Hoa Kỳ ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường

(BKTO) - Bộ Công Thương thông tin, ngày 02/8 vừa qua, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ban hành kết luận ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực của nền kinh tế Việt Nam nhưng vẫn chưa công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường.

hk.jpg
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn và quan trọng của Việt Nam. Ảnh: ST

Bộ Công Thương cho rằng, điều này có nghĩa doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bị phân biệt đối xử trong các vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp của Hoa Kỳ, chi phí sản xuất thực tế của doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục không được công nhận mà phải sử dụng “giá trị thay thế” của một nước thứ ba để tính toán biên độ bán phá giá.

Nếu Bộ Thương mại Hoa Kỳ xem xét hồ sơ và thực tiễn tại Việt Nam một cách khách quan, công bằng thì đã có thể thừa nhận thực tế rằng Việt Nam đã là một nền kinh tế thị trường như 72 nền kinh tế khác đã công nhận, trong đó có các nền kinh tế lớn như Anh, Canada, Mexico, Australia, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, New Zealand…

Bộ Công Thương

Theo Bộ Công Thương, hơn 20 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua những thay đổi và phát triển vượt bậc. Việt Nam đã ký kết và đưa vào thực thi thành công 17 hiệp định thương mại tự do, trong đó có những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tiêu chuẩn cao với Liên minh châu Âu, các nước CPTPP, Liên Hiệp Vương quốc Anh với nhiều cam kết sâu rộng, toàn diện từ cắt giảm thuế tới nâng cao tiêu chuẩn lao động, bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững, mua sắm chính phủ, minh bạch hoá…

Những thay đổi này đã được làm rõ trong hơn 20.000 trang thông tin, tài liệu mà Bộ Công Thương Việt Nam gửi tới Bộ Thương mại Hoa Kỳ, chứng minh sự tiến bộ mạnh mẽ của Việt Nam trên tất cả 6 tiêu chí (cụ thể gồm: Mức độ chuyển đổi của đồng tiền; Vấn đề đàm phán tiền lương, tiền công giữa người lao động và người sử dụng lao động; Mức độ đầu tư nước ngoài vào các hoạt động kinh tế; Vấn đề sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân; Mức độ kiểm soát của Chính phủ với một số nguồn lực và giá cả và Các yếu tố khác) mà Bộ Thương mại Hoa Kỳ đưa ra khi xem xét công nhận một quốc gia có nền kinh tế thị trường.

Các bản lập luận mà Bộ Công Thương cung cấp cho Bộ Thương mại Hoa Kỳ cũng chứng minh một cách đầy đủ, nhất quán về mức độ thực hiện 6 tiêu chí này của Việt Nam, ít nhất là ngang bằng và thường tốt hơn so với mức độ thực hiện của các quốc gia khác đã được công nhận nền kinh tế thị trường và thực tế tương đương hoặc tốt hơn các quốc gia đã luôn được coi là nền kinh tế thị trường.

Thời gian qua, 41 tổ chức, cá nhân, hiệp hội doanh nghiệp, thương mại Hoa Kỳ đã bày tỏ ý kiến ủng hộ mạnh mẽ việc công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường, trong đó có những tổ chức, cá nhân đại diện cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ như Hiệp hội Nông nghiệp quốc gia Hoa Kỳ (NASDA), Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham), Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), Hiệp hội các nhà bán lẻ Hoa Kỳ và mong sẽ tiếp tục nhận được sự đồng hành của các tổ chức, cá nhân nói trên.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu, phân tích các lập luận trong Báo cáo đánh giá nền kinh tế Việt Nam của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, để bổ sung, hoàn thiện lập luận, gửi hồ sơ yêu cầu Bộ Thương mại Hoa Kỳ xem xét lại quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam nhằm cụ thể hóa mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, qua đó thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư song phương, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và nhân dân hai nước.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ đồng hành với các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp để đảm bảo lợi ích cao nhất cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam./.

Cùng chuyên mục
  • Tăng cường giám sát, tái cơ cấu doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả
    một tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Nhóm đại diện phần vốn nhà nước tại Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor) cần phối hợp với Hội đồng quản trị chỉ đạo người quản lý, người đại diện theo ủy quyền tiếp tục đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn góp để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là tăng cường giám sát, thực hiện tái cơ cấu các doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả.
  • Cần Thơ: Duy trì tốc độ tăng trưởng trong 7 tháng đầu năm
    một tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Trong bối cảnh tình hình chung còn nhiều khó khăn, TP. Cần Thơ vẫn nỗ lực thực hiện các giải pháp để duy trì tốc độ tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu kinh tế của tháng 7 tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ.
  • Gỡ khó cho ngành xi măng
    một tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Là một trong những ngành công nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, tuy nhiên, ngành xi măng hiện đang gặp khó khăn kép về tiêu thụ cả ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Thực tế này đòi hỏi cần có nhiều giải pháp đồng bộ để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy ngành xi măng phục hồi và phát triển bền vững.
  • 
Cục Thuế Đồng Nai kiên quyết thu, xử lý những vi phạm về thuế
    một tháng trước Tài chính
    7 tháng năm 2024, ngoài tiến hành 825 cuộc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp theo kế hoạch, qua đó kiến nghị xử lý 2.090 tỷ đồng, tăng thu cho ngân sách nhà nước hơn 542 tỷ đồng, Cục Thuế Đồng Nai đã có tổng thu hồi nợ thuế của toàn đơn vị được 6.012 tỷ đồng.
  • Cập nhật xu hướng công nghệ, vật liệu xây dựng hiện đại
    một tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Hội thảo khoa học quy mô lớn với chủ đề “Công nghệ xây dựng và vật liệu cho miền Trung” diễn ra tại TP. Nha Trang. Sự kiện do Hội Bê tông Việt Nam (VCA) kết hợp cùng Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng Không Gian Việt tổ chức ngày 03/8.
Hoa Kỳ ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường