Hành động để người dân được sử dụng thực phẩm an toàn

(BKTO)- hững năm gần đây, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) nổi lên trở thànhmột vấn đề được cả xã hội quan tâm. Điều này xuất phát từ thực trạng vi phạmcác quy định về VSATTP diễn ra tràn lan, ngày càng có diễn biến phức tạp, ảnhhưởng lớn đến sức khỏe và tâm lý của người dân. Vậy đâu là giải pháp cho vấnnạn này?




Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở kinh doanh ăn uống.Ảnh: TK
Tràn lan thực phẩm bẩn

Theo cập nhật của nhóm “Chống thực phẩm bẩn” do các thành viên Diễn đàn Nhà báo trẻ khởi xướng, đến ngày 25/7, trên phạm vi toàn quốc, đã có 40 điểm vi phạm VSATTP được phát hiện và công bố. Một số vụ việc điển hình như ngày 06/7, cơ quan Quản lý thị trường tỉnh Sơn La đã phát hiện một cơ sở sản xuất 45 nghìn cốc thạch rau câu thành phẩm và 17kg phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo VSATTP. Cũng ngày 06/7, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã bắt giữ 4,7 tấn đường nhập lậu cùng 2 loại hóa chất dùng để trộn với các loại đường nhập lậu thành đường vàng, đường đỏ của Việt Nam. Khủng khiếp hơn, ngày 14/6, lực lượng Cảnh sát giao thông TP. Hải Phòng đã phát hiện và thu giữ gần 10 tấn lòng lợn, thịt lợn, sách bò đã thối rữa, bốc mùi nồng nặc đang trên đường đi tiêu thụ.

Thực phẩm không đảm bảo VSATTP tràn lan trên thị trường là nguyên nhân của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm thời gian gần đây. Cụ thể, ngày 03/6, 64 công nhân Công ty TNHH Simone (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm trưa tại công ty. Sáng 29/6, các giáo viên, nhân viên của hai trường mầm non ở Hà Nội đi tham quan tại Hội An đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm. Chưa hết, ngày 19/7, hơn 70 nhân viên của Công ty cổ phần Sài Gòn Food (TP. HCM) đang tham quan, nghỉ dưỡng tại TP. Phan Thiết cũng phải nhập viện cấp cứu do có biểu hiện ngộ độc thực phẩm…

Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), kết quả giám sát thị trường trong 6 tháng đầu năm 2016 cho thấy những kết quả đáng lo ngại. Tỷ lệ mẫu thịt lợn phát hiện chất cấm salbutamol là 0,42%; mẫu rau chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng chiếm 3,98%; mẫu thịt chứa hóa chất, kháng sinh vượt ngưỡng chiếm 1,3%, mẫu thủy sản các loại chứa hóa chất, kháng sinh, chất cấm vượt ngưỡng chiếm 5,3%. Còn theo báo cáo của Bộ Công thương, năm 2015, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, xử lý trên 6.500 vụ vi phạm, phạt hành chính 21 tỷ đồng; quý I/2016, đã kiểm tra, xử lý trên 4.000 vụ, phạt hành chính 9,3 tỷ đồng.

Tăng cường kiểm tra, giám sát

Trước vấn nạn trên, tại Hội thảo "Hành động để người dân được sử dụng nông sản, thực phẩm an toàn" tổ chức mới đây, các chuyên gia nông nghiệp đều cho rằng, giải pháp quan trọng nhất vẫn là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh vi phạm. Bên cạnh đó, liên Bộ: Công thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp để sớm ban hành quy định danh mục các chất cấm trong sản xuất, chế biến thực phẩm thuộc ngành hàng quản lý.

Theo ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội, cần có một cơ chế mạnh mẽ để khuyến khích các cơ sở sản xuất, phân phối thực phẩm sạch. Theo đó, trước mắt cần miễn giảm thuế, phí cho sản xuất kinh doanh theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; kiểm soát tốt thị trường, xử lý dứt điểm việc sử dụng salbutamon, vàng ô, kháng sinh trong chăn nuôi, sản xuất, chế biến thực phẩm; cấp giấy phép tôn vinh những đơn vị làm ăn nghiêm túc, có nhiều đóng góp cho xã hội. Bên cạnh đó, cần khuyến khích người tiêu dùng sử dụng hiệu quả “quyền lực mềm” của mình để tẩy chay những DN, tổ chức, cá nhân vi phạm VSATTP, ủng hộ những đơn vị làm ăn nghiêm túc.

Ở một khía cạnh khác, ông Phan Mạnh Thông - Trưởng phòng 5, C49 (Bộ Công an), cho rằng, để kiểm soát tốt vấn đề VSATTP, chúng ta phải kiểm soát được cả ba khâu trong quá trình hình thành sản phẩm là nguyên liệu đầu vào, quá trình lưu thông và khi đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, ngay từ khâu nguyên liệu đầu vào, chúng ta đã rất khó kiểm soát. Hiện nay, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam còn manh mún, nhỏ lẻ, ngoài gạo và một số sản phẩm chủ lực khác xuất khẩu được, còn lại cơ bản đều phải nhập khẩu. Chúng ta phải nhập khẩu nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi; nhập khẩu ngô để sản xuất thức ăn chăn nuôi; nhập khẩu phân bón; nhập khẩu 100% thuốc bảo vệ thực vật, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm trên 90%. Nhiều nguyên liệu đầu vào lại chủ yếu được nhập khẩu qua đường tiểu ngạch, không qua kiểm soát của cơ quan chức năng. Do đó, muốn đảm bảo VSATTP cho các sản phẩm trong nước, trước hết chúng ta phải từng bước chủ động được các nguồn nguyên liệu đầu vào này.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, ngày 09/5 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 13 yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra đột xuất về ATTP đối với ngành hàng được phân công, quản lý chặt chẽ các vật tư liên quan đến ATTP, giải quyết kịp thời các sự cố mất ATTP; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm và các cơ quan, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý ATTP. Đây được coi là giải pháp hữu hiệu và bền vững để đảm bảo quản lý tốt chất lượng ATTP, đáp ứng tốt yêu cầu của người tiêu dùng.
THANH TÙNG
Cùng chuyên mục
  • Cổ phần hóa DNNN và thoái vốn: Chưa được như kỳ vọng
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Đã và đang có thêm nhiều minh chứng cho thấytrong nửa đầu năm 2016, tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (CPH DNNN) vàthoái vốn đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính vẫn diễn ra chậm chạp, chưađạt được kết quả như kỳ vọng.
  • PVN nỗ lực vượt khó khăn bằng nhiều giải pháp
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - “Là Tập đoàn kinh tế trụ cột của đất nước, mọi kết quả hoạt động đềuảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và nguồnthu NSNN, trong bối cảnh đó, Tập đoàn đã chủ động xây dựng, triển khai đồng bộcác giải pháp nhằm thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ, kế hoạch đề ra” - lãnh đạo Tậpđoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) khẳng định tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầunăm vừa diễn ra tại Hà Nội.
  • Xử phạt vi phạm tin nhắn rác: Vẫn như “muối bỏ bể”
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Liên tiếptrong thời gian gần đây, hàng chục DN, cá nhân đã dính án phạt liên quan đếntình trạng xả tin nhắn rác, tin nhắn quảng cáo trái quy định. Chế tài xử lý viphạm chưa đủ mạnh được cho là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng vi phạm, táiphạm ngày càng gia tăng, vì số tiền phạt chẳng thấm vào đâu so với tiền lời cácđối tượng vi phạm thu được.
  • Khu vực tư nhân gặp khó trong huy động vốn
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Cộng đồng DN tư nhân hiện đang phải đối mặt với hàngloạt khó khăn, thách thức, trong đó có việc tiếp cận nguồn huy động vốn. Thựctế này tác động bất lợi đến sự sống còn cũng như phát triển dài hạn của DN khimà DN đang cần một sân chơi lớn bao gồm nhiều nhà đầu tư với các kênh huy độngvốn đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của DN.
  • Năng lực và kinh nghiệm tạo nên uy tín
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Theo kết quả khảo sát ý kiến người tiêu dùng về các sản phẩm/dịch vụbảo hiểm tại Việt Nam vừa được Vietnam Report (Công ty cổ phần Báo cáo đánh giáViệt Nam) tiến hành, đa số khách hàng cho biết, yếu tố tiên quyết để họ lựachọn công ty bảo hiểm là phải có năng lực tài chính mạnh, kinh doanh tốt, đồngnghĩa với việc doanh thu cao và tăng trưởng đều, vốn nhiều, thị phần lớn… Đónhư một phần đảm bảo cho khả năng thanh toán các hợp đồng bảo hiểm của công ty.
Hành động để người dân được sử dụng thực phẩm an toàn