doanh nghiệp nhà nước

Bài 4: Cần thể chế hóa những chủ trương lớn vào trong Luật
(BKTO) - Qua nghiên cứu Dự thảo Luật Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN), Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã phân tích và chỉ ra một số điểm còn bất hợp lý và đề xuất cơ quan soạn thảo xem xét, điều chỉnh để đảm bảo sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật, nhất là thể chế hóa được những chủ trương lớn vào trong Luật.
  • (BKTO) - Thực tế cho thấy, do còn nhiều vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), nên cần thể chế hoá các văn bản quy phạm pháp luật để tháo gỡ nút thắt, giải phóng nguồn lực cho DN, kích hoạt cơ chế năng động, nhạy bén để DNNN đóng góp ngày càng lớn hơn, xứng tầm cho phát triển kinh tế đất nước.
  • (BKTO) - Tại Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã xác định, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mà trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty (TĐ, TCT) nhà nước là 1 trong 3 nhiệm vụ trọng tâm cấp bách trong quá trình tái cấu trúc tổng thể nền kinh tế Việt Nam. Nhìn lại quá trình triển khai trong thực tế, Kiểm toán nhà nước (KTNN) ghi nhận những kết quả tích cực, nhưng đồng thời chỉ ra nhiều bất cập, hạn chế.
  • (BKTO) - Hiện nay, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (UBQLV) làm đại diện chủ sở hữu tại 19/143 doanh nghiệp (DN) do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 19 tập đoàn, tổng công ty (TĐ, TCT) này chiếm 65,3% tổng doanh thu của 143 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) năm 2023; tổng số lỗ phát sinh của 1/19 TĐ, TCT này cũng chiếm gần trọn vẹn tổng số lỗ của 143 DN... Việc quản lý và sử dụng vốn tại các TĐ, TCT thuộc UBQLV đang đặt ra một số vấn đề như: Chưa thực sự phát huy hết tính chủ động, vai trò chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN chưa được làm rõ...