Gỡ khó cho hoạt động thi hành án dân sự

(BKTO) - Nội dung bản án còn thiếu tính khả thi, sự chây ì của đương sự nhằm trốn tránh trách nhiệm phải thi hành án, sự phối hợp của các cơ quan liên quan còn hạn chế… là một số khó khăn làm cho hiệu quả thi hành án dân sự (THADS) chưa đạt yêu cầu trong thời gian qua.




Việc phối hợp của các ngành chức năng còn chưa được coi trọng gây khó khăn cho công tác THADS.Ảnh: TK
Công tác thi hành án còn nhiều khó khăn

Thi hành án được xem là khâu kết thúc trong hoạt động tư pháp nên có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đối với thi hành án hình sự, sau khi bản án tuyên đã có hiệu lực, buộc các bị cáo thi hành bản án chấp hành thời hạn tù tại các trại giam, hoặc cải tạo không giam giữ. Nhưng đối với THADS, vì liên quan đến vấn đề tài sản, kê biên; bán đấu giá tài sản… nên các cơ quan thực thi gặp vô vàn khó khăn.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do nội dung bản án còn thiếu tính khả thi. Các bản án được tuyên, nhưng không thể thi hành còn tạo sự chây ì trong nếp nghĩ của người dân dẫn đến việc coi thường pháp luật.

Theo Tổng cục THADS, hai lĩnh vực THADS được xem là khó khăn nhất hiện nay liên quan đến tín dụng ngân hàng và thi hành án đối với phần trách nhiệm dân sự của đối tượng đang chấp hành án tại các trại giam, trại tạm giam. Các đối tượng phạm tội hình sự thường không có tài sản để bồi thường thiệt hại về mặt dân sự, hoặc khi chấp hành án tù xong, họ rời khỏi địa phương nên khó tổ chức THADS.

Thống kê của Tổng cục THADS cho thấy, phần lớn các vụ việc liên quan đến tín dụng ngân hàng đều phải tổ chức bán đấu giá, trong khi đó, kết quả bán đấu giá tài sản thi hành án còn rất hạn chế. Năm 2016 có đến 11.080 vụ việc đã kê biên và có giá trị lên tới 32 nghìn tỷ đồng nhưng vẫn chưa bán được; 260 vụ việc đấu giá thành công nhưng chưa thể bàn giao do vướng mắc thủ tục. Đối với các tài sản THADS đã được bán đấu giá, giá trị thường thấp hơn so với tài sản thông thường.

Nguyên nhân được xác định là do có những vướng mắc nhất định trong công tác bán đấu giá tài sản THADS. Cụ thể, loại tài sản này thường khó bán, phải tổ chức bán đấu giá lại nhiều lần; tình trạng khiếu kiện kéo dài của công dân liên quan đến việc xử lý tài sản, định giá tài sản. Việc niêm yết, thông báo tài sản chưa bảo đảm tính minh bạch, khách quan, thủ tục rắc rối… dẫn đến tâm lý e ngại của khách hàng khi mua tài sản THADS. Để giải quyết vướng mắc này, nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh việc phải xây dựng quy trình, thủ tục cho hoạt động bán đấu giá tài sản THADS, các cơ quan chức năng cần giải quyết vướng mắc ở các văn bản pháp lý có liên quan, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc thu giữ, bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá.

Cần ràng buộc chặt chẽ các bênliên quan

Tại buổi tọa đàm “Giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành” do Tổng cục THADS tổ chức mới đây, đại diện nhiều cơ quan thi hành án địa phương, các chuyên gia pháp luật đã nêu lên hàng loạt khó khăn dẫn đến hạn chế trong kết quả thi hành án, đặc biệt là mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan liên quan.

Trong quá trình thi hành nhiệm vụ, cơ quan THADS luôn gặp phải sự chống đối từ phía đương sự. Chính vì thế, sự phối hợp của các ngành chức năng trong thi hành án, nhất là đối với vụ việc phức tạp, kéo dài là điều kiện quan trọng dẫn đến hiệu quả của công tác này. Thế nhưng, việc phối hợp giữa các cơ quan chưa được coi trọng và thực thi đầy đủ cũng là nguyên nhân khiến công tác THADS gặp nhiều khó khăn, bị động.

Theo Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Sơn, bên cạnh những kết quả đã đạt được, sau hơn một năm thực hiện Luật THADS sửa đổi, bổ sung, một số nội dung của Luật được phản ánh là chưa phù hợp với thực tế, thiếu thống nhất với các lĩnh vực pháp luật có liên quan, trong đó có việc quy định trách nhiệm phối hợp của các cơ quan trong THADS. Cũng theo ông Sơn, do THADS là một hoạt động đặc thù, có liên quan đến nhiều quy định của pháp luật như về dân sự, công chứng, xử lý tài sản… nên sự phối hợp trong quá trình thi hành án đóng vai trò rất quan trọng đến kết quả giải quyết.

Trong khi đó, theo GS. Lê Hồng Hạnh - nguyên Viện trưởng Viện khoa học pháp lý - những hạn chế trong kết quả THADS vừa qua còn phải kể đến nguyên nhân chủ quan như năng lực của đội ngũ chấp hành viên còn chưa đảm bảo, tình trạng mỗi đơn vị thi hành án thực hiện một kiểu, đó là chưa kể những tiêu cực từ chính cơ quan THADS như báo chí từng nêu vừa qua… “Năng lực, đạo đức của chấp hành viên thi hành án cũng ảnh hưởng đến tinh thần phối hợp của các cơ quan, cá nhân liên quan trong giải quyết vụ việc” - GS. Hạnh nhấn mạnh.

NGUYỄN LỘC
Cùng chuyên mục
  • Lạm dụng, trục lợi Quỹ Bảo hiểm y tế:  Vẫn đáng lo ngại
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Năm 2016, Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) bị lạm dụng, trục lợi là một trong những nguyên nhân chính khiến chi phí khám, chữa bệnh (KCB) BHYT gia tăng đột biến. Mặc dù ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã có nhiều biện pháp ngăn chặn quyết liệt, song báo cáo quý I/2017 của BHXH Việt Nam cho thấy đây vẫn là vấn đề đáng lo ngại…
  • Đào tạo nghề cho lao động nông thôn:  Chủ trương đúng nhưng hiệu quả chưa cao
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 (Đề án 1956) của Thủ tướng Chính phủ là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn... Tuy nhiên, 6 năm qua, việc thực hiện Đề án này chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
  • Quảng bá du lịch qua điện ảnh:  Đừng bỏ lỡ cơ hội!
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Bộ phim “Kong: Skull Island” (Kong: Đảo Đầu lâu) của hãng phim do Hollywood sản xuất ngay từ những ngày đầu công chiếu với những cảnh quay phần lớn được thực hiện tại Việt Nam đã tạo nên những hiệu ứng tích cực cho phát triển du lịch Việt. Nhiều chuyên gia nhận định, đây sẽ là cơ hội vàng, nếu ngành du lịch biết nắm bắt và thực hiện các chính sách đón đầu, thu hút du khách.
  • Ứng phó với những thách thức lớn  về môi trường
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Cũng như nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới, Việt Nam phải đối mặt với các thách thức lớn về môi trường. Tình trạng ô nhiễm, sự cố môi trường sẽ tiếp tục gia tăng cùng với biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp đang là những trở ngại cho sự phát triển bền vững của đất nước.
  • Hướng tới mở rộng và nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Mở rộng và nâng cao chất lượng đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tiếp tục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đặt ra trong năm 2017 và những năm tiếp theo. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, ngành LĐ-TB&XH cần tập trung tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ).
Gỡ khó cho hoạt động thi hành án dân sự