Hưởng ứng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực sự là một đột phá lý luận của Đảng ta

(BKTO) - Trong mấy ngày gần đây, bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của GS, TS Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ đảng viên, cũng như nhân dân trong cả nước.



Đây là một bài viết hết sức tâm huyết, đầy trách nhiệm của đồng chí Tổng Bí thư trong thời điểm Đảng ta đã khẳng định quan điểm “kiên định vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Bài viết đã lột tả đầy đủ được tính bản chất và sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đồng chí Đoàn Văn Báu trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân Điện tử.

Trong bài viết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trả lời câu hỏi định hình chủ nghĩa xã hội thế nào, và định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể ở Việt Nam? Đặc biệt tôi rất tâm đắc khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phân tích rất kỹ đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.

Trong bài viết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Đưa ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới”. Có thể thấy, từ năm 1986, Đảng ta xác định con đường đổi mới nhưng không đứt ngọn, đổi màu, không thay đổi hệ thống lý luận; chỉ đổi mới bắt đầu từ tư duy kinh tế, chấp nhận một nền kinh tế nhiều thành phần, một nền kinh tế hàng hoá. Tuy nhiên, khi áp dụng tại Việt Nam, không phải là nền kinh tế thị trường chung chung, tự do mà đó là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì sao lại theo xã hội chủ nghĩa? Vì như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định trong bài viết: “Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam”. Chính bởi mục tiêu xuyên suốt này, nên mặc dù trải qua 35 năm Đổi mới nhưng Đảng ta vẫn kiên trì thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo ra một bản sắc mới, bản sắc chỉ Việt Nam mới có.

Chính nhờ sự kiên định trong việc phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hòa nhập nhưng không hòa tan, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, mà như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nhắc đến: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sự sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta...”.
Đồng chí Đoàn Văn Báu trao đổi với Báo Quân đội nhân dân Điện tử.

Trong bài viết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng khẳng định, “một đặc trưng cơ bản, một thuộc tính quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường ở Việt Nam là phải gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển... Không chờ đến khi kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao rồi mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, càng không "hy sinh" tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần”. Quả thực, chúng ta chưa bao giờ “hy sinh” tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Một ví dụ hết sức sinh động cho quan điểm này chính là công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam thời gian qua. Ngay từ đợt dịch đầu tiên, mặc dù nền kinh tế bị thiệt hại nặng nề nhưng để đảm bảo an sinh xã hội, gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng đã được ban hành, triển khai ngay nhằm hỗ trợ khoảng 20 triệu người dân đang gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19. Trong suốt hơn 1 năm ứng phó với dịch bệnh, Việt Nam luôn kiên trì thực hiện mục tiêu kép: “Vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, vừa phát triển kinh tế-xã hội”. Chính nhờ quan điểm “không "hy sinh" tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần”, trong cuộc chiến với dịch bệnh, Việt Nam đã nổi lên như một điểm sáng, một hình mẫu của thế giới.
Đường phố Hà Nội trang hoàng trước ngày bầu cử.

Có thể khẳng định, những phân tích, luận giải về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa làm sáng rõ, là kim chỉ nam cho công cuộc Đổi mới của đất nước trong thời gian tới. Tôi tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta sẽ tiếp tục giành những thắng lợi mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

TS ĐOÀN VĂN BÁU, Vụ trưởng Vụ Lý luận Chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương

Theo qdnd.vn
Cùng chuyên mục
  • Đi thẳng vào vùng dịch để kiểm tra, giám sát bầu cử
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Ngày bầu cử (23/5/2021) đang rất gần, các công tác rà soát chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đang được tiến hành khẩn trương để đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho Ngày bầu cử, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Hội đồng Bầu cử quốc gia đã có những chia sẻ với báo chí về công tác chuẩn bị cho Ngày bầu cử sắp tới.
  • Giới thiệu, lựa chọn nhân sự ứng cử: Thận trọng, chặt chẽ, đúng luật
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của cuộc bầu cử sắp tới là phải chuẩn bị nhân sự thật tốt để giới thiệu ứng cử. Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chánh Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia Bùi Văn Cường khẳng định, công tác chuẩn bị nhân sự tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được tiến hành thận trọng, bảo đảm đúng quy trình lựa chọn, giới thiệu người ứng cử theo quy định của pháp luật.
  • Khắc phục tình trạng bầu cử thay, bầu hộ
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Để Ngày bầu cử (23/5) sắp tới đảm bảo thực chất, dân chủ, khách quan, bên cạnh việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cử tri về ý nghĩa, giá trị của lá phiếu bầu thì cần phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ bầu cử trong công tác tổ chức bầu cử để động viên cử tri đi bỏ phiếu, khắc phục tình trạng bầu thay, bầu hộ.
  • Covid-19: Phân loại cách ly người nhiễm và nghi nhiễm
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Thế nào là các ca bệnh F0, F1, F2, F3...? Việc phân loại, cách ly người nhiễm, nghi nhiễm và tiếp xúc với người nghiễm, nghi nhiễm có ý nghĩa quan trọng để khoanh vùng dịch, hạn chế Covid-19 lây lan trong cộng đồng.
  • Tập trung cao độ, bảo đảm tổ chức thành công cuộc bầu cử
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Hưởng ứng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực sự là một đột phá lý luận của Đảng ta