ILO tiếp tục hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện hệ thống luật pháp về lao động

(BKTO) - Đây là đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) Gilbert F. Houngbo đang thăm, làm việc tại Việt Nam, chiều 30/6, tại Trụ sở Chính phủ.

2.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng Giám đốc ILO Gilbert F. Houngbo. Ảnh: Chính phủ

Chào mừng chuyến thăm đầu tiên của Tổng Giám đốc ILO tới Việt Nam kể từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức này vào năm 1992, Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng những hỗ trợ mà ILO dành cho Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt là hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu và xây dựng Bộ luật Lao động lần đầu tiên vào năm 1994, sửa đổi vào các năm 2012 và 2019.

Bên cạnh đó, những hỗ trợ kỹ thuật của ILO trong thực hiện các dự án về an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, quan hệ lao động, giảm thiểu lao động trẻ em, thúc đẩy bình đẳng giới cũng rất hiệu quả, đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển xã hội Việt Nam.

Thông tin về tình hình Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ cho biết, Việt Nam đang xây dựng, phát triển đất nước dựa trên 3 trụ cột là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với đó, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả.

Trong quá trình đó, Việt Nam lấy con người là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực và nguồn lực của sự phát triển; không đánh đổi tiến bộ, công bằng xã hội, môi trường lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Việt Nam cam kết đổi mới theo hướng cân bằng và hài hòa giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội; tăng năng suất lao động; mở rộng và tăng cường hệ thống an sinh xã hội; đổi mới thể chế thị trường lao động và pháp luật lao động; bảo đảm quyền lợi, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Theo Thủ tướng, Việt Nam có thị trường lao động tương đối lớn với 52,3 triệu lao động, chất lượng lao động ngày càng nâng cao; nền kinh tế cơ bản bảo đảm việc làm cho người lao động.

Việt Nam đã đạt được những tiến bộ nhất định về lao động và công đoàn, với hệ thống pháp luật về lao động và an sinh xã hội ngày càng được hoàn thiện, quản trị thị trường lao động ngày càng hiệu quả hơn.

Tổng Giám đốc ILO Gilbert F. Houngbo bày rỏ vui mừng được Thủ tướng Phạm Minh Chính dành thời gian tiếp; ngưỡng mộ và chúc mừng Việt Nam về sự phát triển rất ấn tượng, trong đó có những điều tưởng chừng không thể, đặc biệt là trong đại dịch Covid-19 vừa qua.

ILO nói riêng và Liên Hợp Quốc nói chung lấy Việt Nam là mô hình của sự nỗ lực, phát triển để các nước tham khảo, học tập; mong muốn và tin tưởng Việt Nam tiếp tục phát triển để có thêm nguồn lực chi tiêu nhiều hơn cho an sinh xã hội.

Tổng Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) Gilbert F. Houngbo

Thông tin tới Thủ tướng về các cuộc làm việc rất thành công của ông với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tổng Giám đốc ILO cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong tất cả các vấn đề liên quan tới lao động, việc làm; đề nghị Việt Nam tiếp tục tích cực tham gia các sáng kiến của ILO liên quan lao động, việc làm; mong muốn hợp tác cùng Việt Nam để thực hiện các sáng kiến của ILO và Liên Hợp Quốc về thúc đẩy việc làm toàn cầu, nhất là việc kết hợp các ưu thế của cả hai bên để thúc đẩy phát triển cân bằng cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

Cảm ơn và nhất trí với ý kiến của Tổng Giám đốc ILO, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, là thành viên của ILO, Việt Nam đã tham gia và hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình; thực hiện đầy đủ những cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia; tiếp tục nghiên cứu và phê chuẩn các tiêu chuẩn lao động quốc tế.

Phân tích tình hình, bối cảnh toàn cầu hiện nay, Thủ tướng cho rằng các vấn đề toàn cầu, toàn dân phải có cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân; đặc biệt là phải bảo đảm công bằng, công lý. Khẳng định, Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của ILO và Liên Hợp Quốc, Thủ tướng đề nghị ILO tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu khả năng tham gia các sáng kiến theo lộ trình phù hợp để đạt được mục tiêu công bằng, tiến bộ xã hội và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động một cách bền vững.

Cho biết Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi nên còn có những hạn chế nhất định, Thủ tướng đề nghị ILO tiếp tục hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện hệ thống luật pháp về lao động; cải cách sâu rộng về hệ thống bảo hiểm xã hội và chính sách tiền lương để phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; tiếp tục thực hiện các dự án kỹ thuật hỗ trợ Việt Nam trong bối cảnh thế giới đang có nhiều đổi thay nhanh chóng về khoa học, công nghệ cũng như phải đối mặt với thách thức phi truyền thống ngày càng gia tăng./.

Cùng chuyên mục
  • Thúc đẩy sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EFTA
    một năm trước Đối ngoại
    (BKTO) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh đề nghị này khi hội kiến Chủ tịch Hội đồng Quốc gia (Hạ viện) Thụy Sĩ Martin Candinas đang thăm và làm việc tại Việt Nam, chiều 30/6, tại Trụ sở Chính phủ.(BKTO) -
  • Thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hàn Quốc
    một năm trước Đối ngoại
    (BKTO) - Sau hơn 30 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (1992-2023), quan hệ hợp tác Việt Nam - Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc) đã có những bước phát triển thực chất, hiệu quả, nhất là kể từ năm 2009 khi hai nước nâng cấp quan hệ lên “Đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc”. Đặc biệt, năm 2022, hai nước nâng cấp quan hệ lên “Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện”, mở ra thời kỳ phát triển mới cho quan hệ hai nước.
  • Dấu ấn Việt Nam tại Diễn đàn Kinh tế thế giới 2023
    một năm trước Đối ngoại
    (BKTO) - Chuyến thăm chính thức Trung Quốc và tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 14 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Thiên Tân (từ ngày 25-28/6) của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thành công tốt đẹp và đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới của kinh tế thế giới, đặc biệt để lại Dấu ấn Việt Nam sâu đậm.
  • IMF sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong quá trình phát triển thời gian tới
    một năm trước Đối ngoại
    (BKTO) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh mong muốn này khi tiếp Đoàn tham vấn Điều IV của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) do ông Sanjaya Panth - Phó Vụ trưởng Vụ châu Á-Thái Bình Dương của IMF làm Trưởng đoàn - đang có chuyến công tác đánh giá định kỳ tại Việt Nam, chiều 29/6, tại Trụ sở Chính phủ.
  • Khai thác tốt hơn tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Thụy Sĩ
    một năm trước Đối ngoại
    (BKTO) - Sáng 28/6, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì lễ đón chính thức và có cuộc hội đàm với Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Thụy Sĩ (Chủ tịch Hạ viện) Martin Candinas.
ILO tiếp tục hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện hệ thống luật pháp về lao động