Giúp Tây Bắc giảm nghèo bền vững

(BKTO) - Những năm qua, mặc dù được sự quan tâm, tạo mọiđiều kiện của Đảng và Nhà nước nhưng do điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên đến nay, Tây Bắc vẫn là vùng khókhăn với tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước. Để Tây Bắc thoát nghèo bền vững, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, cầnmột giải pháp đồng bộ, trong đó có việc ưu tiên nguồn lực đầu tư, góp phần tạora những điểm sáng về phát triển kinh tế.



Nỗ lực xóa đói giảm nghèo

Phát biểu tại Hội thảo khoa học “Giảm nghèo đa chiều bền vững: Thực tiễn và định hướng, giải pháp cho các tỉnh Tây Bắc” tổ chức mới đây, ông Hoàng Văn Chất - Bí thư Tỉnh ủy Sơn La, cho biết tỷ lệ hộ nghèo trong 5 năm (2011-2015) ở vùng Tây Bắc đã giảm rõ rệt, từ 34,41% xuống còn 18,26% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015). Tỷ lệ hộ nghèo của các huyện nghèo trong vùng Tây Bắc đã giảm xuống còn 31,94% vào cuối năm 2014, bình quân giảm trên 6%/năm, vượt so với mục tiêu giảm bình quân 4%/năm.

Sự tiếp cận của người dân Tây Bắc với các dịch vụ giáo dục vẫn còn nhiều hạn chế, Ảnh: PHỐ HIẾN
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Bắc vào cuối năm 2015, bằng nhiều nguồn lực và các chương trình mục tiêu quốc gia, cơ sở vật chất và hạ tầng từ tỉnh đến cơ sở vùng Tây Bắc đã có những thay đổi tích cực. Đời sống của hộ nghèo, hộ cận nghèo nói chung và hộ dân tộc thiểu số nói riêng được cải thiện rõ nét, tạo điều kiện để người dân trên địa bàn tiếp cận thuận lợi hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, điện, nước sinh hoạt, giao thông đi lại. Đến nay, 100% số xã đã có đường ô tô và điện lưới quốc gia đến trung tâm xã; hơn 80% số xã có đường cho xe cơ giới đến các thôn, bản; hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới cho 75% diện tích ruộng.

Có được thành quả trên, ngoài sự nỗ lực vươn lên của bà con các dân tộc vùng Tây Bắc, phải kể đến sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc ưu tiên nguồn lực để triển khai thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo. Minh chứng là, giai đoạn 2009-2015, Ngân hàng Chính sách xã hội đã tập trung nguồn vốn tín dụng ưu tiên đầu tư cho những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao, góp phần quan trọng thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững tại các huyện nghèo.

Nhờ đó, trên 2,6 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần giúp trên 360.000 hộ thoát nghèo, trên 122.000 lao động có việc làm, xây dựng trên 663.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn, gần 152.000 căn nhà cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

Cần nhiều giải pháp đồng bộ

Dù đạt được những kết quả nhất định nhưng Bí thư Tỉnh Ủy Sơn La Hoàng Văn Chất cũng thừa nhận, hiện Tây Bắc vẫn là vùng nghèo nhất cả nước, 6 tỉnh Tây Bắc vẫn được coi là “lõi nghèo”. 95% người nghèo Tây Bắc tập trung vào nhóm dân tộc thiểu số và khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, một số chính sách hiện hành không còn phù hợp; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020 vẫn ở mức cao nhất nước…

Theo các đại biểu tham dự Hội thảo, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp sẽ giúp Tây Bắc khắc phục những khó khăn, vươn lên thoát nghèo bền vững. Trước hết, cần phân tích, đánh giá, nhận diện và phân loại rõ từng đối tượng người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo trên cơ sở đó đề ra kế hoạch, giải pháp và tập trung ưu tiên có trọng tâm, trọng điểm.

Đồng thời, tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ ở cơ sở. Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của cả vùng và từng địa phương phải được đẩy mạnh trên cơ sở tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các DN phát triển, thu hút dự án đầu tư trong nước và quốc tế vào Tây Bắc. Đặc biệt, các tỉnh phải liên kết với nhau, nhất là liên kết trong phát triển chuỗi giá trị du lịch và liên kết các quy hoạch, cùng phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu.

Giai đoạn 2016-2020, việc áp dụng chuẩn nghèo đa chiều theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính là cơ hội để các tỉnh Tây Bắc tiếp tục thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững, góp phần vào tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường từ nghèo đơn chiều sang nghèo đa chiều là một thách thức lớn, đòi hỏi cần có thời gian để chuyển đổi và thích ứng.

Bởi vậy, ông Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế T.Ư, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc - nhấn mạnh: Phải thay đổi tư duy và có cách tiếp cận mới về giảm nghèo bền vững trên cả 2 mặt: giảm nghèo theo chuẩn nghèo về thu nhập và tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Cần ưu tiên nguồn lực đầu tư cho phát triển sản xuất, tạo ra những điểm sáng lan toả về phát triển kinh tế hàng hoá trong mối liên kết kinh tế vùng, khai thác tiềm năng kinh tế rừng gắn với bảo tồn môi trường sống, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc thiểu số, tập trung nâng cao dân trí, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần đưa Tây Bắc phát triển cùng cả nước trong thời gian tới.

THANH TÙNG
Cùng chuyên mục
  • Cuộc chiến chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Còn lắm gian nan Trong nhiều năm qua, tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Trong nhiều năm qua, tình trạng sản xuất,buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) vẫn diễn biến phức tạp vớinhiều thủ đoạn tinh vi, làm thiệt hại kinh tế của mỗi đơn vị, mỗi ngành, lĩnh vực,ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản, sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng. Tuynhiên, việc xử lý nhóm vi phạm này đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
  • Nữ cận vệ của Bác và ký ức về những ngày tham gia giành chính quyền
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Ở tuổi “cổ laihy”, nhưng Đại tá Nguyễn Thị Bích Thuận - nguyên Phó Cục trưởng CụcCảnh vệ (Bộ Công an) vẫn minh mẫn và nhanh nhẹn. Chuyện của mấy mươi năm trước,bà vẫn nhớ và kể rành rọt, đặc biệt khi gợi nhắc về những ngày chuẩn bị Tổng khởinghĩa giành chính quyền và cơ duyên được cận kề bên Bác, ánh mắt của nữ cận vệ nămxưa sáng lên vẻ tinh anh.
  • Đổi mới phong cách phục vụ: Người bệnh có hài lòng?
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Cùng với các chính sách về đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đổi mới cơ chế tài chính, Bảo hiểm y tế, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, ngành Y tế đã có hẳn một Đề án nhằm quyết liệt đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Tuy nhiên, sau một năm triển khai Đề án, những nỗ lực của ngành Y tế dường như chưa phát huy hiệu quả.
  • Từ vụ sập nhà ở Cửa Bắc (Hà Nội): Người dân vẫn... “sống trong sợ hãi”!
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Tình trạng sốngtrong những ngôi nhà, khu tập thể cũ đang làm gia tăng nỗi lo mất an toàn chongười dân. Ví dụ điển hình về những thiệt hại nặng nề từ vụ tai nạn tại nhà số43 phố Cửa Bắc (Ba Đình, Hà Nội) mới đây đã tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnhbáo không chỉ với Hà Nội mà đối với các đô thị khác trên cả nước.
  • Cần minh bạch doanh thu tại các dự án BOT
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Hiện nay, các dự án giao thông đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) đang được thực hiện ngày càng nhiều. Tuy nhiên do thiếu sự giám sát, nhiều trạm thu phí BOT đã luồn “lách” để tận thu, làm thất thoát tiền của Nhà nước, gây thiệt hại cho người dân và DN. Câu chuyện chênh lệch doanh thu tại trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ những ngày qua là một ví dụ điển hình.
Giúp Tây Bắc giảm nghèo bền vững