Dòng vốn đầu tư kỷ lục vào Bình Thuận

(BKTO) - Sáng 22/9, tại TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã dự Hội nghị xúc tiến đầu tư Bình Thuận năm 2019, tỉnh có lợi thế lớn để phát triển kinh tế biển.




Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phát biểu tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Bình Thuận 2019. - Ảnh: VGP/Thế Phong


Cùng dự cólãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo tỉnh Bình Thuận, các cơ quan ngoại giao, các tổ chức, các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Trước sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, tỉnh Bình Thuận đã trao Quyết định chủ trương đầu tư cho 10 dự án, với tổng vốn đầu tư khoảng 23 nghìn tỷ đồng và ký thỏa thuận ghi nhớ đăng ký đầu tư cho 14 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 19 tỷ USD và 30.696 tỷ đồng Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Hai, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết Bình Thuận có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế và là cầu nối giữa các vùng Đông Nam Bộ - Tây Nguyên - Nam Trung Bộ, nằm liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Trong những năm qua, nhờ có sự quan tâm chỉđạo của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, đặc biệt là sự tham gia đóng góp của các doanh nghiệp, các nhàđầu tư, tỉnh Bình Thuận đã từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng và khai thác tiềm năng thế mạnh.

Hiện nay, Bình Thuận đang hội tụ rất nhiều điều kiện để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh thuận lợi và thành công. Đặc biệt làđột phá về hạ tầng giao thông khi các dựán trọng điểm như cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết - Nha Trang đang gấp rút triển khai, Cảng quốc tế Vĩnh Tân đi vào hoạt động, dựán sân bay Phan Thiết có nhiều tiến triển, các tuyến giao thông đối ngoại tạo hành lang Đông - Tây kết nối Bình Thuận với các khu vực kinh tếĐông Nam Bộ - Tây Nguyên - Nam Trung Bộđang được xúc tiến đầu tư.

Thông qua diễn đàn lần này, Bình Thuận giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, các quy hoạch, danh mục dựán ưu tiên thu hút đầu tư. Trong đó tập trung vào 3 trụ cột chính: Du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp, thương mại, khu đô thị, khu dân cư; công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng tái tạo; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Đặc biệt, lĩnh vực du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh sẽ thu hút đầu tư để hiện thực hóa Quyết định số 1772/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né, tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Hội nghị xúc tiến đầu tư lần này Bình Thuận đã có sự thay đổi căn bản về chiến lược thu hút đầu tư, về tầm nhìn, tư duy phát triển, kinh tế phát triển bền vững gắn với chủ đề Hội nghị “Kết nối tiềm lực – Phát triển bền vững”. Đây là mục tiêu lớn xuyên suốt, để làm được cần kết nối nhiều nguồn lực.

“Thông điệp Bình Thuận muốn gửi tới các nhà đầu tư rằng chúng tôi tiếp tục mạnh mẽ kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện và cam kết đồng hành để cộng đồng doanh nghiệp thành công. Chúng tôi tin tưởng rằng Bình Thuận sẽ là điểm đến đầu tư lý tưởng, hấp dẫn và an toàn và có những bước tiến quan trọng trong phát triển kinh tế trong những năm đến”, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận phát biểu.

                
   

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chứng kiến ký kết thỏa thuận đăng ký đầu tư vào tỉnh Bình Thuận. - Ảnh: VGP/Thế Phong

   

Tại hội nghị, các đại biểu được nghe nhiều ý kiến trao đổi với tinh thần xây dựng của các chuyên gia, nhàđầu tư, các tổ chức quốc tế đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề mà tỉnh Bình Thuận rất quan tâm, đặc biệt là các định hướng, giải pháp tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư vào tỉnh Bình Thuận.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình khẳng định Bình Thuận có kết cấu hạ tầng giao thông tương đối đồng bộ, tiềm năng phát triển điện gió, điện mặt trời là rất lớn, tiền năng du lịch phong phú, nhất là du lịch về biển đảo, sinh thái nghỉ dưỡng, bờ biển có cảnh quan thiên nhiên đẹp, di tích lịch sử văn hóa phong phú. Mũi Né được xác định là trung tâm du lịch của khu vực Đông Nam Á và châu Á – Thái Bình Dương. Tiềm năng đất còn rất lớn và đã có hệ thống thủy lợi khá đồng bộ, sẽ là thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao.

Nhờ việc nỗ lực trong đẩy mạnh thực hiện thu hút đầu tư, đến nay tỉnh Bình Thuận có 1.525 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 303 nghìn tỷ đồng, trong đó có khoảng 106 dự án FDI có hiệu lực với tổng vốn đăng ký 3,24 tỷ USD.

Mặc dù có nhiều tiềm năng và lợi thế nhưng Bình Thuận còn không ít khó khăn, thách thức trong việc tổ chức sản xuất, tái cấu trúc để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển một cách tương xứng, trong đó có hệ thống kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực, vướng mắc trong quy hoạch khoáng titan với các dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị, Bình Thuận khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế phấn đấu xây dựng Bình Thuận trở thành tỉnh có trình độ phát triển cao trong Vùng duyên hải Nam Trung Bộ; tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các nghị quyết của Đảng bộ, HĐND tỉnh, phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra, đóng góp vào kết quả chung của đất nước.

“Các đồng chí cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc thu hút đầu tư, vai trò và vị trí quan trọng của các nhà đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp để quyết tâm tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng tốt hơn, thuận lợi hơn.

                
   

Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận trao quyết định chủ trương đầu tư cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư. - Ảnh: VGP/Thế Phong

   

Tỉnh cần có cơ chế chính sách thu hút được những nhàđầu tư, doanh nghiệp lớn có uy tín, có tiềm lực mạnh đầu tư vào những lĩnh vực có tiềm năng, lợi thếđể tạo động lực phát triển với mục đích đưa Bình Thuận phát triển nhanh và bền vững, không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng lưu ý, muốn đạt được mục tiêu trên, cần phải làm tốt công tác quy hoạch của tỉnh, quy hoạch vùng phù hợp với quy hoạch quốc gia. Điều chỉnh quy hoạch cũ, xây dưng quy hoạch mới gắn với phát triển 3 lĩnh vực trụ cột là du lịch, năng lượng sạch và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn kết với phát triển kinh tế biển. Quy hoạch khu vực ven biển lấy hạt nhân là TP. Phan Thiết, La Gi và các đô thị khác, trên cơ sở đó thu hút các nhà đầu tư. Chúng ta cần làm quy hoạch, cơ cấu, tổ chức lại để xây dựng nền sản xuất lớn, phát triển công nghiệp, du lịch, nông nghiệp hiện đại, đô thị hiện đại, kinh tế biển hiện đại.

Theo Phó Thủ tướng, trong xu thế phát triển xanh và bền vững, tỉnh Bình Thuận cần khai thác có hiệu quả tiềm năng to lớn về biển, về nắng gió, chuyển khó khăn, bất lợi trước đây thành lợi thế để phát triển kinh tế. Phó Thủ tướng tin rằng Bình Thuận sẽ là một trong những trung tâm sản xuất điện gió, điện mặt trời lớn của cả nước. Quan tâm xử lý tốt vấn đề rác thải đô thị, rác thải nông nghiệp, chất thải rắn từ các nhà máy điện. Biến rác thải thành điện và vật liệu xây dựng kè sông, kè biển...

“Là một trong những địa phương có đủ cơ hội và điều kiện để phát triển du lịch xanh, sạch, bền vững. Các đồng chí cần thu hút các nhà đầu tư có chất lượng, đưa du lịch thực sự là động lực phát triển của tỉnh; triển khai có hiệu quả Quyết định số l772/QĐ-TTg ngày 18/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né, tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Phát triển du lịch cần gắn với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với biển đảo, tạo ra nhiều sản phẩm tốt, điểm đến phong phú, hấp dẫn hơn”, Phó Thủ tướng phát biểu.

Trong thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phải chú trọng phát triển chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ nông sản. Thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển, khai thác hải sản là một chiến lược hướng đến 2 mục tiêu quan trọng là phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân cũng như hướng ngành thủy sản theo các chuẩn mực khai thác quốc tế (sửa đổi Luật Thủy sản nhằm gỡ "thẻ vàng" của EU) và đánh bắt xa bờ, cần chú ý đến khâu triển khai để tăng hiệu quả chính sách và hạn chế việc lợi dụng chính sách.

                
   

Quang cảnh hội nghị. - Ảnh: VGP/Thế Phong

   

Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh cần chú ý triển khai tốt Nghị quyết 10 của Trung ương về phát triển kinh tế tư nhân; chú trọng khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ phục vụ nông nghiệp, du lịch.

Trong thu hút đầu tư cần chú trọng công tác quy hoạch và liên kết vùng. Bình Thuận cần tăng cường phối hợp với các địa phương trong việc hoạch định các định hướng và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của vùng và từng địa phương, nhất là TP. Hồ Chí Minh, gắn với liên kết vùng và quy hoạch phát triển tích hợp, mang tính hiện đại của vùng.

Tập trung huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, bền vững. Trong điều kiện nguồn lực ngân sách nhà nước hạn hẹp, tỉnh cần có cơ chế phù hợp đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư, phát huy tinh thần tự lực cánh sinh, không trông chờ hỗ trợ từ Trung ương.

Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, kết hợp đào tạo với thu hút chuyên gia giỏi trong nước và nước ngoài. Quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ, nhất là những người liên quan đến công tác xúc tiến hỗ trợ đầu tư phát triển doanh nghiệp. Có chính sách hỗ trợ thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là trong các lĩnh vực năng lượng sạch, nông nghiệp, du lịch, phát triển kinh tế biển, khai thác và chế biến khoáng sản.

“Các đồng chí phải chú ý xây dựng Bình Thuận trở thành tỉnh có hệ thống chính quyền của nhân dân, phục vụ nhân dân; chính quyền thường xuyên đối thoại, đồng hành với doanh nghiệp, với người dân, nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận và giải quyết các kiến nghị, kiên quyết xử lý nghiêm những trường tham nhũng, lợi ích nhóm, nhũng nhiễu, quan liêu”, Phó Thủ tướng nói.

Phấnđấunâng cao vị trí trên bản xếp hạng Chỉ số PCI của tỉnh. Thực hiện hài hòa các lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư và người dân. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nhưng phải làm tốt công tác phòng chống tham nhũng. Đất sạch phải đấu giá. Khi giải phóng mặt phải chú trọng lợi ích của người dân, không để phát sinh khiếu nại, tố cáo.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị các doanh nghiệp, nhàđầu tư cần có chiến lược kinh doanh lâu dài, thực hiện đúng cam kết, đúng tiến độ và chất lượng các dự án; đề cao trách nhiệm đầu tư dự án gắn với bảo vệ môi trường, trách nhiệm đối với xã hội, cộng đồng và thực hiện tốt các chính sách đối với người lao động.

“Về phía Trung ương, Đảng, Nhà nước và Chính phủ sẽ tiếp tục quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để Bình Thuận và các nhà đầu tư phát triển trên tinh thần chính quyền và doanh nghiệp cùng đồng hành, chia sẻ, chung tay xây dựng Bình Thuận ngày càng giàu, mạnh, phát triển toàn diện trở thành một trong những địa phương phát triển nhanh, bền vững”, Phó Thủ tướng khẳng định.

Theo Thế Phong
baochinhphu.vn

Cùng chuyên mục
  • Phó Thủ tướng Thường trực: Bình Thuận tập trung đột phá những lĩnh vực trọng tâm
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ yêu cầu tỉnh Bình Thuận ưu tiên tập trung đột phá vào những lĩnh vực trọng tâm, có sức lan tỏa, tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển trong giai đoạn tới.
  • TP. Hà Nội tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Ngày 21/9, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ TP. Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) và Chương trình số 02 của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
  • Bộ Nội vụ họp báo thông tin nhiều vấn đề “nóng”
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Chiều ngày 20/9, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức họp báo cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí về kết quả thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian qua, dự kiến một số nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới và một số vấn đề “nóng” được dư luận xã hội quan tâm.
  • Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự Hội nghị Thượng đỉnh thương mại-đầu tư Trung Quốc-ASEAN
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Ngày 21/9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tới dự và phát biểu tại lễ khai mạc Hội chợ và Hội nghị Thượng đỉnh thương mại-đầu tư Trung Quốc-ASEAN (CAEXPO và CABIS) lần thứ 16, tại TP. Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc.
  • Thủ tướng: Nông thôn Hà Nội phải là miền quê đáng sống
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Nông nghiệp Hà Nội phải trở thành một nền nông nghiệp hiện đại trong khu vực và trên thế giới. Phải tiếp tục xây dựng vùng nông thôn xanh, đẹp, một miền quê đáng sống, một không gian kinh tế nông thôn với thế mạnh đất trăm nghề gắn chặt với các lễ hội, nét đẹp văn hoá, để cùng với nông nghiệp sạch, hữu cơ đặc trưng tạo nên không gian du lịch hấp dẫn trong bức tranh tổng thể phát triển Thủ đô.
Dòng vốn đầu tư kỷ lục vào Bình Thuận