Hoạt động kiểm toán và những con số hết sức ý nghĩa

(BKTO) - Tríchý kiến của Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà tại buổi làm việc của Chủ tịchQuốc hội với KTNN ngày 3/10




Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà. Ảnh: THANH TÙNG
…Trong thời gian vừa qua, KTNN đã phối hợp rất chặt chẽ với Bộ Tài chính cũng như các Bộ, ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, đặc biệt là trong thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, ngân sách, vấn đề nợ công; các chương trình, dự án sử dụng vốn của Nhà nước cũng như là quá trình cổ phẩn hóa, thoái vốn nhà nước tại các DN.

Chúng tôi cũng nhận thấy, chất lượng công tác kiểm toán đã không ngừng được nâng lên góp phần quan trọng trong việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, đặc biệt là trong vấn đề quản lý tài chính công, tài sản công, nợ công. Thông qua hoạt động KTNN, kết quả kiến nghị xử lý về tài chính, tăng thu, giảm chi, tăng giá trị phần vốn nhà nước tại DN trước khi cổ phần hóa là những con số hết sức ý nghĩa.

Thông qua công tác kiểm toán, KTNN đã kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan tiếp tục hoàn thiện các văn bản, quy định pháp luật, đặc biệt là những văn bản pháp luật về lĩnh vực tài chính, ngân sách. Những kết quả đó thể hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tài chính, ngân sách thời gian qua đã hoàn thiện khá nhiều, trọng tâm là Luật NSNN sửa đổi; Luật Quản lý vốn, tài sản nhà nước tại các DN; Luật Quản lý tài sản công và sắp tới Quốc hội sẽ thông qua Luật Quản lý nợ công. Tôi cho rằng tất cả những bộ luật này sẽ cùng với các văn bản hướng dẫn sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách. Cũng qua công tác kiểm toán, KTNN đã góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng ngừa tham nhũng trong các cơ quan, đơn vị, DN.

KTNN và Bộ Tài chính cũng là 2 cơ quan có mối quan hệ phối hợp công tác khá chặt chẽ. Trước hết Bộ Tài chính đã phối hợp với KTNN trong việc tham gia hoàn thiện các văn bản, khuôn khổ pháp luật liên quan đến KTNN, đặc biệt là tham gia quá trình soạn thảo, xây dựng luật KTNN 2015. Luật KTNN 2015 được ban hành là một bước tiến bộ lớn, đảm bảo tính thống nhất trong Hiến pháp và vị thế, vai trò của KTNN.

Bộ Tài chính cũng đã tham gia cùng KTNN trong việc xây dựng Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn một số điều của Luật KTNN 2015; tham gia xây dựng hệ thống chuẩn mực KTNN - rất công phu, khoa học, có ý nghĩa trong thực tiễn triển khai.

Bộ Tài chính còn phối hợp với KTNN trong thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, tài sản công và nợ công. Điều đó thể hiện trên một số nội dung như: phối hợp trong xây dựng kế hoạch kiểm toán; cung cấp cho nhau danh mục các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị trọng tâm, trọng điểm để tạo điều kiện cho KTNN xây dựng kế hoạch kiểm toán; phối hợp trong thực hiện quá trình kiểm toán trên 2 phương diện (thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN; phối kết hợp trong việc hoàn thiện báo cáo quyết toán NSNN, báo cáo nợ công trình Chính phủ để trình Quốc hội phê chuẩn). Chúng tôi nhận thấy trong thời gian vừa qua, đặc biệt là mấy năm gần đây công tác quyết toán NSNN đã tốt hơn rất nhiều.

Chúng tôi cũng đã phối hợp với KTNN trong xử lý, thực hiện kiến nghị kiểm toán. Bộ Tài chính đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 33 về việc thực hiện kết luận và kiến nghị của KTNN và của các cơ quan thanh tra. Đây là Chỉ thị rất quan trọng, yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương sau khi có kết luận kiểm toán, thanh tra thì phải thực hiện theo đúng quy định. Đồng thời, chúng tôi cũng đã phối hợp với KTNN thực hiện công tác phúc tra tại một số cơ quan, đơn vị đã được kiểm toán trong niên độ năm trước để xem xét, đánh giá việc chấp hành kết luận của KTNN.

Một vấn đề nữa là 2 cơ quan đã phối hợp với nhau trong việc xử lý các kiến nghị kiểm toán, đặc biệt là kiến nghị về xử lý tài chính. Năm 2014, Bộ Tài chính đã phối hợp với KTNN thực hiện kiến nghị về xử lý tài chính là 10.813 tỷ đồng, đạt gần 87%. Từ nay đến cuối năm chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với KTNN và các đơn vị để xử lý, đảm bảo các kiến nghị của KTNN được thực thi.

Bộ Tài chính còn phối hợp với KTNN trong một số lĩnh vực mới, đặc biệt là trong quản lý nợ công. Đây là một vấn đề rất quan trọng nên trong dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) đã đưa ra những quy định về vai trò của KTNN trong kiểm toán nợ công… Phối hợp đảm bảo nguồn lực về tài chính, kinh phí để triển khai các hoạt động của KTNN bao gồm cả các hoạt động mang tính chất đặc thù. Phối hợp với KTNN và các Bộ, ngành trong xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến tài chính của nội bộ KTNN, chế độ tiền lương, trang phục đối với cán bộ công chức, viên chức của KTNN, việc trích lập và sử dụng kinh phí 5% thu được từ kiến nghị kiểm toán.

Trong thời gian tới, đề nghị KTNN tiếp tục hoạt động phối hợp để nâng cao chất lượng công tác kiểm toán. Cụ thể, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa KTNN với Thanh tra Chính phủ và thanh tra các Bộ, ngành trong xây dựng kế hoạch kiểm toán, thanh tra; phối hợp với Bộ Tài chính, phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương, có sự trao đổi trong quá trình kiểm toán để xác định các kiến nghị kiểm toán một cách chuẩn xác…

N. HỒNG (Lược ghi)
Cùng chuyên mục
  • Xác định mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Trên mỗi bước đường phát triển, KTNN luôn phấn đấutrở thành công cụ hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát việcquản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; hỗ trợ, phục vụ đắc lựccho hoạt động của Quốc hội. Tại buổi làm việc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn ThịKim Ngân với KTNN ngày 03/10, KTNN đã báo cáo với Chủ tịch Quốc hội về nhữngnhiệm vụ trọng tâm của KTNN trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV. Sự chủ động củaKTNN đã gây được ấn tượng tốt đẹp và được các đại biểu tham dự đánh giá cao.
  • Đáp ứng ngày càng tốt hơn vai trò, nhiệm vụ quy định trong Hiến pháp và Luật KTNN
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Trích ý kiến phát biểuchỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủtịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại buổi làm việc với KTNN.
  • Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm và làm việc với KTNN
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Sángngày 03/10, tại trụ sở KTNN - 111 Trần Duy Hưng, Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị,Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đến thăm và làm việc với KTNN.
  • Nhà nước thiệt đơn, thiệt kép với các dự án BT
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Những tưởng các dự án xây dựng - chuyển giao (BT) được thực hiện theo hình thức đối tác công - tư (PPP) sẽ làm giảm gánh nặng cho ngân sách mà vẫn đảm bảo phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng nhu cầu của xã hội, nhưng thực tế ngày càng chứng tỏ những bất cập trong chính sách, quản lý các dự án áp dụng hợp đồng BT đang khiến Nhà nước phải gánh phần thua thiệt, dù rằng bản chất của loại hợp đồng này là “chia sẻ rủi ro”.
  • Khuyến khích chứ không phải là ban phát ngân sách
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Đã qua 7 năm thực hiện, trong đó có 4 năm nhận được nhiều ưu đãi bổ sung, thế nhưng cho đến nay, chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp vẫn gặp khó. Với 16 bước thực hiện và được điều chỉnh bởi khoảng 40 văn bản liên quan để triển khai một dự án đầu tư vào nông nghiệp, có thể nói, đây là một quy trình khiến các DN rất dễ nản lòng, trong khi lĩnh vực này còn bị đánh giá là có mức độ rủi ro cao. Hệ quả tới thời điểm này, chỉ có dưới 1% DN đầu tư vào nông nghiệp.
Hoạt động kiểm toán và những con số hết sức ý nghĩa