Năng lực và kinh nghiệm tạo nên uy tín

(BKTO)- Theo kết quả khảo sát ý kiến người tiêu dùng về các sản phẩm/dịch vụbảo hiểm tại Việt Nam vừa được Vietnam Report (Công ty cổ phần Báo cáo đánh giáViệt Nam) tiến hành, đa số khách hàng cho biết, yếu tố tiên quyết để họ lựachọn công ty bảo hiểm là phải có năng lực tài chính mạnh, kinh doanh tốt, đồngnghĩa với việc doanh thu cao và tăng trưởng đều, vốn nhiều, thị phần lớn… Đónhư một phần đảm bảo cho khả năng thanh toán các hợp đồng bảo hiểm của công ty.



DN nội - ngoại chiếm ưu thế trên từng lĩnh vực

Danh sách các DN bảo hiểm uy tín hàng đầu được Vietnam Report công bố ngày 30/6 cho thấy, trong Top 5 công ty bảo hiểm nhân thọ uy tín có đến 4 công ty bảo hiểm nước ngoài (Prudential, Daichi, AIA, Chubb - tên cũ là ACE), chỉ có Bảo Việt nhân thọ là DN Việt lọt vào danh sách này nhưng ngay cả Bảo Việt nhân thọ cũng có cổ đông chiến lược là Sumitomo Life (Nhật Bản). Có thể thấy, trên sân chơi bảo hiểm nhân thọ hầu hết là các DN ngoại có kinh nghiệm, có đội ngũ chuyên gia cao cấp và có khả năng thiết kế các gói sản phẩm hợp lý, đòi hỏi tiềm lực tài chính và chi phí rất lớn. Thêm vào đó, các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ thường có thời hạn hợp đồng dài, các đối tượng khách hàng khác nhau, hợp đồng khác nhau… nên rất khó có DN Việt nào có thể cạnh tranh được với DN ngoại.


Đến hết năm 2015, tổng doanh thu toàn thị trường bảo hiểm đạt khoảng 2% GDP.Ảnh: TS
Trong khi đó, Top 10 công ty bảo hiểm phi nhân thọ uy tín lại chỉ có mặt các công ty trong nước (Bảo Việt, PVI, Bảo hiểm Bưu điện, Bảo hiểm Petrolimex, Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Bảo Minh, Bảo hiểm Quân đội, Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp, Bảo Long, Bảo hiểm Ngân hàng Công thương), bao gồm 6 DNNN, 4 DN tư nhân. Mặc dù không có yếu tố ngoại, nhưng cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ luôn diễn ra rất gay gắt, tập trung vào bảo hiểm tài sản, bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm các dự án, bảo hiểm thân tàu… Cạnh tranh giữa các DN chủ yếu vẫn là cạnh tranh hạ phí, mở rộng điều khoản, điều kiện bảo hiểm dưới chuẩn. Dự báo trong thời gian tới, khi Việt Nam hội nhập sâu hơn vào kinh tế toàn cầu, sẽ có nhiều loại hàng hóa và DN vào hoạt động tại Việt Nam, đòi hỏi các DN phi nhân thọ cần nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh để tăng trưởng và phát triển.

Ông Phùng Hoàng Cơ - Phó Chủ tịch HĐQT Vietnam Report cho biết, các công ty bảo hiểm được đánh giá, xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính: năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính đã kiểm toán năm gần nhất (được tính 35% trọng số điểm); uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp mã hóa các bài viết về các công ty bảo hiểm trên truyền thông (chiếm 30% trọng số điểm); mức độ hài lòng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm/dịch vụ bảo hiểm (chiếm 35% trọng số điểm).

Năng lực và kinh nghiệm tạo nên uy tín

Tháng 6/2016, Vietnam Report cũng tiến hành điều tra DN bảo hiểm về quy mô vốn, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, kế hoạch phát triển các sản phẩm/dịch vụ mới và triển vọng kinh doanh năm 2016… Đây chính là những yếu tố bổ sung nhằm xác định vị thế của DN trong ngành. Theo chia sẻ, các DN bảo hiểm thường phải chi những khoản “khó đừng” cho việc mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu, hoa hồng… và đặc biệt là những sản phẩm chưa đáo hạn nên lợi nhuận thường không cao, thậm chí có khi bị lỗ. Tuy nhiên, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đại lý đã khiến việc lãi, lỗ trở thành yếu tố quan trọng quyết định lựa chọn của khách hàng.

Đa phần các DN được hỏi cho rằng, ngoài nhận thức của người dân về bảo hiểm, uy tín công ty và cạnh tranh trong ngành là các yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động kinh doanh của DN bảo hiểm. Vì thế, trong thời gian tới, việc hợp tác giữa các DN bảo hiểm cần được đề cao hơn nữa thay vì “nói xấu” lẫn nhau, cạnh tranh công bằng bằng chất lượng, sự đa dạng hay những lợi ích mang lại cho khách hàng, góp phần lành mạnh hóa thị trường, đồng thời tác động ngược trở lại giúp cải thiện nhận thức của người dân và nâng cao uy tín của các công ty bảo hiểm.

Các ý kiến phản hồi từ phía khách hàng của các công ty bảo hiểm cũng đều nhấn mạnh rằng, một công ty bảo hiểm uy tín trước hết phải có năng lực tài chính mạnh và quản trị tốt thông tin bên ngoài. Bên cạnh yếu tố này, các khách hàng cũng rất chú ý đến thông tin về công ty bảo hiểm từ bạn bè, báo chí, internet… Đối với sản phẩm bảo hiểm, khách hàng dường như “nhạy cảm” hơn với những nguồn thông tin xấu bên ngoài, do vậy ngoài sự thấu hiểu khách hàng, các công ty bảo hiểm cần xây dựng và quản trị tốt hình ảnh truyền thông, song song với việc tăng cường công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực phù hợp cho công ty.

Nhận định về triển vọng năm 2016, các DN bảo hiểm đều khá lạc quan khi không DN nào lựa chọn phương án “không thay đổi” hay “xấu hơn năm 2015” khi được hỏi về tình hình kinh doanh bảo hiểm trong năm 2016. Theo số liệu của Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), tổng doanh thu phí toàn thị trường năm 2015ước đạt 68.688 tỷ đồng, tăng 23,45% so với năm 2014, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 32.038 tỷ đồng, tăng 17,18% so với năm 2014, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 36.650 tỷ đồng, tăng 29,5% so với năm 2014. Đến hết năm 2015, tổng doanh thu toàn thị trường bảo hiểm đạt khoảng 2% GDP. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành bảo hiểm, là bước đệm cho sự phát triển nhanh của ngành trong các năm tiếp theo.
H.THOAN
Cùng chuyên mục
  • Quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Kiện toàn chưa đầy 3 tháng,Chính phủ nhiệm kỳ mới (2016-2020) đã có nhiều cam kết và ban hành một loạt cácnghị quyết quan trọng liên quan đến cải thiện môi trường kinh doanh. Động tháinày đã tỏ rõ quyết tâm của Chính phủ trong việc xây dựng một “Nhà nước kiến tạo, lấy DN làm đối tượng phục vụ, tạo thuậnlợi cho DN đầu tư, kinh doanh và pháttriển”.
  • Tạo động lực phát triển doanh nghiệp tư nhân
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân (VPFS) do Trung ương Hội Doanh nhân trẻViệt Nam tổ chức lần đầu tiên tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh:“Diễn đàn là dịp quan trọng để Chính phủ lắng nghe các ý kiến trực tiếp từ độingũ doanh nhân để tiếp thu và trình Quốc hội những chủ trương, chính sách chomục tiêu đến năm 2020 Việt Nam có ít nhất 1 triệu DN. Để đạt được mục tiêu này,bên cạnh chăm lo phát triển DN hiện có, Việt Nam sẽ đẩy mạnh phong trào khởinghiệp quốc gia”.
  • QUẢN LÝ DỰ ÁN BOT: Cần dung hòa lợi ích các bên
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Tại “Hội nghị đánh giá công tác đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theohình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) và BT (xây dựng - chuyển giao)giai đoạn 2011-2015” do Bộ Giao thông vận tải (GTVT) quản lý, Phó Thủ tướngTrịnh Đình Dũng chỉ đạo Bộ cần tăng cường kiểm soát đầu tư BOT từ khâu chuẩnbị, lập dự án cho đến khảo sát, giải phóng mặt bằng, nghiệm thu bàn giao, xâydựng nhằm đảm bảo lợi ích người dân và nhà đầu tư, đảm bảo minh bạch thu phí,minh bạch trong lựa chọn nhà thầu.
  • Bất cập trong quy hoạch hệ thống cảng cạn
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết địnhsố 2223/QĐ-TTg (Quyết định 2223), phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống ICD Việt Nam đến năm 2020, định hướng đếnnăm 2030 nhằm phát triển hệ thống cảng cạn (ICD) để đáp ứng nhu cầu xuất, nhậpkhẩu hàng hóa của từng khu vực và hành lang kinh tế, đặc biệt đối với hàng hóađược vận chuyển bằng container. Tuy nhiên, Quy hoạch này rất khó triển khai vàcó phần mâu thuẫn với thực tế phát triển hiện nay.
  • Xuất khẩu rau, quả - Điểm sáng cho ngành Nông nghiệp
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Ngành nông nghiệp Việt Namđang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn từ những diễn biến bất lợi của khí hậucực đoan và thị trường xuất khẩu. Trong bức tranh nhiều màu tối đó, rau quả vàtrái cây là những mặt hàng xuất khẩu được dự báo là có triển vọng nhất củangành nông nghiệp Việt Namtrong năm 2016. Đây là nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế tại Hội thảo “Triểnvọng thị trường ngành nông nghiệp Việt Nam 2016” được tổ chức mới đây tại HàNội.
Năng lực và kinh nghiệm tạo nên uy tín