Giải bài toán phụ thuộc nguồn cung gỗ nguyên liệu

(BKTO) - Năm 2015, ngành gỗ đã phải nhập khẩu 4,79 triệu m3gỗ, trị giá 1,66 tỷ USD. Điều này cho thấy gỗ nguyên liệu nhập khẩu đang giữ vịtrí quan trọng đối với ngành chế biến và xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Đồngthời cũng thể hiện thách thức lớn đối với các DN xuất khẩu gỗ Việt, nếu muốnđược hưởng các ưu đãi về thuế khi những cam kết của Hiệp định đối tác kinh tếxuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực.




Kiểm tra tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu nhập khẩu đang là thách thức lớn của Việt Nam. Ảnh: TK

Phụ thuộc quá lớn vào gỗ ngoại

Báo cáo của nhóm nghiên cứu từ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cùng Tổ chức Forest Trends tại Hội thảo “Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu: Cơ hội và rủi ro trong bối cảnh hội nhập” cho thấy, gỗ nguyên liệu nhập khẩu đang “đổ bộ” ngày càng nhiều và giữ vị trí quan trọng trong việc duy trì và mở rộng sự phát triển của ngành chế biến và xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Năm 2015, lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu lên tới 4,79 triệu m3 gỗ, tăng 11,3% so với lượng nhập khẩu của năm 2014 và 14% so với năm 2013. Giá trị kim ngạch nhập khẩu khoảng 1,5 đến 1,7 tỷ USD/năm. Con số này tương đương với 20 -25% của tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ hàng năm của Việt Nam.

Báo cáo cho biết, năm 2015, Việt Nam nhập khẩu 1,69 triệu m3 gỗ tròn, tăng 0,29 triệu m3 so với năm 2014; giá trị kim ngạch nhập khẩu đạt gần 520 triệu USD. Trong đó, Lào vẫn là quốc gia cung cấp gỗ tròn nhiều nhất cho Việt Nam với hơn 321 nghìn m3 trong năm 2015. Trong top 10 quốc gia có lượng gỗ tròn được nhập khẩu nhiều nhất vào Việt Nam năm 2015 còn có Cameroon, Myanmar, Campuchia, Mỹ, Bỉ, Đức và Hà Lan. Bên cạnh gỗ tròn, năm 2015, Việt Nam cũng nhập khẩu khoảng 2,21 triệu m3 gỗ xẻ, trị giá khoảng 1,2 tỷ USD. Lượng gỗ xẻ nhập khẩu đang có xu hướng tăng nhanh, trong đó Mỹ là quốc gia xuất khẩu vào nước ta nhiều nhất với 474 nghìn m3.

Ông Tô Xuân Phúc - đại diện tổ chức Forest Trends nhận định, xu hướng nhập khẩu gỗ nguyên liệu của Việt Nam trong những năm qua cho thấy một số tín hiệu tích cực. Đã có sự dịch chuyển trong cơ cấu nhập khẩu nguyên liệu, với lượng nhập khẩu các loài gỗ từ nhiều quốc gia có tính hợp pháp của gỗ rất cao như Hoa Kỳ và châu Âu cho thấy sự đảm bảo việc tuân thủ với các yêu cầu nghiêm ngặt của thị trường tiêu thụ quốc tế. Bên cạnh đó, do sự co giảm nhu cầu tiêu dùng đối với các sản phẩm gỗ quý, có giá trị cao tại Trung Quốc, các DN nhập khẩu chuyển hướng đẩy mạnh tiêu thụ nội địa tại Việt Nam với các loài gỗ có giá trị thấp hơn.

Ngăn chặn rủi ro khi nhập khẩu

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, cùng với những tín hiệu vui trên, các DN chế biến và xuất khẩu gỗ của Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những thách thức lớn. Khi các cam kết của TPP có hiệu lực, các DN Việt Nam sẽ có cơ hội được hưởng nhiều ưu đãi về thuế khi xuất khẩu tới các nước thuộc khối TPP nhưng sản phẩm phải đảm bảo hai tiêu chí chính, đó là: 55% lượng gỗ nguyên liệu phải có xuất xứ từ trong khối TPP và các sản phẩm gỗ phải đảm bảo tính hợp pháp từ đất đai, khai thác gỗ, vận chuyển, chế biến, xuất khẩu, tài chính, an sinh xã hội (lao động). Như vậy, với một số lượng khoảng 160-170 loài gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ khoảng 70-90 quốc gia, vùng lãnh thổ vào Việt Nam thì việc kiểm tra được tính hợp pháp là một thách thức vô cùng lớn.

Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Tôn Quyền - Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, hiện đang tồn tại ít nhất 2 rủi ro cơ bản về tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam. Thứ nhất, là việc nhập khẩu các loài gỗ quý, có nguồn gốc từ rừng tự nhiên, đặc biệt là các loại gỗ thuộc nhóm 1 và nhóm 2 (lim, căm xe, kiền kiền, sao) vẫn ở mức cao. Một số loại gỗ trong các nhóm này nằm trong phụ lục CITES (Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp) và hiện đang bị hạn chế về mặt thương mại. Thứ hai là việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các quốc gia được coi là nơi có độ rủi ro cao, như các nước thuộc khu vực tiểu vùng sông Mê Kông và các nước Châu Phi vẫn rất lớn. Hạn chế nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các nguồn này sẽ trực tiếp góp phần giảm rủi ro cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, với lượng nhập khẩu rất lớn, loại bỏ hoàn toàn rủi ro từ nguồn này sẽ gây trở ngại cho Việt Nam.

Vì vậy, để kiểm soát rủi ro nhập khẩu gỗ trong bối cảnh hội nhập, ông Quyền kiến nghị, cần phải tiếp cận được với các thông tin minh bạch có liên quan đến các loại gỗ nhập khẩu. Để thực hiện điều này, bước quan trọng đầu tiên mà Việt Nam nên tiến hành là chuẩn bị danh sách tất cả các loại gỗ nguyên liệu được nhập khẩu. Danh sách này cần có tên của các loài gỗ, bao gồm tên địa phương, tên tiếng Anh và tên La-tinh.

Đặc biệt, danh sách cũng cần có thông tin về địa bàn khai thác của từng loại gỗ. Việt Nam có thể yêu cầu sự trợ giúp của các cơ quan chức năng từ các quốc gia nhập khẩu gỗ nguyên liệu nhằm cung cấp thông tin về địa bàn khai thác, tình trạng đất đai, tình trạng sở hữu đối với cây đứng… của từng loài gỗ nhập khẩu. Các thông tin sẽ góp phần quan trọng trong việc xác định độ rủi ro có liên quan trực tiếp nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Bên cạnh đó, những thông tin trao đổi với các DN trực tiếp đang tham gia nhập khẩu sẽ giúp cơ quan quản lý của Việt Nam có một bức tranh hoàn thiện hơn về gỗ nguyên liệu nhập khẩu, từ đó giúp cho việc xác định các cơ chế kiểm soát gỗ nhập khẩu hiệu quả trong tương lai.

PHÙNG NGUYÊN
Cùng chuyên mục
  • Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) tronghoạt động của KTNN là một trong 8 mục đích chiến lược được ưu tiên đặc biệt trongKế hoạch chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2013-2017, nhằm khắc phục nhữngtồn tại, hạn chế về cơ sở hạ tầng CNTT cũng như kỹ năng ứng dụng CNTT vào hoạtđộng của KTNN. Để có thêm ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong nước và quốctế về lĩnh vực này, ngày 4/4, tại Hà Nội, KTNN phối hợp với Viện Kế toán Côngchứng Anh và xứ Wales (ICAEW) đã tổ chức Hội thảo “Ứng dụng CNTT trong hoạtđộng kiểm toán”.
  • Quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài: Cơ chế nào mang lại hiệu quả?
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - “Cơ chế sử dụng vốn vay nước ngoài mang tính cấp phát đãbộc lộ nhiều bất cập. Dự kiến, đến giữa năm 2017, Việt Nam có thể không cònđược vay theo điều kiện ODA, phải chuyển chủ yếu sang sử dụng nguồn vay ưu đãivà tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Điều này đòi hỏi chúng ta phải tranhthủ tối đa nguồn vốn ODA để đầu tư, phát triển và phải chuyển đổi cơ chế để sẵnsàng bước sang giai đoạn mới”- Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính quốc tế(Bộ Tài chính) Trương Hùng Long khẳng định tại cuộc họp báo chuyên đề về chínhsách cho vay lại vốn ODA ngày 23/3.
  • Hạ tầng giao thông Hà Nội: Chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của phương tiện
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Trong những năm gần đây, nhiều dự án hạ tầng giao thông (HTGT) đượctriển khai trên địa bàn TP.Hà Nội, góp phần thay đổi rõ nét diện mạo đô thị vàgiảm đáng kể áp lực về giao thông. Tuy vậy, hệ thống HTGT của Hà Nội vẫn chưađáp ứng được hết nhu cầu phát triển của phương tiện, vấn đề quản lý hệ thốnggiao thông còn nhiều hạn chế.
  • Chương trình Thương hiệu Quốc gia: Mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Thay vì chỉ tập trung hỗ trợ phát triển, xây dựng Thương hiệu Quốc giacho các doanh nghiệp (DN) lớn, một bước tiến mới về tư duy trong tổ chức vàthực hiện Chương trình Thương hiệu Quốc gia (THQG) từ năm 2016 trở đi là dànhcơ hội cho cả các DN nhỏ và vừa. Điều này đã được thể hiện qua Diễn đàn Thươnghiệu Việt Namlần thứ 9 với chủ đề “Chương trình THQG - Cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ vàvừa” vừa được tổ chức tại Hà Nội cuối tuần qua.
  • GS. Đặng Hữu: Chủ động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ (KH&CN)được xác định là động lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đưađất nước hội nhập quốc tế sâu rộng. Giáo sư, Viện sĩ Đặng Hữu - nguyên Bộ trưởngBộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã chia sẻ với Báo Kiểm toán về những triểnvọng và thách thức trong hội nhập quốc tế về KH&CN cũng như những tác động củaquá trình này tới tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước...
Giải bài toán phụ thuộc nguồn cung gỗ nguyên liệu