Vào hồi 09 giờ, ngày 11/9/2024, Công ty Thủy điện Hòa Bình thực hiện đóng 1 cửa xả đáy còn lại hồ thủy điện Hòa Bình. Theo ghi nhận, 07 giờ ngày 11/9/2024, mực nước thượng lưu hồ Hòa Bình ở cao trình 111,65m, lưu lượng đến hồ 1.947m3/s, lưu lượng xả 3.910m3/s.
Công ty Thủy điện Hòa Bình theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, an toàn công trình, lưu lượng đến hồ, mực nước thượng, hạ lưu hồ chứa kịp thời báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai) và các cơ quan liên quan theo quy định.
Hiện tại, Hòa Bình đã triển khai sơ tán 1.721 hộ, gồm: Thành phố Hòa Bình 242 hộ; Lương Sơn 60 hộ; Cao Phong 84 hộ; Tân Lạc 286 hộ; Mai Châu 58 hộ; Kim Bôi 121 hộ; Lạc Thủy 168 hộ; Yên Thủy 88 hộ; Lạc Sơn 132 hộ; Đà Bắc 482 hộ.
Thống kê tại Hòa Bình, mưa bão gây thiệt hại về nhà ở: 763 hộ/nhà bị ảnh hưởng (tốc mái, cây đổ vào nhà, vỡ tấm lợp proximang, hư hỏng nhà, nứt tường nhà, sụt lún), cụ thể: Thành phố Hòa Bình 48 hộ; Lương Sơn 173 hộ; Cao Phong 38 hộ; Tân Lạc 110 hộ; Mai Châu 17 hộ; Kim Bôi 142 hộ; Lạc Thủy 50 hộ; Yên Thủy 04 hộ; Lạc Sơn 69 hộ; Đà Bắc 112 hộ.
Tổng diện tích nông, lầm nghiệp bị thiệt hại là 5.683,9ha (lúa, hoa màu, cây ăn quả, cây hàng năm và lâu năm). Trong đó: Thành phố Hòa Bình 328 ha; Lương Sơn 1.131,3 ha; Cao Phong 226 ha; Tân Lạc 301,6 ha; Mai Châu 93,7 ha; Kim Bôi 1.431,1 ha; Lạc Thủy 615 ha; Yên Thủy 945,5 ha; Lạc Sơn 468,15 ha; Đà Bắc 373,5ha.
Có 292 điểm bị sạt lở, sụt lún, trong đó: Thành phố Hòa Bình 20 điểm; Lương Sơn 13 điểm; Cao Phong 38 điểm; Tân Lạc 2 điểm; Mai Châu 145 điểm; Kim Bôi 5 điểm; Lạc Thủy 12 điểm; Yên Thủy 10 điểm; Lạc Sơn 45 hộ điểm; Đà Bắc 2 điểm.
Cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó có 17 điểm trường, 3 điểm y tế cơ sở, 36 công trình thủy lợi. Trên địa bàn huyện Mai Châu, Yên Thủy, Lạc Sơn bị cột phát song, đầu thu, loa kéo; nhiều cột điện và tuyến đường cáp bị gãy đổ và cây cối làm đứt,…
Thiệt hại về đường giao thông tại nhiều điểm trên tỉnh. Đối với tuyến đường địa phương quản lý có 220 điểm bị sạt lở, sụt lún, trong đó: Thành phố Hòa Bình 11 điểm; Lương Sơn 13 điểm; Cao Phong 38 điểm; Tân Lạc 2 điểm; Mai Châu 93 điểm; Kim Bôi 3 điểm; Lạc Thủy 8 điểm; Yên Thủy 5 điểm; Lạc Sơn 45 hộ điểm; Đà Bắc 2 điểm.
Đến 12 giờ ngày 09/9, Công ty Điện lực Hoà Bình đã khôi phục 54/54 xuất tuyến, chỉ còn 3 nhánh đường dây bị mất điện với 1.157 khách hàng thuộc các huyện: Lương Sơn, Kim Bôi và Đà Bắc. Công ty Điện lực Hoà Bình đang tiếp tục tập trung lực lượng để khắc phục nhanh nhất các sự cố, sớm cấp điện trở lại cho tất cả khách hàng bị mất điện trên địa bàn tỉnh.
Đối với các tuyến đường Trung ương và tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh: Cơn bão số 3 gây mưa lớn, một số vị trí ngầm ngập sâu từ 0,3m-1m, gây tắc đường, tuy nhiên khi mưa tạnh, nước rút đã lưu thông được qua ngầm. Đêm ngày 09/9 đến sáng ngày 10/9/2024, mưa tiếp tục xảy ra trên diện rộng, một số vị trí ngầm bị ngập từ 0,3 - 0,5m trên địa bàn các huyện Kim Bôi, Yên Thủy và thành phố Hòa Bình; đã thực hiện cấm người và các phương tiện qua lại, cử người canh gác tại khu vực ngầm bị ngập để đảm bảo an toàn.
Đối với các tuyến đường Trung ương ủy thác quản lý: Người và phương tiện tham gia giao thông lưu thông bình thường qua tuyến, không còn điểm sạt lở, úng ngập gây tắc đường, không phát sinh hư hỏng mới. Đối với các tuyến đường tỉnh: Đã xảy ra sạt lở taluy dương, taluy âm Nước ngập sâu, sạt lở đất, cây đổ ngang đường.
Để khắc phục hậu quả thiên tai, tỉnh Hòa Bình đã huy động các lực lượng tham gia hỗ trợ, ứng phó thiên tai, giúp người dân sơ tán, khôi phục nhà cửa…, đồng thời trực 24/24h tại 151/151 xã, phường, thị trấn và 8.899 thành viên tham gia; các lực lượng Công an, Quân đội từ tỉnh đến xã trực, ứng phó thiên tai và hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả với 100% quân số.
Các địa phương hiện tại đang tập trung khắc phục các thiệt hại, tiếp tục ở tại nơi sơ tán đối với khu vực vẫn có nguy cơ sạt lở, hỗ trợ tu sửa nhà cửa, dọn dẹp cây gãy đổ, thống kê thiệt hại đợt thiên tai theo quy định. Sửa chữa các nhà cửa hư hỏng, tốc mái; rà soát đánh giá mức độ an toàn của các khu vực sinh sống để đưa người dân đang đi sơ tán về để ổn định cuộc sống và sinh hoạt. Dọn dẹp các trường học, cơ sở giáo dục, chuẩn bị điều kiện an toàn để học sinh tiếp tục đến trường.
Về cơ bản cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là các tuyến đường giao thông, các tuyến đường điện… đã được khôi phục bước đầu để đảm bảo không có khu vực nào bị cô lập hoặc mất liên lạc.