Doanh nghiệp tài chính, bất động sản nộp thuế giảm

(BKTO) - Nhiều doanh nghiệp nộp thuế giảm mạnh, trong đó số thuế giảm sâu thuộc các doanh nghiệp tài chính, bất động sản.



                
   

Nhiều doanh nghiệp bất động sản có số thuế nộp giảm. Ảnh: T.H

   

Theo Cục Thuế TP. HCM, tổng thu nội địa trong 2 tháng được 51.658 tỷ đồng, đạt 17,76% dự toán năm 2020, tăng 2,58% so cùng kỳ năm 2019. Trong đó, tình hình thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều lĩnh vực giảm.

Số thu từ khu vực kinh tế nhà nước thực hiện 2 tháng được 4.198 tỷ đồng, đạt 14,72% dự toán năm, giảm 7,14% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, khu vực DNNN Trung ương thực hiện thu 2 tháng được 2.779 tỷ đồng, giảm 3,31% so với cùng kỳ năm 2019. Khu vực DNNN Trung ương là khu vực có số thuế thu nhập doanh nghiệp tăng cao nhất trong khu vực kinh tế (tăng 26,16%, tương ứng tăng 210 tỷ đồng).

Nguyên nhân do một số công ty có số nộp tăng cao, như: Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam nộp tăng 417,68% (tương ứng tăng 200 tỷ đồng), Tổng Công ty Điện lực Miền Nam TNHH nộp tăng 442,19% (tương ứng tăng 70 tỷ đồng).

Khu vực DNNN địa phương thực hiện thu 2 tháng được 1.419 tỷ đồng, giảm 13,83% tương ứng giảm 228 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, tổng thu và các khoản thu chính đều giảm mạnh so cùng kỳ. Nguyên nhân, một số doanh nghiệp có số thuế nộp giảm, như: Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn - TNHH Một thành viên nộp giảm 46,31% (tương ứng giảm 122 tỷ đồng); Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TPHCM nộp giảm 49,96% (tương ứng giảm 69 tỷ đồng); Công ty TNHH Một Thành viên Dịch vụ Công Ích Quận 4 nộp giảm 65,35% (tương ứng giảm 50 tỷ đồng).

Số thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) trong 2 tháng thu được 13.971 tỷ đồng, tăng 5,42% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là khu vực duy nhất trong 4 khu vực kinh tế có tổng thu tăng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức thấp so với tốc độ tăng trưởng của năm trước.

Số thu từ khu vực doanh nghiệp công thương nghiệp ngoài quốc doanh được 14.324 tỷ đồng, giảm 2,34% so với cùng kỳ năm 2019. Khu vực này có số thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 4 khu vực kinh tế (chiếm 44%) và có tổng thu giảm do sự sụt giảm của khối ngành bất động sản và tài chính ngân hàng.

Trong đó, Ngân hàng TMCP Á Châu nộp giảm 29,09%; Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng nộp giảm 45,3%; Công ty CP Chứng khoán SSI nộp giảm 39,13%; NHTMCP Sài Gòn Thương Tín nộp giảm 14,2%; Công ty CP BĐS Bình Thiên An nộp giảm 77,12%; Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Unicons nộp giảm 73,23%; Công ty CP Địa ốc Đại Quang Minh nộp giảm 65,27%; Công ty CP Hà Đô - 756 Sài Gòn nộp giảm 78,72%; Công ty CP Đầu tư xây dựng Ricons nộp giảm 75,92%; Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình nộp giảm 34,57%.

Một số khoản thu tăng so với cùng kỳ là: Thuế thu nhập cá nhân tăng 13,83%; thu tiền sử dụng đất tăng 14,8%; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tăng 7,84%; thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước tăng 25,74%; thu tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước tăng 43,43%; thu tiền thuế bảo vệ môi trường tăng 9,12%; thu khác ngân sách tăng 13,84%; thu lợi nhuận sau thuế tăng 7,69%; thu xổ số kiến thiết tăng.
Theo haiquanonline.com.vn
Cùng chuyên mục
  • Hạn chế thất thoát thuế trong lĩnh vực  kinh doanh bất động sản
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Những năm gần đây, ngoài việc thu hồi đất để thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhiều địa phương còn thực hiện đổi đất lấy hạ tầng nhằm xây dựng các khu đô thị. Do nhu cầu chỗ ở tăng nên kinh doanh bất động sản (BĐS) ngày càng phát triển, nhiều địa phương có khoản thu ngân sách từ hoạt động này. Thực tiễn quá trình kiểm toán cho thấy, Nhà nước cần rà soát lại các khoản thu theo quy định của Luật Thuế, Luật Đất đai và các luật có liên quan đối với lĩnh vực kinh doanh này để hạn chế kẽ hở làm giảm nguồn thu cho NSNN.
  • Doanh nghiệp du lịch chuẩn bị  phương án phục hồi sau đại dịch
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 đã khiến du lịch - ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam - chịu thiệt hại nặng nề. Nhiều chuyên gia dự báo, sau thời kỳ suy giảm trầm trọng, sẽ có một giai đoạn trì trệ và hoạt động cầm chừng. Nhưng sau đó sẽ là giai đoạn bùng nổ khách du lịch quay trở lại Việt Nam nhờ những thay đổi mạnh mẽ, kịp thời và mang tính bền vững để ứng phó với tình hình mới của Chính phủ.
  • Chủ động dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó với dịch bệnh
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Trước tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19) diễn biến phức tạp, Chính phủ và các Bộ, ngành chức năng đã có những dự liệu, đồng thời, các nhà sản xuất, cung ứng lớn cũng đã chủ động dự trữ, lưu kho, đảm bảo cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho người dân, không để khan hàng, sốt giá.
  • Nghị định mới về kinh doanh vận tải: Hướng đi nào cho xe công nghệ?
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành quyết định dừng kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng. Theo đó, các hãng như Grab, Bee… sẽ phải chọn lựa một hình thức phù hợp theo quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP (Nghị định 10), thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/4/2020.
  • Nâng cao hiệu quả cải cách điều kiện kinh doanh
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Không thể phủ nhận những nỗ lực, quyết tâm cắt giảm điều kiện kinh doanh của Chính phủ đã mang lại nhiều kết quả tích cực, đáng ghi nhận. Trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới, các chuyên gia cho rằng, để đồng bộ với những nỗ lực của Chính phủ, các Bộ, ngành cần phải mạnh tay cắt giảm các điều kiện kinh doanh trong phạm vi quản lý của mình.
Doanh nghiệp tài chính, bất động sản nộp thuế giảm