Đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau bão

(BKTO) - Sau cơn bão Yagi, mức độ thiệt hại đối với tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp (DN) rất nặng nề. Do đó, cần những chính sách kinh tế phù hợp để DN các tỉnh miền Bắc nhanh chóng tái thiết, khôi phục sản xuất kinh doanh.

ah.jpg
Nhiều tàu cá khai thác thủy hải sản, tàu du lịch, lồng bè nuôi trồng thủy hải sản trên mặt biển bị thiệt hại nặng nề sau bão Yagi. Ảnh S.T

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, báo cáo của các DN và hiệp hội cho thấy mức độ thiệt hại đối với tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều DN rất nặng nề, ước tính hàng nghìn tỷ đồng. Nhiều tài sản có giá trị lớn của không ít DN đã bị hư hỏng như nhà xưởng, tàu thuyền, phương tiện giao thông, máy móc, trang thiết bị, hàng hóa…

Phần lớn các DN khác tại các tỉnh miền Bắc chịu ảnh hưởng gián tiếp như phải đóng cửa, ngừng sản xuất kinh doanh hoặc giảm năng suất, doanh số... Việc khôi phục sản xuất kinh doanh của nhiều DN hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế và sinh kế của nhiều người dân, người lao động.

VCCI cho biết, cộng đồng DN cảm ơn những nỗ lực rất lớn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các lực lượng chức năng tại địa phương và đồng bào nhân dân cả nước trong những ngày qua, nhằm giúp đỡ DN và người dân các tỉnh miền Bắc chịu ảnh hưởng của cơn bão.

“Đây là thời điểm rất cần những chính sách kinh tế phù hợp để DN các tỉnh miền Bắc nhanh chóng tái thiết, khôi phục sản xuất kinh doanh, góp phần giảm thiệt hại về lâu dài của cơn bão, bảo đảm sinh kế cho người dân” - VCCI nêu quan điểm.

Trên cơ sở tập hợp ý kiến của các DN, hiệp hội, nhằm hỗ trợ DN phục hồi sau bão, VCCI đề xuất một số nội dung chính sách.

Đối với các ngành, lĩnh vực, địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất từ bão Yagi, gồm tàu cá khai thác thủy hải sản, tàu du lịch, lồng bè nuôi trồng thủy hải sản trên mặt biển, sông, suối, ao hồ, đề xuất hỗ trợ thiệt hại thực tế đối với lồng bè nuôi trồng thủy hải sản theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP; đề nghị cân nhắc tăng mức tiền hỗ trợ và áp dụng cho cả các DN nuôi trồng thủy hải sản.

Cụ thể, hỗ trợ thiệt hại thực tế đối với tàu cá, tàu du lịch. Biện pháp hỗ trợ là theo định mức; ủy ban nhân dân cấp xã cùng chủ tàu thống kê thiệt hại. Đồng thời, miễn tiền thuê mặt nước cho các cơ sở nuôi trồng thủy hải sản đến hết năm 2025. Miễn các loại phí và lệ phí có liên quan như lệ phí ra vào cảng biển, cảng bến thủy nội địa, phí sử dụng vị trí neo đậu trong khoảng 6 tháng đến 1 năm.

Bên cạnh đó, Nhà nước hỗ trợ 50 - 70% chi phí mua bảo hiểm cho các loại tàu cá, tàu du lịch đến hết năm 2025. Cân nhắc việc miễn hoặc giảm 50% số thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với đối tượng này trong khoảng 4 - 6 tháng. Cân nhắc việc giảm các khoản nộp cho bảo hiểm xã hội, miễn phần kinh phí công đoàn nộp lên cấp trên cơ sở trong khoảng 4 - 6 tháng.

Đối với các ngành, lĩnh vực khác tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão lũ, đề xuất nhanh chóng thực hiện biện pháp hỗ trợ phục hồi sản xuất nông nghiệp được quy định tại Nghị định 02/2017/NĐ-CP. Đề nghị mở rộng diện được nhận hỗ trợ gồm cả các DN sản xuất nông nghiệp chịu thiệt hại bởi bão lũ và cân nhắc nâng mức hỗ trợ cho phù hợp.

Cân nhắc giảm thuế GTGT đối với xăng dầu từ mức 10% xuống mức 8% từ tháng 9 -12/2024 đối với các cơ sở bán lẻ xăng dầu tại các địa phương chịu thiệt hại bởi bão lũ, đặc biệt là các địa phương vùng núi phía Bắc; giảm thuế GTGT đối với mặt hàng điện từ mức 8% xuống 6% đối với các khách hàng sử dụng điện tại các địa phương chịu thiệt hại bởi bão lũ.

Cân nhắc việc tiếp tục gia hạn thời điểm nộp thuế GTGT, thu nhập DN và tiền thuê đất cho các DN tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão lũ sang năm 2025.

Đồng thời, cân nhắc việc giãn thời điểm nộp các khoản nộp cho bảo hiểm xã hội từ 4 - 6 tháng cho các DN tại các địa phương chịu thiệt hại của bão lũ. Cân nhắc giảm 50% kinh phí công đoàn nộp lên cấp trên cơ sở cho các DN tại các tỉnh chịu thiệt hại của bão lũ đến hết tháng 12/2024 và giãn thời điểm nộp đến năm 2025.

VCCI cũng kiến nghị tiếp tục gia hạn thực hiện chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ tại Thông tư số 02/2023/TT-NHNN và Thông tư 06/2024/TT-NHNN áp dụng cho các nghĩa vụ trả nợ từ nay đến tháng 6/2025 đối với các khoản vay của khách hàng sản xuất, kinh doanh tại khu vực chịu ảnh hưởng của bão Yagi.

Ngoài ra, VCCI đề nghị Thủ tướng chỉ đạo việc chi Quỹ phòng chống thiên tai để cứu trợ, khắc phục hậu quả của bão Yagi. Đây là Quỹ do DN và người lao động đóng góp nhưng đến năm 2023 còn kết dư gần 2.000 tỷ đồng./.

Cùng chuyên mục
  • Kỷ niệm 34 năm thành lập Tổng công ty Khí Việt Nam: PV GAS “Dám nghĩ, dám làm” nắm bắt vận hội mới
    8 ngày trước Doanh nghiệp
    Năm 2024, PV GAS bước sang tuổi 34 (20/9/1990 – 20/9/2024) với những thành tựu đáng tự hào, gắn với sự phát triển lớn mạnh của ngành công nghiệp khí Việt Nam. Đứng trước những thời cơ và thách thức mới trong giai đoạn chuyển đổi mang tính chất bước ngoặt, PV GAS đã cho thấy tinh thần “Dám nghĩ, dám làm”, “Một đội ngũ, một mục tiêu” để nắm bắt những vận hội mới, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và mạnh mẽ hơn trong tương lai.
  • Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa được tổ chức nhân Ngày truyền thống của PVFCCo
    8 ngày trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Ngày 21/9, Công đoàn Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) tổ chức chương trình Tọa đàm “Giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình Đổi mới sáng tạo Dầu khí”; vận động tương tác các trang thông tin PVFCCo trên nền tảng số và trao trợ cấp cho người lao động bị bệnh hiểm nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
  • Dồn lực thi công đưa dự án Quảng Ngãi - Hoài Nhơn “về đích” vượt tiến độ
    10 ngày trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Là dự án thành phần có quy mô lớn và phức tạp nhất trong dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025 với chiều dài 88km và 3 hầm xuyên núi. Sau khi được địa phương bàn giao đủ 100% mặt bằng, và hưởng ứng chiến dịch 500 ngày đêm hoàn thành 3.000km cao tốc Bắc - Nam vào năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động, Tập đoàn Đèo Cả đã tăng cường nhân sự, máy móc thiết bị, tổ chức thi công 3 ca 4 kíp để đẩy nhanh sản lượng, đặt mục tiêu hoàn thành dự án vào cuối năm 2025 (vượt tiến độ 8 tháng so với hợp đồng).
  • Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính toàn diện bằng giải pháp công nghệ
    11 ngày trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Mới đây, Công Ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Tập đoàn FPT đã tổ chức thành công buổi lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện. Đây là sự kiện tiếp nối chuỗi dự án chuyển đổi số tài chính toàn diện của Vinamilk trong chiến lược phát triển bền vững, góp phần nâng cao vị thế thương hiệu của Vinamilk trên thị trường Việt Nam và quốc tế.
  • SABECO đồng hành cùng Trung ương Đoàn hỗ trợ các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại sau bão YAGI
    11 ngày trước Doanh nghiệp
    Trước những thiệt hại nặng nề của nhiều tỉnh đồng bằng và miền núi phía Bắc do cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây ra, ngày 17 tháng 9 năm 2024 – Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã triển khai hoạt động hỗ trợ sau thiên tai đối với 6 tỉnh phía bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi, thông qua sự hợp tác với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (Trung ương Đoàn), các cơ quan địa phương, đối tác truyền thông và kinh doanh của công ty.
Đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau bão