Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP phải đáp ứng nhiều tiêu chí

(BKTO) - Bộ Công Thương vừa ban hành về tiêu chí Điểm giới thiệu và bán sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2023-2025 tại Quyết định số 950/QĐ-BCT.

1.1.jpg
Một điểm bán sản phẩm OCOP tại Nha Trang. Ảnh minh họa: VGP

Theo đó, tiêu chí về Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP phải được đặt tại các vị trí có giao thông thuận lợi, đông người qua lại, tập trung nhiều khách du lịch, khu dân cư đông đúc.

Cụ thể phải đáp ứng một trong các tiêu chí như: tại khu vực các cửa hàng ở nhà ga, sân bay, bến xe, bến tàu; các trạm, điểm dừng, nghỉ trên cao tốc, quốc lộ; tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ; tại các cửa hàng trong khu du lịch, nhà hàng, khách sạn.

Hoặc đặt tại các khu vực làng nghề, làng nghề truyền thống; các khu trung tâm dịch vụ thương mại cấp huyện, xã, các khu, cụm công nghiệm; các trung tâm hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; các Bưu cục/Bưu điện văn hóa xã trên mạng lưới bưu chính công cộng.

Về các tiêu chí sản phẩm tại các Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm phải đáp ứng nhu cầu của thị trường, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, quy định của pháp luật về an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng và môi trường.

Cụ thể phải đáp ứng các tiêu chí như: sản phẩm đạt hạng 3 sao trở lên theo Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được Thủ tướng Chính phủ ban hành; sản phẩm trong danh mục sản phẩm chủ lực của tỉnh; sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu; sản phẩm là đặc trưng, đặc sản, tiềm năng, lợi thế của địa phương, vùng miền do Sở Công Thương lựa chọn.

Bộ Công Thương cũng yêu cầu sản phẩm được giới thiệu và bán phải có tên, bao bì, xuất xứ và ghi nhãn hàng hóa sản phẩm theo quy định; có mã số, mã vạch đối với những loại sản phẩm có thể đăng ký nhằm tạo thuận tiện cho công tác quản lý và giám sát của khách hàng.

Sản phẩm phải được niêm yết giá bán, thể hiện rõ ràng trên nhãn mác, bao bì hoặc được niêm yết tại giá hàng, quầy hàng, điểm kinh doanh. Sản phẩm có bảo hành phải ghi rõ thời hạn và điều kiện, địa điểm bảo hàng.

Đối với sản phẩm nông sản thực phẩm phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.

Theo Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương), việc đáp ứng những tiêu chí đưa ra sẽ giúp quảng bá, đẩy mạnh tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất, phát triển làng nghề, sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm có tiềm năng, lợi thế của các địa phương.

Cùng chuyên mục
  • Bộ Xây dựng phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 đạt trên 95% kế hoạch
    một năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Bộ Xây dựng vừa ban hành Chỉ thị số 03/CT-BXD về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư thuộc Bộ Xây dựng và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023. Theo đó, Bộ phấn đấu, đến hết ngày 31/01/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước năm 2023 phải đạt trên 95% kế hoạch vốn được giao.
  • Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp
    một năm trước Đầu tư
    Thời gian qua, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành nông nghiệp còn rất hạn chế. Thực trạng đó đòi hỏi các ngành chức năng phải dành sự quan tâm thích đáng, có các chính sách khả thi nhằm thúc đẩy làn sóng đầu tư FDI vào lĩnh vực này để hiện thực hóa mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới vào năm 2050 theo định hướng của Chính phủ.
  • Kịch bản nào cho thị trường bất động sản?
    một năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Kết thúc quý I/2023, nhìn chung thị trường bất động sản (BĐS) vẫn trong trạng thái khá trầm lắng. Bước sang quý II, sau hàng loạt động thái tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, kỳ vọng được đặt ra là thị trường BĐS sẽ có những tín hiệu phục hồi, khởi sắc.
  • Băn khoăn quy định về điều tiết thị trường bất động sản
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Tại Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) vừa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, Chính phủ dành một chương riêng quy định về bình ổn, điều tiết thị trường trong trường hợp thị trường bất động sản “sốt nóng” hoặc “đóng băng”. Tuy nhiên, nhiều ý kiến bày tỏ băn khoăn về tính hợp lý, khả thi của quy định này.
  • Doanh nghiệp cần môi trường pháp lý ổn định để phát triển
    một năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Việc giảm rủi ro pháp lý, tăng cường tính ổn định của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa lớn trong việc thu hút doanh nghiệp (DN) đầu tư vào các dự án lớn và tăng động lực để các DN đầu tư, kinh doanh bền vững hơn. Do đó, yêu cầu đặt ra là cần nâng cao tính ổn định của các quy định pháp luật, góp phần tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho hoạt động của DN.
Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP phải đáp ứng nhiều tiêu chí