Hà Nội: Cấm xe máy trong nội đô liệu có khả thi?

(BKTO)- Trước việc Thành ủy Hà Nội vừa nêu định hướng đếnnăm 2025 sẽ dừng hoạt động các phương tiện xe máy cá nhân trong khu vực nội đô,nhiều ý kiến tán thành và cho đây là chủ trương hợp lý. Tuy nhiên, nhiều chuyêngia giao thông cho rằng, việc đưa ra mục tiêu dừng lưu thông xe máy cũng chỉ làđịnh hướng, khó có thể thực hiện được trong 10 năm tới, vì với tốc độ phát triểnhạ tầng của Hà Nội như hiện nay, đến 2025, chắc chắn giao thông công cộng khóđáp ứng nhu cầu của người dân.



Lộ trình đưa ra chưa phù hợp

Theo thống kê của các cơ quan chức năng, bình quân mỗi tháng, Hà Nội đăng ký mới 18.000 đến 22.000 xe máy, 6.000 đến 8.000 ôtô. Hiện Hà Nội đang có khoảng 5,5 triệu phương tiện, trong đó có hơn 500 nghìn ôtô và khoảng 5 triệu xe máy; chưa kể các phương tiện giao thông ngoại tỉnh qua lại và xe của các cơ quan T.Ư đóng trên địa bàn. Điều đáng nói, với tốc độ gia tăng phương tiện giao thông cá nhân bình quân ở mức 10%/năm như hiện nay, ước tính tới năm 2025, Hà Nội sẽ có khoảng 11 triệu phương tiện các loại, trong đó xe máy vẫn chiếm tỷ lệ lớn.


Người dân sẽ đi lại bằng phương tiện gì khi TP. Hà Nội dừng hoạt động các phươngtiện xe máy cá nhân vào nội đô từ năm 2025.Ảnh: TK
Để giải quyết vấn đề này, việc phát triển các phương tiện giao thông công cộng có thể nói là hướng giải quyết duy nhất và đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên, trên thực tế việc phát triển các tuyến vận tải công cộng của Hà Nội đang rất ì ạch. Ngoại trừ xe buýt, các tuyến vận tải công cộng khối lượng lớn như xe buýt nhanh và đường sắt đô thị đều đang rất chậm chạp và có nguy cơ “vỡ” quy hoạch. Đây là lý do khiến nhiều chuyên gia giao thông bày tỏ lo ngại khi TP. Hà Nội đưa ra lộ trình đến năm 2025 dừng hoạt động các phương tiện xe máy cá nhân vào nội đô.

Theo đánh giá của TS. Nguyễn Xuân Thủy - Chuyên gia giao thông đô thị, hạn chế phương tiện cá nhân là một trong những biện pháp cần thiết. Thế nhưng, đặt mốc hoàn thành mục tiêu này trong năm 2025 là không phù hợp với hoàn cảnh hiện nay. Thực tế cho thấy, giao thông công cộng tại Hà Nội hiện nay chỉ đáp ứng được 8% đến 10% nhu cầu và dự kiến đến năm 2025 cũng chỉ đáp ứng được nhiều nhất là 15% đến 20%. Ngoài ra, tại Hà Nội nói riêng và các đô thị trong cả nước nói chung, có tới 70% đến 80% người dân sử dụng xe máy để mưu sinh, phục vụ các hoạt động lao động phổ thông. Phần lớn công việc của họ không phù hợp với các phương tiện như xe buýt, xe điện. Dự báo đến năm 2025 chắc chắn vẫn có khoảng 50% đến 60% người dân đi xe máy. Như vậy, nếu cấm xe máy cá nhân là không thực tế, gây khó khăn cho người dân.

Ngoài ra, theo khảo sát của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), nếu một thành phố, cứ 700m lại có một ga tàu điện ngầm hoặc tàu trên cao, người dân sẽ chỉ đi phương tiện công cộng đi làm. Tại Hà Nội, để đảm bảo đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại của người dân, cần phải có 6 tuyến tàu điện ngầm và nổi, với tổng chiều dài trên 100km. Với chi phí từ 80 đến 100 triệu USD/km thì đây là số vốn khổng lồ, liệu có huy động đủ và xây dựng kịp tiến độ vào thời điểm năm 2025?

Giao thông công cộng phải đáp ứng nhu cầu của người dân

Nhiều người dân lo ngại nếu ngừng lưu thông xe máy, họ sẽ sử dụng phương tiện giao thông cá nhân gì để di chuyển khi chưa rõ tới năm 2025 hệ thống giao thông công cộng sẽ phát triển tới trình độ nào, chứ như hiện nay vẫn chưa thuyết phục được hành khách. Vì hầu hết hệ thống xe buýt đang sử dụng có chất lượng không cao, giờ giấc xuất phát không ổn định và rất nhiều tuyến phố vẫn chưa có xe buýt đi qua. Đã có người thử chuyển sang sử dụng xe buýt để đi làm nhưng sau vài lần bị muộn giờ, cực chẳng đã lại phải quay về sử dụng xe máy. Ngoài ra, cũng phải kể đến một bộ phận người dân không thể không sử dụng xe máy. Đó là những gia đình có con nhỏ, chưa thể tự đi xe buýt. Nếu những ông bố, bà mẹ trẻ sau giờ làm phải bắt xe, đi bộ đến trường đón con, rồi sau đó mới cùng về nhà thì sẽ không đảm bảo về thời gian sinh hoạt. Chưa kể đến những người lao động bình dân, chiếc xe máy là phương tiện mưu sinh khó có thể thay thế.

Theo kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội, phải căn cứ vào cấu trúc phương tiện giao thông chứ không chỉ nhìn riêng vào xe máy. Đến năm 2020, Hà Nội sẽ có hơn 7 triệu xe máy và hơn 1 triệu ôtô nhưng mạng lưới đường giao thông mới đạt được khoảng 10% diện tích tự nhiên. Trong khi đó các đô thị phải đạt 20 đến 25% diện tích đất tự nhiên dành cho giao thông. Vì vậy, TP.Hà Nội cần xác định lộ trình thích hợp để đưa ra giải pháp thực hiện, tránh đưa ra những chỉ tiêu mà thiếu giải pháp.

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, các nước cấm được xe máy thành công vì đảm đương được 40% đến 60% phương tiện công cộng, có quyền dùng biện pháp hành chính để cấm xe máy. Chủ trương hạn chế xe máy về lâu dài là hợp lý nhưng không thể làm nóng vội, lộ trình phải căn cứ thực tế trên các chỉ tiêu phát triển phương tiện công cộng. Do đó, để giải bài toán này, trước hết Hà Nội cần nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị và hệ thống giao thông công cộng đáp ứng được ít nhất 30% nhu cầu đi lại của người dân rồi hãy tính tới chuyện hạn chế xe máy. Vì khi hệ thống vận tải hành khách công cộng tốt, chính quyền không cần cấm, người dân sẽ tự động bỏ xe cá nhân.

LÊ HÒA
Cùng chuyên mục
  • Bất cập trong xây dựng luật nhìn từ Bộ luật Hình sự: Khi “giọt nước tràn ly”
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Bộ luậtHình sự năm 2015 phải hoãn thi hành với lý do còn quá nhiều sai sót đang đượccho là “giọt nước tràn ly” của những bất cập trong công tác xây dựng luật hiệnnay. Đổi mới, chuyên nghiệp hóa hoạt động lập pháp của Quốc hội, chấm dứt tìnhtrạng cắt khúc trong xây dựng luật là thông điệp mạnh mẽ được nhiều chuyên giapháp luật nhấn mạnh sau sự việc này.
  • “Bức tranh mới” trong đấu thầu thuốc?
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Bộ Y tế vừa ban hành liên tiếp 3 Thông tư hướng dẫn việcthực hiện công tác đấu thầu thuốc theo Luật Đấu thầu. Mới đây, Thủ tướng Chínhphủ cũng đã giao cho Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam song hành đấu thầu thuốc tậptrung quốc gia. Những động thái trên được kỳ vọng sẽ mở ra “bức tranh mới, viễncảnh mới” trong công tác đấu thầu, cung ứng, quản lý và sử dụng thuốc, khắc phụcnhững bất cập, tồn tại bấy lâu nay.
  • Bất cập trong thực thi quy định cho thuê lại lao động
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Hoạt động chothuê lại lao động được quy định khá cụ thể trong Bộ luật Lao động 2012 (có hiệulực từ ngày 01/5/2013) và Nghị định 55/2013//NĐ-CP (Nghị định 55) của Chínhphủ. Tuy nhiên, trong quá trình thực thipháp luật, các quy định này đã bộc lộ những bất cập, gây khó khăn cho DN.
  • Nỗi lo “hành chính hóa” từ các tổ chức chính trị, xã hội
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO)- “Mặc dù được Nhà nước quan tâm đầutư, song các tổ chức chính trị - xã hội, hội đặc thù (CT-XH) được cho là hoạt độngkém hiệu quả, tồn tại nhiều bất cập. Cần thiết phải đổi mới mô hình hoạt động củacác tổ chức này, trong đó xóa bỏ cơ chế xin - cho, tư tưởng “hành chính hóa” bộmáy”- đó là ý kiến của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy banVăn hoá - Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khi trao đổivới phóng viên Báo Kiểm toán.
  • Kiểm tra, giám định BHYT: Xuất toán nhiều chi phí bất hợp lý
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO)-Mặc dù chưa có con số thống kê chính thức song theo báo cáo của Bảo hiểmxã hội (BHXH) Việt Nam về tình hình thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế (BHYT) 6tháng đầu năm 2016 cho biết, qua công tác giám định BHYT của BHXH các địaphương và qua kiểm tra trực tiếp của BHXH Việt Nam tại một số tỉnh, thành phố thờigian qua đã phát hiện nhiều sai sót trong khám chữa bệnh (KCB) BHYT. Số tiền màBHXH Việt Nam thu hồi, xuất toán từ những sai sót này ước tính lên đến hàngtrăm tỷ đồng.
Hà Nội: Cấm xe máy trong nội đô liệu có khả thi?