì; đồng thời, phải kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền đó chứ không phải làm thay” - đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh

Đại biểu Nguyễn Thành Trung (Đoàn Yên Bái) cũng nhấn mạnh quan điểm, trao quyền chủ động cho doanh nghiệp, song Nhà nước vẫn phải tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đồng thời, cần nêu rõ trách nhiệm giải trình và tính công khai, minh bạch trong hoạt động sản kinh doanh của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư.

Cùng chuyên mục
  • PV GAS giới thiệu các nhà phân phối chính thức LNG trên toàn quốc
    19 ngày trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Tháng 9/2024, chuyến tàu chở những tấn LNG đầu tiên từ miền Nam ra miền Bắc đã về tới ga Đông Anh - Hà Nội, đánh dấu cột mốc quan trọng khi LNG bắt đầu được cung cấp cho các đơn vị sử dụng tại miền Bắc. Đến nay, PV GAS có 3 ba nhà phân phối chính thức LNG trên phạm vi toàn quốc.
  • Supe Lâm Thao là nhà tài trợ chính của Giải bóng chuyền Cúp Hùng Vương
    19 ngày trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Chiều ngày 21/11/2024, tại Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ và Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao đã tổ chức Lễ ký kết chương trình hợp tác tổ chức Giải bóng chuyền Cúp Hùng Vương. Theo đó Supe Lâm Thao là Nhà tài trợ chính Giải bóng chuyền Cúp Hùng Vương giai đoạn 2025-2030.
  • Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4: Khẳng định bàn tay, khối óc người lao động LILAMA
    20 ngày trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 đang trong quá trình hoàn thiện để đốt lửa lần đầu vào cuối tháng 12/2024 và dự kiến bàn giao cho chủ đầu tư vào tháng 6/2025. Đây cũng là dự án nhiệt điện sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) đầu tiên tại Việt Nam, do liên danh nhà thầu Samsung C&T Corporation, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) đảm nhiệm vai trò tổng thầu EPC.
  • SABECO được vinh danh trong  Top 100 nơi làm việc tốt nhất  Việt Nam năm 2024
    20 ngày trước Doanh nghiệp
    Ngày 19.11..2024, SABECO tiếp tục được được tổ chức Anphabe xướng tên góp mặt trong danh sách Top 100 nơi làm việc tốt nhất năm 2024. Đây là phần thưởng xứng đáng đối với doanh nghiệp bởi ngay từ khi được thành lập cho đến nay Tổng công ty cổ phần Bia –Rượu- Nước giải khát Sài Gòn luôn được đánh giá là có môi trường làm việc an toàn cùng với chế độ lương thưởng hấp dẫn.
  • Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao, cung ứng ổn định cho nông dân Việt Nam
    21 ngày trước Doanh nghiệp
    Với rất nhiều nỗ lực, cố gắng, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh. Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
Để doanh nghiệp chủ động, tự tin hơn trong sử dụng vốn nhà nước