Định hướng kiểm toán Chuyên đề nông thôn mới 2016

(BKTO)-Thực hiện nhiệm vụ được Tổng Kiểmtoán Nhà nước giao, KTNN chuyên ngành II đã chủ trì thực hiện cuộc kiểm toán Chuyênđề Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn2011-2014. Đây là cuộc kiểm toán lồng ghép, có quy mô lớn, kiểm toán tổng hợptại Bộ NN&PTNN, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước và kiểm toánchi tiết tại 31 tỉnh, thành phố do KTNN chuyên ngành II và 13 KTNN khu vực thựchiện.




Qua kiểm toán đã phát hiện nhiều bất cập trong công việc huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình nông thôn mới. Ảnh: TS
Theo tổng hợp kết quả kiểm toán của KTNN chuyên ngành II sau khi hoàn thành cuộc kiểm toán: cơ bản công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng NTM được các bộ, ngành, địa phương thực hiện theo quy định; đến hết năm 2014, cả nước có 785 xã trên địa bàn 58/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn NTM, đạt 8,8% trên tổng số xã xây dựng NTM (8.912 xã) và bình quân mỗi xã đạt 10 tiêu chí, tăng 5,38 tiêu chí/xã so với năm 2010, có 5 huyện được công nhận đạt chuẩn NTM.

Bên cạnh kết quả đạt được, kết quả kiểm toán đã chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện Chương trình xây dựng NTM, cũng như hạn chế trong công tác kiểm toán Chuyên đề này.

Cụ thể, trong công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện Chương trình, một số bộ, ngành đã ban hành văn bản triển khai chưa kịp thời; cơ chế, chính sách thiếu đồng bộ; chưa thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao. Đáng chú ý như: chậm ban hành văn bản về quy hoạch xây dựng xã NTM; hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí chưa phù hợp; chưa ban hành văn bản hướng dẫn hoặc ban hành không kịp thời, nhất là các văn bản hướng dẫn về cơ chế lồng ghép các chương trình, dự án…

Trong công tác giải ngân và quyết toán kinh phí Chương trình, Kho bạc Nhà nước T.Ư chỉ tổng hợp được số giải ngân đối với nguồn ngân sách T.Ư, vốn trái phiếu Chính phủ, chứ không theo dõi, tổng hợp được số giải ngân đối với nguồn ngân sách địa phương. Hàng năm, Bộ Tài chính chỉ thực hiện tổng hợp quyết toán kinh phí đối với tất cả các Chương trình Mục tiêu quốc gia, chứ không phản ánh riêng Chương trình NTM.

Bên cạnh đó, một số chế độ, chính sách, quy định của Chương trình NTM còn hạn chế và chưa phù hợp như việc xác định mục tiêu, tổ chức quản lý thực hiện Chương trình; tổ chức hoạt động của Chương trình; chưa có hướng dẫn cơ chế huy động các nguồn lực đối với từng vùng, miền, địa phương và tỷ lệ hỗ trợ từ NSNN; việc tổng hợp quyết toán vốn ngân sách địa phương đầu tư thực hiện chương trình còn gặp nhiều khó khăn. Đơn cử như mục tiêu đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn NTM, đến năm 2020 có 50% số xã đạt chuẩn NTM nhưng không có mục tiêu cụ thể cho từng vùng, miền, địa phương; các bộ, ngành chưa ban hành văn bản hướng dẫn về quy hoạch xây dựng NTM đối với cấp tỉnh và huyện; việc hướng dẫn tiêu chí của một số bộ, ngành chưa phù hợp với điều kiện đặc thù ở các vùng khó khăn, nhất là tiêu chí về cơ sở hạ tầng… Cùng với đó, qua kiểm toán cũng phát hiện nhiều bất cập trong việc huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình NTM, về quy hoạch xây dựng NTM và trong phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội.

Hạn chế, tồn tại trong công tác thực hiện kiểm toán Chuyên đề Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM chủ yếu là do một số đơn vị không tổng hợp số liệu tình hình kinh phí của tỉnh, thành phố mà chỉ tổng hợp số liệu đối với các huyện được kiểm toán gây khó khăn cho công tác tổng hợp, đối chiếu số liệu; một số báo cáo kiểm toán mới chỉ xác định số nợ đọng xây dựng cơ bản đối với các dự án được kiểm toán, không đánh giá và xác định được số nợ đọng xây dựng cơ bản đối với các công trình, dự án thuộc Chương trình NTM giai đoạn 2010-2014 của toàn tỉnh, thành phố. Kết quả kiểm toán tại tỉnh, thành phố chưa tập trung nhiều vào công tác kiểm toán tổng hợp.

Nguyên nhân chính của những bất cập trên là do Chương trình NTM triển khai trên phạm vi toàn quốc, địa bàn nông thôn khó khăn và phức tạp. Chương trình do nhiều sở, ngành và các huyện quản lý nên việc chỉ đạo, điều hành thiếu tập trung thống nhất. Các sở, ngành chỉ tập trung ở giai đoạn phân bổ kế hoạch, tham mưu và hướng dẫn, UBND các xã trực tiếp quản lý điều hành trong khi ban quản lý dự án của xã phần lớn còn thực hiện kiêm nhiệm, nhìn chung năng lực còn hạn chế. Đồng thời, do chưa có hướng dẫn quy định trách nhiệm của bộ, ngành và các tỉnh, thành phố thực hiện việc tổng hợp quyết toán riêng đối với Chương trình. Cơ chế, chính sách quản lý, điều hành Chương trình đa dạng, phức tạp, vừa theo trình tự quản lý đầu tư xây dựng là chính, vừa theo các quy định khác.

Để thực hiện cuộc kiểm toán Chuyên đề Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM năm 2016 đạt chất lượng, hiệu quả, KTNN chuyên ngành II đề xuất như sau:

Một là, trên cơ sở Đề cương kiểm toán Chương trình đã được Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành, đề nghị các đơn vị tham mưu, các KTNN khu vực tham gia đóng góp ý kiến chỉnh sửa, bổ sung để KTNN chuyên ngành II hoàn thiện, nhằm đảm bảo đầy đủ, thống nhất nội dung, kết cấu, hồ sơ, mẫu biểu, tạo thuận lợi trong quá trình thực hiện kiểm toán.

Hai là, trong quá trình thẩm định, xét duyệt dự thảo các báo cáo kiểm toán cần lưu ý đến tính nhất quán về nhận xét, đánh giá và kiến nghị đối với các phát hiện kiểm toán, thuận lợi trong công tác tổng hợp số liệu, kết quả kiểm toán của toàn ngành, nhất là xử lý tài chính.

Ba là, tập trung trí tuệ và dành nhiều thời gian cho công tác kiểm toán tổng hợp, xác định đầy đủ các chỉ tiêu theo đề cương hướng dẫn, nhất là chỉ tiêu về nợ đọng xây dựng cơ bản để làm cơ sở đánh giá, kiến nghị với cấp có thẩm quyền. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên, tổ kiểm toán từ khâu xây dựng kế hoạch kiểm toán chi tiết của tổ kiểm toán đến khâu tổ chức thực hiện.

Bốn là, thực hiện kiểm toán hoạt động đối với Chuyên đề nhằm tập trung đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong việc tổ chức thực hiện và hiệu quả mục tiêu thực hiện chương trình, hiệu quả chính sách hỗ trợ, phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Năm là, tăng cường công tác quản lý, quán triệt nội dung, mục tiêu kiểm toán, quy chế Đoàn kiểm toán… trước khi thực hiện các cuộc kiểm toán, đồng thời sau mỗi đợt kiểm toán cần tổ chức đánh giá những mặt còn hạn chế nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm trước khi triển khai các đợt kiểm toán tiếp theo.

H.THOAN
Cùng chuyên mục
Định hướng kiểm toán Chuyên đề nông thôn mới 2016