Giải pháp nào ngăn chặn hàng giả, hàng nhái?

(BKTO) - Tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn nhức nhối, đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương về giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề này.

dien.jpg
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn về giải pháp xử lý vấn nạn hàng giả, hàng nhái. Ảnh: VPQH

Sáng ngày 07/11, chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, đại biểu Lê Đoàn An Xuân (Đoàn Phú Yên) cho biết, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng hóa không đúng với giới thiệu, quảng cáo vẫn là vấn đề nhức nhối, đặc biệt qua các kênh bán hàng online.

Đáng lưu ý là hàng giả nhiều ở các ngành hàng thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc… Nhiều vụ việc phát hiện hàng giả, hàng kém chất lượng do chính cộng đồng mạng phát hiện, tẩy chay mà chưa có sự vào cuộc của cơ quan quản lý nhà nước hay Hội Bảo vệ người tiêu dùng; dẫn đến nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hàng giả, hàng kém chất lượng chưa được xử lý thích đáng.

“Đến bao giờ Bộ Công Thương mới có giải pháp hữu hiệu giải quyết tình trạng này, để người tiêu dùng, người sản xuất chân chính được bảo vệ?” - Đại biểu Lê Đoàn An Xuân đặt vấn đề.

Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, thương mại điện tử đang là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, trở thành kênh phân phối quan trọng, động lực để phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Theo Bộ trưởng, thời gian qua, doanh thu bán lẻ từ hoạt động thương mại điện tử đạt từ 16-19 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 20-25%. Đây là tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, thương mại điện tử vẫn còn những yếu tố tiêu cực như đại biểu đã nêu.

Để ngăn chặn tình trạng này, Bộ trưởng cho biết, thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã phát hiện, xử lý nhiều đối tượng kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hàng hóa, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ với quy mô lớn.

Đơn cử như qua kiểm tra tại Trung tâm mua sắm Sài Gòn, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện hàng nghìn sản phẩm giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng được nhập khẩu vào Việt Nam. Hay vụ việc kiểm tra tại 3 tổng kho, cửa hàng kinh doanh hàng giả, hàng lậu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; vụ kiểm tra, xử lý 4 kho hàng chứa nhiều sản phẩm hàng hóa giả mạo tại Sầm Sơn - Thanh Hóa.

Những tháng đầu năm nay, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra 523 vụ, xử lý 497 vụ, phạt tiền lên tới 7,8 tỷ đồng, giá trị hàng hóa gần 3,6 tỷ đồng. Hành vi vi phạm là kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường Internet, sử dụng website thương mại điện tử bán hàng mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước.

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã thực hiện một số giải pháp như bổ sung trách nhiệm của chủ mạng xã hội, sàn giao dịch thương mại điện tử, gỡ bỏ những thông tin về hàng hóa vi phạm trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, thời gian qua, Bộ Công Thương đã thực hiện một số giải pháp như: bổ sung trách nhiệm của chủ mạng xã hội, sàn giao dịch thương mại điện tử về gỡ bỏ những thông tin về hàng hóa vi phạm trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu; tích cực, chủ động phối hợp các Bộ, ngành liên quan, thực hiện rà soát nắm bắt thông tin phát hiện xử lý các hoạt động vi phạm thông qua bán hàng online, livestream và các đầu mối vận chuyển hàng hóa qua bưu cục, điểm trung chuyển hàng hóa…; phối hợp với các mạng xã hội xây dựng kênh báo cáo để hỗ trợ xử lý bán hàng vi phạm pháp luật trên mạng xã hội. 

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tập trung rà soát các quy định về pháp luật, nhất là Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Luật Bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi); phân cấp, phân quyền cho địa phương nhằm tăng cường quản lý toàn diện giao dịch giữa người mua và người bán; tăng cường hoạt động quản lý giám sát hàng hóa trên môi trường mạng.

Cùng chuyên mục
  • Quảng Ngãi: Sở Tài nguyên và Môi trường chưa làm tốt công tác tham mưu
    6 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Theo thông tin khảo sát, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chủ yếu là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (đất san lấp, đá, cát sỏi) thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh. Các mỏ được cấp phép khai thác bằng phương pháp lộ thiên; quy mô mỏ khoáng sản (diện tích, trữ lượng) từ trung bình đến nhỏ. Trữ lượng tài nguyên cát, sỏi lòng sông tại tỉnh Quảng Ngãi được hình thành trên 03 sông chính là Trà Bồng, Trà Khúc và Sông Vệ.
  • Đề xuất dùng ngân sách mua lại 5 dự án BOT
    6 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Đối với 8 dự án BOT, Bộ Giao thông vận tải đang đề xuất dùng ngân sách để mua lại toàn bộ 5 dự án và hỗ trợ 3 dự án còn lại với mức hỗ trợ dưới 50% theo đúng quy định của luật.
  • KTNN tư vấn hoàn thiện công tác quản lý Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
    6 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Qua kiểm toán Chuyên đề công tác lập, phân bổ vốn đầu tư Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; việc thực hiện các chính sách đầu tư phát triển theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã đưa ra một số ý kiến tư vấn về các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý Chương trình.
  • 7 nhóm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thông qua FTA
    6 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, sáng 07/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã trả lời làm rõ vấn đề mà Đại biểu Quốc hội quan tâm, liên quan đến hàng giả, hàng nhái trên thương mại điện tử; giải pháp đẩy mạnh xuất nhập khẩu…
  • Cần linh hoạt tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án PPP
    6 tháng trước Đầu tư
    (BKTO) - Đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc (Đoàn TP. Hà Nội) cho rằng, đối với các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), trong đó có các dự án BOT, cần phải căn cứ vào tính chất của từng dự án và thực tế từng giai đoạn để quyết định tỷ lệ vốn của Nhà nước cho phù hợp.
Giải pháp nào ngăn chặn hàng giả, hàng nhái?