Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự đến năm 2030

(BKTO) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 444/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo.

1(1).jpg
Ảnh minh họa. Nguồn: ST

Mục tiêu nhằm cụ thể hóa nội dung Quyết định số 1343/QĐ-TTg ngày 14/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo làm cơ sở cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương triển khai thực hiện bảo đảm thống nhất, đồng bộ, đặt trong tổng thể Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, kết hợp chặt chẽ với các chiến lược chuyên ngành liên quan.

Kiện toàn tổ chức lực lượng phòng thủ dân sự từ trung ương đến địa phương

Theo Kế hoạch, giai đoạn 1 đến năm 2025 sẽ tập trung vào nhiệm vụ chính như sau:

Tổ chức lại Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia trên cơ sở các Ban Chỉ đạo cấp quốc gia: Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia; Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (Thời gian thực hiện: Tháng 6/2024).

Kiện toàn, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, cơ chế lãnh đạo, chỉ huy điều hành phòng thủ dân sự từ trung ương đến địa phương và các cơ quan, đơn vị, bảo đảm thống nhất, đồng bộ, tinh, gọn, hiệu quả.

Rà soát, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan bảo đảm phù hợp với Luật Phòng thủ dân sự và thực tiễn.

Rà soát, hoàn thiện hệ thống kế hoạch phòng thủ dân sự bảo đảm phù hợp thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội ngành, lĩnh vực của cả nước và địa phương; bảo đảm thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiệt hại do sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Bồi dưỡng kiến thức phòng thủ dân sự, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo cho cấp ủy đảng; năng lực quản lý, chỉ huy, điều hành hoạt động phòng thủ dân sự cho cán bộ lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương; nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức về phòng thủ dân sự cho đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ thông tin, truyền thông tại các bộ, ngành trung ương, địa phương.

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các lực lượng và Nhân dân trong phòng thủ dân sự; phổ biến cho Nhân dân kỹ năng cần thiết để biết tự bảo vệ trước sự cố, thảm họa và chung tay bảo vệ cộng đồng.

Rà soát, kiện toàn tổ chức lực lượng phòng thủ dân sự từ trung ương đến địa phương, bảo đảm thống nhất, tinh gọn, hiệu quả; xây dựng cơ chế điều hành hoạt động phòng thủ dân sự phù hợp cơ cấu tổ chức, khả năng bảo đảm và đặc điểm loại hình sự cố, thiên tai.

Triển khai các chương trình, đề án, chiến lược ngành đã được phê duyệt; ưu tiên nguồn lực, tập trung hoàn thành các công trình thiết yếu ở các khu vực có nguy cơ rủi ro thiên tai cao; triển khai thành lập và đưa vào hoạt động Quỹ phòng thủ dân sự trung ương, Quỹ phòng thủ dân sự địa phương.

Rà soát, thúc đẩy ký kết các thỏa thuận khung hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự nhằm trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực phòng thủ dân sự và sẵn sàng đưa lực lượng, phương tiện tham gia hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa trong khu vực và quốc tế.

Hoàn thành xây dựng hệ thống công trình phòng thủ dân sự tại các khu vực rủi ro thiên tai cao

Giai đoạn 2 từ năm 2025 đến năm 2030 và những năm tiếp theo tập trung cho lực lượng chuyên trách đủ sức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đặc biệt đối với các loại hình sự cố, thiên tai, có nguy cơ cao; chú trọng nâng cao năng lực cho lực lượng tại chỗ, bảo đảm thực hiện tốt phương châm "bốn tại chỗ".

Tăng cường huấn luyện, tập huấn, diễn tập thực nghiệm các vấn đề mới, phức tạp để nghiên cứu, rút kinh nghiệm, làm cơ sở hoàn thiện các phương án ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, thiên tai, đồng thời nâng cao năng lực chỉ huy điều hành cho cán bộ các cấp, nâng cao kỹ năng cho lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm.

Hoàn thành xây dựng hệ thống công trình phòng thủ dân sự tại các khu vực rủi ro thiên tai cao; đăng ký, thống kê hệ thống công trình lưỡng dụng, sẵn sàng trưng dụng cho nhiệm vụ phòng thủ dân sự khi có tình huống.

Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào hoạt động phòng thủ dân sự, tập trung nâng cao năng lực giám sát, cảnh báo, dự báo thiên tai, thảm họa, nâng cao năng lực sản xuất trang thiết bị phòng thủ dân sự, tạo bước đột phá trong năng lực ứng phó sự cố, thiên tai, dịch bệnh, hậu quả chiến tranh.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo để triển khai, tổ chức thực hiện bảo đảm hiệu quả, đúng quy định; kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện các vấn đề bất cập để có giải pháp tháo gỡ, khắc phục và phản ánh về Bộ Quốc phòng để hướng dẫn hoặc tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổng hợp, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá và đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện; tổ chức tổng kết Kế hoạch vào cuối kỳ (năm 2030), định hướng nhiệm vụ, giải pháp sau năm 2030./.

Cùng chuyên mục
  • 139 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển thẳng vào đại học
    3 tháng trước Xã hội
    (BKTO) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa công bố danh sách 139 học sinh được miễn thi Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) và xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng năm 2024.
  • Đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng
    3 tháng trước Xã hội
    (BKTO) - Bộ Xây dựng vừa ban hành công văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng.
  • Cấp thiết đảm bảo an ninh nguồn nước Đồng bằng sông Cửu Long
    3 tháng trước Xã hội
    (BKTO) - Các dự báo cho thấy, lượng mưa trong tháng 5/2024 trên lưu vực sông Mê Công thấp hơn trung bình nhiều năm đến 30%. Trong khi đó, diễn biến xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lại hoàn toàn phụ thuộc nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công. Do đó, vấn đề đảm bảo an ninh nguồn nước nơi “Vùng đất Chín Rồng” càng được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết.
  • Lao động thiếu việc làm giảm mạnh
    3 tháng trước Xã hội
    (BKTO) - Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê công bố trung tuần tháng 3/2024, cứ 1.000 lao động đang làm việc trong độ tuổi thì có khoảng 22 người thiếu việc làm và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động cả nước là 2,21% năm 2022. Trong khi năm trước đó, tỷ lệ người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động chung của toàn quốc là 3,1%, nghĩa là cứ 1.000 người đang trong độ tuổi lao động thì có tới 31 người thiếu việc làm.
  • Khởi động Dự án Hành động bom mìn vì Làng Hòa bình Việt Nam - Hàn Quốc
    3 tháng trước Xã hội
    (BKTO) - Ngày 23/5, tại tỉnh Bình Định, với sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam đã tổ chức Lễ khởi công Dự án Hành động bom mìn vì Làng Hòa bình Việt Nam - Hàn Quốc (KVPVP).
Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự đến năm 2030