Đổi mới quy trình thủ tục hải quan thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới

(BKTO) - - Do chưa có các quy định riêng về chính sách quản lý, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử xuyên biên giới nên hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hình thức giao dịch này thường gặp nhiều vướng mắc.

Mua hàng hóa nước ngoài ngày càng thuận tiện hơn

Thực tế cho thấy, sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của thương mại điện tử đang giúp việc mua hàng hóa ngày càng trở nên đơn giản và thuận tiện hơn, đặc biệt là mua hàng hóa nước ngoài. Trước đây, khi cần mua hàng hóa ngoại nhập, người tiêu dùng Việt Nam luôn phải chờ đợi đến khi có doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối lại, hoặc phải trực tiếp ra nước ngoài để tìm kiếm và đặt hàng.

Đổi mới quy trình thủ tục hải quan giúp thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới
Thương mại điện tử phát triển giúp doanh số mua ban xuyên biên giới tăng vọt. Ảnh minh họa

Còn hiện nay, chỉ cần truy cập vào các trang thương mại điện tử lớn như Amazon, Ebay, Alibaba… thì bất kì ai cũng có thể tiếp cận với hàng tỷ sản phẩm từ vô số nhà cung cấp trên toàn thế giới. Các hình thức thương mại điện tử xuyên biên giới rất đa dạng, người tiêu dùng có thể mua hàng toàn cầu thông qua trang web, ứng dụng, mạng xã hội, hoặc thông qua các ứng dụng mua hộ…

Việc đăng bán trực tiếp trên các trang thương mại điện tử quốc tế thông qua sự giám sát chất lượng của cơ quan quản lý, các trang thương mại điện tử uy tín là cách nhanh nhất để doanh nghiệp kết nối với khách hàng, tìm thị trường xuất khẩu và đối tác mới. Hình thức này vừa giúp giảm chi phí vận hành, vừa giúp phân phối sản phẩm đến người dùng cuối tại nhiều thị trường với chính thương hiệu của sản phẩm.

Theo thống kê tại Báo cáo Thương mại Điện tử Việt Nam của Bộ Công thương năm 2023, 35% người tiêu dùng mua hàng trên các website nước ngoài, 43% người tiêu dùng mua hàng của người bán nước ngoài trên sàn giao dịch thương mại điện tử Việt Nam; 3,9% sàn giao dịch thương mại điện tử có gian hàng của người bán nước ngoài, chiếm 4,7% tổng số gian hàng trên sàn; lượng đơn hàng thành công của người bán nước ngoài trên sàn giao dịch thương mại điện tử chiếm 7,8% tổng đơn hàng thành công trên sàn.

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu với việc tham gia hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA), nội dung về thương mại điện tử cũng bắt đầu xuất hiện trong các FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia, sẽ là động lực mới của nền kinh tế Việt Nam, góp phần kết nối trở lại chuỗi cung ứng xuyên biên giới đang bị đứt gãy do đại dịch, mở đường cho những sản phẩm vốn là thế mạnh của Việt Nam tiếp tục tiếp cận thị trường quốc tế.

Nhiều vướng mắc cần tháo gỡ

Mặc dù thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ nhưng do chưa có các quy định riêng về chính sách quản lý, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử nên hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử thường gặp khó khăn, vướng mắc, cản trở tính hiệu quả trong các giao dịch xuyên biên giới.

Đổi mới quy trình thủ tục hải quan giúp thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới
Ông Nguyễn Bắc Hải - Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan thông tin về những vướng mắc trong nhập khẩu hàng hóa từ các giao dịch thương mai điện tử xuyên biên giới. Ảnh: Đỗ Doãn

Cụ thể về các khó khăn, vướng mắc này, ông Nguyễn Bắc Hải - Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan cho biết, đó là các khâu về thủ tục hải quan liên quan đến hồ sơ, trong công tác đánh giá rủi ro, áp lực thông quan hàng hóa. Kế đến là những khó khăn trong công tác kiểm tra chuyên ngành, trong việc xác định giá trị hải quan…

‘‘Chính từ những vướng mắc trên, nhận thấy sự cần thiết trong việc đổi mới chính sách quản lý, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Quyết định số 431/QĐ-TTg ngày 27/3/2020. Tại quyết định phê duyệt đề án đã giao Bộ Tài chính chủ trì xây dựng Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giao dịch qua thương mại điện tử. Hiện dự thảo đã được Bộ Tài chính trình Chính phủ ký ban hành’’ - ông Hải nói.

Do số lượng các văn bản quá nhiều nên người mua hàng từ nước ngoài qua mạng gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục liên quan đến cấp phép, điều kiện, kiểm tra chuyên ngành khi mua hàng hóa của cá nhân, số lượng nhỏ. Thực tế này dẫn đến người mua không xin được giấy phép liên quan đến việc kiểm tra chuyên ngành số lượng hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử khi nhập khẩu nên đã từ bỏ, khiến cơ quan hải quan phải xử lý các lô hàng tồn đọng tại cửa khẩu với số lượng lớn.
Cùng chuyên mục
  • Quảng Ninh: Nợ thuế gia tăng
    8 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) – Cục Thuế Quảng Ninh cho biết, tổng số tiền thuế nợ ngành thuế Quảng Ninh quản lý ước tính đến ngày 30/6/2023 là 151.976 tỷ đồng, tăng 1,3% so với ngày 31/5 và tăng 2,8% so với ngày 31/12/2022.
  • Thu hút PPP để giảm gánh nặng cho ngân sách
    8 tháng trước Đầu tư
    (BKTO) - Trong bối cảnh nguồn lực công hạn chế, rất cần được ưu tiên cho những vùng khó khăn, đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) cần được hiện thực hóa một cách mạnh mẽ hơn thông qua việc đảm bảo cơ chế bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ của nhà đầu tư, Nhà nước và các bên liên quan, cũng như mạnh dạn áp dụng PPP với các dự án tư nhân có điều kiện thực hiện tốt.
  • Yên Bái: Thêm 7 dự án đầu tư, tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,2%
    8 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - 6 tháng đầu năm 2023, Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Yên Bái cấp mới quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 4 dự án với tổng số vốn đăng ký trên 531,7 tỷ đồng; tổng giá trị sản xuất công nghiệp của KCN tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2022.
  • Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vay nước ngoài
    8 tháng trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Thông tư mới của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi thực hiện vay nước ngoài như: Không yêu cầu so sánh chi phí vay khi cơ cấu nợ nước ngoài; không yêu cầu các khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm phải tuân thủ điều kiện vay…
  • Dòng vốn chảy chậm, nghịch lý “người dư thừa, kẻ túng thiếu”
    8 tháng trước Ngân hàng - Tín dụng
    (TBTCO) - Tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp và vòng quay tiền tệ trong nền kinh tế đang chậm lại cho thấy nguồn tiền cung ứng cho nền kinh tế rất thấp. Trong khi đó, thanh khoản của các ngân hàng lại vẫn dồi dào và đây là một nghịch lý đến từ sự phân hóa của 2 nhóm đối tượng. Một nhóm doanh nghiệp cần vốn kinh doanh nhưng khó tiếp cận do thiếu nhiều điều kiện cơ bản, trong khi đó, một nhóm dân chúng không nhìn thấy rõ các cơ hội đầu tư nên vẫn để tiền nằm yên bất động.
Đổi mới quy trình thủ tục hải quan thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới