Kế hoạch triển khai thi hành Luật Giá

(BKTO) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định 1250/QĐ-TTg ngày 26/10/2023 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Giá số 16/2023/QH15 (Kế hoạch).

1.jpg
Tổ chức triển khai thi hành Luật Giá kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả. Ảnh minh họa

Kế hoạch nhằm tổ chức triển khai thi hành Luật Giá kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả. Xác định các nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức triển khai thi hành Luật.

Tuyên truyền, phổ biến bằng các hình thức phù hợp

Theo Kế hoạch, trong năm 2023 và năm 2024, sẽ tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn nội dung của Luật đến các đối tượng bằng các hình thức phù hợp.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì tổ chức các Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, tập huấn nội dung của Luật Giá cho các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp thẩm định giá. Đồng thời đẩy mạnh thực hiện công tác phổ biến tuyên truyền Luật bằng các hình thức khác như đăng tải Luật và tài liệu tuyên truyền phổ biến Luật trên Cổng/Trang Thông tin điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật; phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, các cơ quan thông tin, báo chí tăng cường thời lượng, lồng ghép phổ biến rộng rãi, thường xuyên các nội dung mới của Luật.

Bộ Tài chính biên soạn tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật; chủ động đẩy nhanh tiến độ dự thảo các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, các văn bản hướng dẫn thực hiện để tổ chức tuyên truyền, phổ biến lấy ý kiến rộng rãi các cơ quan, đối tượng thi hành Luật.

Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức ở trung ương (các Bộ, ngành) và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (địa phương) chủ động tổ chức, tuyên truyền phổ biến Luật đến cán bộ, công chức thuộc cơ quan, đơn vị bằng các hình thức phù hợp.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến các thành viên, hội viên của tổ chức mình và tham gia phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân bằng các hình thức phù hợp.

Bên cạnh đó, sẽ tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về giá để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới phù hợp với các quy định tại Luật Giá. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương căn cứ Danh mục các văn bản và Luật Giá để tổ chức thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật; căn cứ kết quả rà soát chủ động sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền theo quy định, bảo đảm các văn bản có hiệu lực đồng thời với Luật…

Trên cơ sở kết quả thực hiện, các Bộ, ngành, địa phương có báo cáo tổng hợp kèm Danh mục các văn bản gửi Bộ Tài chính trước ngày 05/5/2024.

Củng cố, kiện toàn đội ngũ thẩm định viên về giá

Theo Kế hoạch, sẽ xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Giá.

Đồng thời, củng cố, kiện toàn đội ngũ thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá và Hội đồng thẩm định giá để đáp ứng các quy định về hoạt động thẩm định giá tại Luật Giá; nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá và hoạt động thẩm định giá của Nhà nước.

Cụ thể, rà soát, đánh giá các thẩm định viên về giá đang hành nghề tại các doanh nghiệp thẩm định giá để trên cơ sở đó có kế hoạch tăng cường đào tạo và tổ chức thi cấp thẻ thẩm định viên về giá để bảo đảm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và quy định tại Luật Giá. Bộ Tài chính, các doanh nghiệp thẩm định giá, các cơ sở đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá và các thẩm định viên về giá tổ chức triển khai thực hiện. Hoàn thành trước ngày 01/7/2025.

Tập trung từ tháng 10/2023 đến ngày 31/12/2025 và các năm tiếp theo, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ về thẩm định giá cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động để đáp ứng yêu cầu khi tham gia Hội đồng thẩm định giá tại các Bộ, ngành, địa phương theo quy định tại Mục 3 Chương VI Luật Giá; bảo đảm đáp ứng yêu cầu thẩm định giá nhà nước tại cơ quan đơn vị khi phát sinh.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tổ chức đánh giá về nhu cầu thực hiện thẩm định giá Nhà nước tại cơ quan, đơn vị; rà soát năng lực chuyên môn nghiệp vụ về thẩm định giá của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị đã được bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng thẩm định giá Nhà nước. Trên cơ sở đó chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về thẩm định giá Nhà nước.

Bộ Tài chính chủ động hoặc phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai các lớp đào tạo bồi dưỡng về thẩm định giá Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ và quy định pháp luật.

Thực hiện tốt công khai thông tin về giá, thẩm định giá

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu rà soát củng cố kiện toàn và chuẩn bị các điều kiện cho việc bảo đảm thực hiện tốt quy định về công khai thông tin về giá, thẩm định giá quy định tại Điều 6 Luật Giá.

Bộ Tài chính chủ động đẩy nhanh tiến độ xây dựng, vận hành Cơ sở dữ liệu Quốc gia về giá nhằm bảo đảm việc tiếp nhận, cập nhật, công khai thông tin về giá theo quy định hiện hành và quy định tại Luật Giá 2023.

Các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp thẩm định giá có trách nhiệm cập nhật đầy đủ thông tin dữ liệu về giá vào Cơ sở dữ liệu Quốc gia về giá. Các địa phương căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Giá, tình hình thực tế tại địa phương để chủ động trong xây dựng cơ sở dữ liệu về giá tại địa phương (nếu có) phải đảm bảo kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá.

Các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp thẩm định giá; tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ rà soát kiện toàn các trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị (nếu có) để bảo đảm đáp ứng yêu cầu công khai thông tin về giá; chuẩn bị các điều kiện bảo đảm cho việc công khai thông tin về giá, thẩm định giá theo đúng quy định tại Điều 6 Luật Giá và đăng tải công khai thông tin danh sách thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, thông tin xử lý vi phạm hành chính về giá, thẩm định giá theo quy định tại Điều 72 Luật Giá.

Thời gian hoàn thành trước ngày 01/7/2024.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường; trong thực thi nhiệm vụ công tác quản lý, điều hành giá, thẩm định giá thuộc thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ được giao theo quy định tại Chương V Luật Giá và các quy định pháp luật khác có liên quan.../.

Cùng chuyên mục
  • Vay để trả nợ gốc có xu hướng tăng
    một năm trước Tài chính
    (BKTO) - Số tuyệt đối cũng như tỷ lệ vay để trả nợ gốc có xu hướng tăng; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024 khoảng 24-25%, đã tiệm cận mức trần theo Nghị quyết của Quốc hội - Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội lưu ý.
  • Hội nghị thường niên của Hiệp hội các tổ chức Lưu ký Chứng khoán khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 25
    một năm trước Tài chính
    (BKTO) - Hội nghị thường niên của Hiệp hội các tổ chức Lưu ký Chứng khoán khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ACG) lần thứ 25 (ACG25) năm 2023 vừa diễn ra tại Đà Nẵng.
  • Thiếu cơ sở dữ liệu, định giá đất chậm và gặp nhiều khó khăn
    một năm trước Tài chính
    (BKTO) - Theo quy định của Luật Đất đai hiện hành, việc xác định giá đất đồng thời với thời điểm giao đất. Tuy nhiên, kết quả kiểm toán cho thấy, dự án nào nhanh thì 2- 3 tháng được phê duyệt giá đất, trung bình là 4-5 tháng, thậm chí có những dự án 2-3 năm sau mới được phê duyệt. Chưa kể, nhiều địa phương gặp khó trong việc tìm đơn vị tư vấn định giá đất chất lượng. Vậy, đâu là giải pháp cho vấn đề này?
  • Hiện đại hóa công tác định giá đất thông qua 5 trụ cột
    một năm trước Tài chính
    (BKTO) - TS. William McCluskey - Chuyên gia tư vấn định giá đất cao cấp, Ngân hàng Thế giới (WB) - khuyến nghị 5 trụ cột để hiện đại hóa công tác định giá đất, đó là: cơ sở pháp lý, tổ chức bộ máy, phương pháp luận định giá, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.
  • Làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm chậm phân bổ ngân sách chi thường xuyên
    một năm trước Tài chính
    (BKTO) - Thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định việc bổ sung dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023 theo đề xuất của Chính phủ song Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ đánh giá rõ nguyên nhân và trách nhiệm trong việc để một khoản dự toán rất lớn, không phân bổ được ngay từ đầu năm.
Kế hoạch triển khai thi hành Luật Giá