Hà Nội cho phép nhiều dịch vụ, cơ sở kinh doanh hoạt động trở lại

(BKTO) - Từ 6h ngày 21/9, Hà Nội đã áp dụng các biện pháp phòng chống dịch theo theo Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và một số biện pháp cao hơn phù hợp với tình hình thực tế đến khi hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho toàn bộ người dân trong độ tuổi tiêm chủng...



                
   

Nguồn: CDC Hà Nội

   

Tối 20/9, Chủ tịch UBND Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Chỉ thị số 22/CT-UBND về việc điều chỉnh một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phồ.

Theo đó, các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung không quá 20 người trong 1 phòng (trường hợp hội họp đông người thực sự cấp thiết do cơ quan Trung ương, cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và phải đảm bảo thực hiện giãn cách tối thiểu, các biện pháp phòng chống dịch); không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2 m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.

Các hoạt động, dịch vụ, cơ sở được hoạt động trở lại gồm: Cơ sở cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh hoa, quả, trái cây, chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm, cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh và phòng chống dịch;

Hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và hỗ trợ DN, chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội; cửa hàng cắt tóc, gội đầu; dịch vụ kinh doanh, sửa chữa, rửa xe.

Thành phố cũng cho phép hoạt động trở lại với các cơ sở kinh doanh điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng, cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; cửa hàng kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, hoạt động kinh doanh trên các sàn điện tử thương mại, sử dụng dịch vụ giao hàng trực tuyến; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (chỉ bán hàng mang về) và đóng cửa trước 21 giờ hằng ngày.

Ngoài môtô, xe hai bánh vận chuyển bưu gửi, hàng hóa đang được phép hoạt động, môtô, xe hai bánh tham gia ứng dụng công nghệ được phép hoạt động. Các DN cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng môtô, xe hai bánh có ứng dụng công nghệ chỉ được phép bố trí không quá 50% số lượng phương tiện hoạt động. Người giao hàng phải được tiêm ít nhất một mũi vaccine phòng Covid-19, khai báo y tế hằng ngày. Thời gian hoạt động từ 9h đến 22h hằng ngày.

Cơ quan, công sở, công ty, DN, tập đoàn (trừ cơ quan trung ương, lực lượng vũ trang, phòng chống dịch bệnh và cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế) bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc theo nguyên tắc 50/50 (50% tại trụ sở và 50% sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà).

Bên cạnh đó, UBND Hà Nội yêu cầu tiếp tục tạm dừng hoạt động vận tải hành khách đường bộ, đường thủy, gồm: xe buýt, taxi, xe hợp đồng, xe du lịch, xe khách liên tỉnh, hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa, vận tải hành khách bằng môtô (trừ phục vụ công tác phòng chống dịch, công vụ, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia).

Hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại địa điểm công cộng; tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự và một số loại hình dịch vụ khác không thuốc các nhóm được cho phép nêu trên tiếp tục tạm dừng hoạt động.Các quận, huyện tiếp tục kiểm soát chặt, không phát sinh các chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn.

Thành phố cũng tiếp tục duy trì hoạt động 22 chốt tại các cửa ngõ ra, vào Hà Nội và 33 chốt tại các quận, huyện, thị xã giáp ranh các tỉnh lân cận để thực hiện kiểm soát người và phương tiện đảm bảo công tác phòng, chống dịch./.
THÙY LÊ
Cùng chuyên mục
  • Tháo gỡ bất cập trong công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước
    3 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Trước những bất cập trong thực tiễn khi thực hiện yêu cầu “doanh nghiệp nhà nước (DNNN) phải công bố định kỳ báo cáo tài chính giữa năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập” gây tốn kém thời gian, chi phí của DN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đang đề xuất sửa đổi quy định này theo hướng không bắt buộc mà để DN công bố báo cáo tài chính giữa năm do DN tự lập.
  • Ưu đãi tín dụng, giảm lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh
    3 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và các tổ chức tín dụng (TCTD) đã chủ động, quyết liệt triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ về tín dụng, giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
  • CEO toàn cầu tự tin về triển vọng tăng trưởng kinh tế bất chấp đại dịch
    3 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - 87% giám đốc điều hành (CEO) trên toàn cầu cho biết họ sẵn sàng tiến hành các thương vụ mua bán và sáp nhập trong 3 năm tới. Sự tự tin của các CEO vào nền kinh tế toàn cầu đang ở mức cao chưa từng thấy kể từ khi đại dịch bùng nổ, bất chấp biến thể Delta làm chậm quá trình "trở lại bình thường"...
  • “Siết” quản lý sử dụng kinh phí bảo trì chung cư
    3 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Bộ Xây dựng vừa ban hành Chỉ thị số 02/CT-BXD về việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư với nhiều quy định nhằm giải quyết tình trạng tranh chấp trong công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì chung cư vốn kéo dài và diễn ra gay gắt trong thời gian qua.
  • Hành trình 45 năm ghi dấu ấn thương hiệu của Vinamilk trên thế giới
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Năm 2021, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đánh dấu 45 năm phát triển với việc là thương hiệu duy nhất của Đông Nam Á lọt vào nhiều bảng xếp hạng toàn cầu. Đây là kết quả của chiến lược và quyết tâm đưa thương hiệu sữa Việt tiến lên vị thế cao hơn trên bản đồ ngành sữa thế giới. Cùng nhìn lại những dấu mốc ấn tượng trong hành trình 45 năm qua của Vinamilk:
Hà Nội cho phép nhiều dịch vụ, cơ sở kinh doanh hoạt động trở lại