Hải Dương: Thu ngân sách nhà nước tăng mạnh, cán đích sớm 3 tháng

(BKTO) - Mặc dù kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng 2024 là năm tỉnh Hải Dương đạt kết quả thu ngân sách tốt nhất từ trước đến nay.

z5919505536063_e6451ab186d2295077b224640686879e.jpg
Năm 2024, Hải Dương đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đột phá về kinh tế - xã hội, thu ngân sách… Ảnh KHÁNH LINH

Những con số nổi bật

Theo báo cáo của Sở Tài chính, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương 9 tháng năm 2024 ước đạt 21.606 tỷ 700 triệu đồng, vượt 10% dự toán cả năm, tăng 58% so với cùng kỳ năm trước. Trong số đó, thu nội địa của Hải Dương ước được 18.671 tỷ đồng, đạt 110% so với dự toán năm và bằng 162% so với cùng kỳ.

Trong đó, thu nội địa ước đạt 18.671 tỷ đồng, vượt 10% dự toán năm; tăng 62% so với cùng kỳ. Tổng thu trừ tiền sử dụng đất và xổ số kiến thiết, lợi nhuận cổ tức được chia ước thực hiện 11.610 tỷ đồng, đạt 95% dự toán năm, tăng 23%. Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 2.820 triệu đồng, vượt 4% dự toán và tăng 37%.

Có 8/16 khoản thu vượt dự toán. Đứng đầu là thu tiền sử dụng đất ước đạt 7.000 tỷ đồng, vượt 52% dự toán năm, tăng 251% so với cùng kỳ năm trước do ngành thuế tích cực phối hợp đôn đốc doanh nghiệp thực hiện dự án nộp tiền sử dụng đất.

Ông Nguyễn Trọng Tiến,  Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Hải Dương cho biết, đến nay, có 8 khoản thu vượt dự toán gồm: Thu tiền sử dụng đất; thu từ lợi nhuận, cổ tức được chia; thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước trung ương; thu từ khu vực công thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh; thu thuế thu nhập cá nhân; thu tiền thuê đất; thu khác ngân sách (phạt vi phạm hành chính); thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Còn lại 8 khoản thu đạt khá, đạt trên 80% so với tiến độ dự toán.

Tiếp đến là thu từ khu vực công thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh ước đạt 2.902 tỷ đồng, vượt 7% dự toán năm, tăng 46% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù các Công ty CP: Thép Hoà Phát, Năng lượng Hoà Phát có số nộp giảm so với cùng kỳ nhưng nhiều doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước tăng cao. Tiêu biểu là các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản: Chi nhánh Công ty TNHH Hoàng Thanh (Nam Sách) nộp 185,4 tỷ đồng, Công ty CP Đầu tư Ecopark Hải Dương 127,2 tỷ đồng (tăng 93 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước)…

Các khoản thu vượt dự toán khác gồm: Thuế thu nhập cá nhân ước thu 1.080 tỷ đồng, vượt 6% dự toán năm, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước; thu khác ngân sách ước đạt 615 tỷ đồng, vượt 76% dự toán năm, tăng 38%; thu từ tiền thuê đất ước đạt 370 tỷ đồng, vượt 19% dự toán năm, tăng 78%; thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước Trung ương ước đạt 460 tỷ đồng, vượt 9% dự toán năm, tăng 44%; thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản ước đạt 49,7 tỷ đồng, vượt 42% dự toán năm, tăng 111%... Các khoản thu còn lại cũng đạt khá.

Chủ động triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp

Để đạt được số thu ngân sách như dự toán, lãnh đạo tỉnh Hải Dương đề nghị các cấp, các ngành cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ tiến độ thu, đánh giá, phân tích cụ thể từng địa bàn, từng khu vực thu, sắc thuế để có phương án chỉ đạo, điều hành thu kịp thời, dự báo thu hàng tháng, quý sát đúng với thực tế phát sinh.

Ngành thuế tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp để triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp thu; chủ động triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn.

Cục Thuế tỉnh Hải Dương đã tập trung nguồn lực, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quản lý thu, chống thất thu ngân sách, thu hồi nợ thuế như: phối hợp thực hiện cưỡng chế tài khoản, hóa đơn, tạm dừng xuất nhập khẩu… đối với các doanh nghiệp vi phạm pháp luật thuế. Tăng cường số hóa trong quản lý thuế, mở rộng các dịch vụ thuế điện tử.. vận hành hiệu quả hệ thống hóa đơn điện tử; thúc đẩy mở rộng hóa đơn điện tử có mã khởi tạo từ máy tính tiền.

Bên cạnh đó, Cục Thuế Hải Dương cũng thường xuyên kết nối, chủ động đồng hành cùng doanh nghiệp, người nộp thuế để xây dựng các kịch bản thu ngân sách phù hợp từng tháng, từng quý. Đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế và hóa đơn nhằm kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật… Chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh cụ thể theo từng giai đoạn, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương trình Ban Chỉ đạo thu ngân sách nhà nước và UBND tỉnh phê duyệt.

Các sở, ban, ngành, chính quyền các địa phương tích cực rà soát, phối hợp cung cấp thông tin, dữ liệu theo đề nghị của cơ quan thuế để kịp thời xác định nghĩa vụ tài chính, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý chặt chẽ, góp phần tăng cường quản lý nguồn thu ngân sách nhà nước.

Ngành thuế tiếp tục rà soát các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng đăng ký, kê khai, nộp thuế, phí và triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền trên địa bàn. Việc thực hiện hoàn trả ngân sách nhà nước đã đầu tư tại các dự án được giao đất, hưởng ưu đãi đầu tư như trường học, bệnh viện; tiền người sử dụng đất phải nộp bổ sung đối với thời gian chưa tính tiền thuê đất, tiền sử dụng đất.

Cục Thuế Hải Dương tập trung kiểm tra hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu trong toàn tỉnh. Triển khai bản đồ số hộ kinh doanh và các giải pháp quản lý thuế hiệu quả đối với cá nhân kinh doanh trên nền tảng số, kinh doanh thương mại điện tử, chuyển nhượng bất động sản.

Lãnh đạo tỉnh Hải Dương cũng yêu cầu chính quyền các địa phương, Sở Tài nguyên Môi trường và các Sở, ngành liên quan nhanh chóng triển khai các dự án có liên quan đến đấu giá thu tiền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất và tập trung xử lý các dự án còn tồn đọng chưa tính tiền sử dụng đất để tăng thêm nguồn thu cho ngân sách.

Các địa phương phối hợp với các ngành khẩn trương đẩy mạnh việc xử lý tài sản dôi dư, không còn nhu cầu sử dụng để tạo nguồn tài chính bổ sung ngân sách nhà nước phục vụ cho mục tiêu đầu tư phát triển và các nhu cầu khác theo quy định…

Đối với chi ngân sách, lãnh đạo tỉnh Hải Dương yêu cầu các sở, ngành, đơn vị dự toán, các địa phương tiếp tục điều hành chi ngân sách nhà nước đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý và sử dụng ngân sách.

Các cấp, các ngành hạn chế tối đa việc ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách khi không thật sự cần thiết và không có nguồn để đảm bảo. Lãnh đạo tỉnh Hải Dương đề nghị đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các công trình, dự án trọng điểm nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; gắn tiến độ giải ngân, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công với trách nhiệm người đứng đầu.

Đồng thời, đẩy mạnh thủ tục hành chính, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công; trong đó, có vướng mắc về đất đai, giải phóng mặt bằng... Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập; chủ động rà soát danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; đẩy mạnh cung ứng sản phẩm, quản lý chặt chẽ công tác mua sắm, kiểm soát chặt chẽ quy trình mua sắm tài sản công theo đúng tiêu chuẩn, định mức quy định của pháp luật hiện hành…

Cùng chuyên mục
  • 2.557 doanh nghiệp thành lập mới ở Hải Phòng trong 9 tháng năm 2024
    một tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Toàn TP. Hải Phòng có 2.557 doanh nghiệp thành lập mới trong 9 tháng năm 2024, giảm 2,48% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số vốn đăng ký ước đạt 49.797,9 tỷ đồng, tăng 130,58%.
  • Thái Nguyên: Nhiều giải pháp hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
    một tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Tính đến cuối tháng 9/2024, toàn tỉnh Thái Nguyên có trên 10 nghìn doanh nghiệp, trong đó có 96% doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Thực hiện Đề án “Hỗ trợ DNNVV, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025”, các sở, ban, ngành đã và đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và tối ưu hóa hiệu suất hoạt động cho các doanh nghiệp trong tỉnh.
  • Hải Phòng: Thu hút vốn FDI tăng 6,9%
    một tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Thông tin từ Cục Thống kê, TP. Hải Phòng, ước tính 9 tháng năm 2024, tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn Thành phố đạt 148.138,5 tỷ đồng, tăng 9,69% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn khu vực nhà nước đạt 17.509 tỷ đồng, chiếm 11,82% tổng vốn và giảm 0,6%; khu vực ngoài nhà nước đạt 51.941,8 tỷ đồng, chiếm 35,06% và tăng 18,5%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 78.687,8 tỷ đồng, chiếm 53,1% và tăng 6,9%.
  • Chỉ số sản xuất công nghiệp của Vĩnh Phúc tăng cao
    một tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Dự kiến GRDP quý III của tỉnh Vĩnh Phúc tăng trưởng khoảng 8,5 - 9,5%, quý IV tăng trưởng khoảng 6,5 - 7,6% và cả năm 2024 ước đạt 7,2 - 7,8%.
  • Hà Nội: Nỗ lực kiến tạo “miền đất hứa” cho các doanh nghiệp ngoại
    một tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Là trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước, Hà Nội tập trung rất nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài. Đây là cơ hội lớn, động lực để Hà Nội tạo ra những đột phá trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra là Hà Nội cần không ngừng cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, để Thủ đô tiếp tục là “miền đất hứa”, là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Hải Dương: Thu ngân sách nhà nước tăng mạnh, cán đích sớm 3 tháng