Giải đáp vướng mắc trong thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội cho lao động nước ngoài

(BKTO)- Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa có công văn giải đáp vướng mắc trong thực hiện Nghị định số 143/2018/NĐ-CP.



Theo quy định tại Nghị định số 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) và Luật An toàn, vệ sinh lao động, từ ngày 1/12/2018, người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Trong thời gian triển khai chính sách vừa qua, Bộ LĐ- TB &XH nhận được văn bản của một số địa phương, DN và hiệp hội DN đề nghị làm rõ đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 143/2018/NĐ-CP.
                
   

Ảnh minh họa

   

Giải đáp băn khoăn này, công văn của Bộ LĐ,TB&XH nêu rõ, theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP thì “Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam”.

Tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP có quy định các trường hợp loại trừ, cụ thể: “Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau: Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 3/2/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động”.

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 3/2/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì: “Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng”.

Đối chiếu với các quy định trên, người lao động nước ngoài thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có đủ các điều kiện: có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam; chưa đủ 60 tuổi đối với nam và chưa đủ 55 tuổi đối với nữ; không thuộc đối tượng di chuyển trong nội bộ DN theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP, bao gồm người lao động là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật đang làm việc tại một DN nước ngoài đã được DN nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng và được cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của DN nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam.

Bộ LĐ-TB&XH đề nghị BHXH Việt Nam, Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố hướng dẫn các đơn vị, DN thực hiện theo quy định của pháp luật.

KIM AN
Cùng chuyên mục
  • Nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực hiện cơ chế tự chủ đối với các trường đại học công lập
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Tại Hội thảo khoa học “Cơ chế tự chủ đối với các trường đại học công lập- Vấn đề đặt ra và vai trò của Kiểm toán Nhà nước”, do KTNN tổ chức sáng 19/3, trên tinh thần khoa học, thẳng thắn, cởi mở, các đại biểu đã thảo luận, phân tích, đánh giá, trao đổi quan điểm và làm rõ bức tranh, nhận diện những hạn chế, bất cập trong cơ chế tự chủ đối với các trường đại học công lập cũng như vai trò của KTNN trong kiểm toán, đánh giá và kiến nghị hoàn thiện chính sách tự chủ đối với các trường đại học công lập.
  • Tập trung hơn cho các tiêu chí cốt lõi  trong xây dựng nông thôn mới
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), sau gần 10 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (NTM) đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, giúp nông nghiệp phát triển vượt bậc, nông thôn đổi mới, cuộc sống của nông dân ngày càng được cải thiện. Để Chương trình đạt kết quả cao hơn nữa, trong thời gian tới, các địa phương cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đặc biệt tập trung hơn cho các chỉ tiêu cốt lõi.
  • Hút nguồn lực đầu tư cho vùng  dân tộc thiểu số
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Thời gian qua, công tác giảm nghèo cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS) đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Để công tác này tiếp tục chuyển biến, các ngành chức năng, địa phương cần tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư cũng như nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn vốn giảm nghèo.
  • Tăng cường quản lý lao động nước ngoài:  Phục vụ phát triển kinh tế, đảm bảo ổn định xã hội
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, Việt Nam đang là điểm đến của các nhà đầu tư và người lao động (NLĐ) nước ngoài. Đây là cơ hội để Việt Nam tiếp cận trình độ, tay nghề của lao động đến từ các nước có nền sản xuất tiên tiến, nhưng đồng thời đặt ra thách thức cho các cơ quan chức năng trong việc quản lý và sử dụng lao động nước ngoài có hiệu quả, phục vụ cho phát triển kinh tế gắn với ổn định xã hội.
  • Giao lưu nhà báo trẻ với các thế hệ nhà báo
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc năm 2019, sáng ngày 17/3, tại Hà Nội, Liên chi hội Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức diễn đàn "Nhà báo trẻ và đào tạo, bồi dưỡng nhà báo trẻ" và giao lưu: Nhà báo trẻ với các thế hệ nhà báo.
Giải đáp vướng mắc trong thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội cho lao động nước ngoài