Kết quả khảo sát PAPI 2015: Bức tranh tối màu về quản trị và hành chính công

(BKTO) - Chỉ số Hiệu quảquản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2015 cho thấy hiệu quả quản trịvà hành chính công ở Việt Nam có xu hướng suy giảm đáng kể (với 5/6 chỉ số nộidung giảm điểm), trong đó, mức giảm đáng chú ý nhất ở chỉ số “công khai, minh bạch”giảm hơn 7% so với năm trước. Bên cạnh góc nhìn cấp quốc gia, PAPI 2015 cũngđưa ra bức tranh về hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh năm 2015.




Qua khảo sát cho thấy hiệu quả quản trị và hành chính công ở Việt Nam có xu hướng suy giảm đáng kể trong năm 2015. Ảnh: ST

Thấy gì qua chỉ số PAPI 2015?

Đó là một trong số những vấn đề đáng chú ý được thông tin tại buổi công bố Chỉ số PAPI 2015 diễn ra ngày 12/4 tại Hà Nội. Theo TS. Đặng Hoàng Giang, đại diện cho Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam - UNDP, số người dân được biết thông tin về thu, chi ngân sách cấp xã/phường cũng thấp hơn trước và trong số người được biết thì độ tin cậy của họ vào tính xác thực của thông tin cũng giảm xuống. Mức độ công khai, minh bạch về kế hoạch sử dụng đất, khung giá đất ở địa phương tiếp tục giảm sút và người dân ít có cơ hội góp ý cho quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất địa phương.

Cũng theo kết quả khảo sát được công bố, chỉ số nội dung “kiểm soát tham nhũng” cũng bị đánh giá là mất điểm với mức giảm 3% điểm so với năm 2014. Không chỉ bày tỏ quan ngại về tình trạng tham nhũng trong chính quyền địa phương, nhiều người dân được hỏi còn không tin tưởng nhiều vào quyết tâm chống tham nhũng của chính quyền địa phương. “Đa số ý kiến trả lời khảo sát cho thấy tình trạng vị thân và tham nhũng trong chính quyền địa phương đang rất phổ biến” - ông Giang nêu.

Cụ thể hơn, ông Giang cho biết, PAPI 2015 cho thấy có sự gia tăng đột biến ở tỷ lệ người dân phải chi “lót tay” để làm xong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ). “Ước tính có khoảng 44% số người làm thủ tục cấp Sổ đỏ phải đưa hối lộ mới làm xong thủ tục trong năm 2015, tăng gần gấp đôi so với tỷ lệ ước tính là 24% trong năm 2014” - ông Giang cho biết.

Chỉ số PAPI 2015 cho thấy, “Cung ứng dịch vụ công” là chỉ số nội dung duy nhất tiếp tục tăng nhẹ qua các năm. Tuy nhiên, người dân vẫn quan ngại về chất lượng dịch vụ ở bệnh viện tuyến huyện/quận và cũng không mấy hài lòng với chất lượng dịch vụ giáo dục tiểu học công lập.

Năm 2015, khảo sát PAPI đưa thêm câu hỏi để người dân nêu lên ba vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường đáng quan ngại nhất ở Việt Nam. Kết quả khảo sát cho thấy, đói nghèo là một trong những vấn đề đáng quan ngại nhất với 18% số người trả lời trên toàn quốc nhận định như vậy. Tiếp đến là các vấn đề việc làm, điều kiện giao thông, tham nhũng và tình hình an ninh...

Cải cách cấp tỉnh còn chậm

Điểm đáng chú ý năm nay, ngoài so sánh các chỉ số được khảo sát với năm trước, PAPI 2015 còn so sánh các chỉ số sau 5 năm triển khai (năm 2011). Bên cạnh góc nhìn cấp quốc gia, báo cáo PAPI 2015 cũng đưa ra bức tranh về hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh năm 2015.

Điểm số tổng hợp PAPI năm 2015 của cả 6 nội dung cho thấy có 7 tỉnh/thành phố cải thiện nhiều về điểm số (Bắc Ninh, Cần Thơ, Trà Vinh, Ninh Bình, Tây Ninh, Phú Thọ, Hà Tĩnh) với mức tăng từ 9 - 11%. Trong khi đó, có tới 13 tỉnh/thành phố giảm điểm mạnh, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh - 2 thành phố lớn nhất cả nước đã có bước đi giật lùi và đứng gần chót bảng. Đà Nẵng mặc dù không đứng đầu bảng, nhưng cũng luôn vững trong nhóm tỉnh/thành phố đạt điểm cao nhất trong suốt 5 năm.

Đặc biệt, mối tương quan giữa chỉ số PAPI với Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2015 được phản ánh theo chiều thuận và có ý nghĩa thống kê cho thấy hai bộ chỉ số đang chỉ ra những vấn đề khá tương đồng trong đánh giá hiệu quả của chính quyền địa phương trong phục vụ người dân và DN.

Theo GS.TS Tạ Ngọc Tấn - Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, sau 5 năm liên tiếp (2011 - 2015) được triển khai trên cả 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, báo cáo hàng năm về PAPI đã trở thành công cụ hữu ích phản ánh sự nhìn nhận, đánh giá khách quan của người dân về hiệu quả hoạt động bộ máy công quyền ở các tỉnh/thành phố trong cả nước. Nhìn vào kết quả khảo sát, ông Tấn cho rằng, mặc dù có cố gắng, nỗ lực, nhưng mức độ cải cách hành chính của các địa phương còn chậm. Điều này sẽ đặt ra những thách thức, trở ngại cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập sâu rộng trong thời gian tới.

Đồng quan điểm, TS. Trần Thị Bích (Đại học Kinh tế quốc dân) cho rằng, báo cáo PAPI đang góp phần phản ánh một cách chân thực thực trạng chậm cải cách hiện nay ở nước ta, nhất là tại các tỉnh/thành phố. Trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, những hạn chế nêu trên sẽ trở thành rào cản trong thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. “Không còn cách nào khác là các Bộ, ngành, nhất là các địa phương phải nỗ lực đổi mới, bứt phá hơn nữa trong thời gian tới” - TS. Bích nhấn mạnh.

Cũng theo nhiều chuyên gia, để cải thiện tình hình quản trị và hành chính công, các Bộ, ngành, địa phương cần nắm bắt phản hồi của người dân, DN từ nhiều phía, trong đó cần coi kết quả, khuyến nghị, đề xuất của PAPI, PCI... làm kênh tham khảo, từ đó vận dụng chính sách cho phù hợp với từng địa bàn, khu vực đang quản lý.

PAPI do UNDP phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng và Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, từ năm 2011 đến nay. Khảo sát PAPI 2015 được thực hiện với 14.000 người dân ở 63 tỉnh/thành phố trong cả nước thông qua 6 chỉ số nội dung gồm: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; Công khai, minh bạch; Trách nhiệm giải trình với người dân; Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; Thủ tục hành chính công; Cung ứng dịch vụ công.

NGUYỄN LỘC
Cùng chuyên mục
  • Minh bạch, rõ ràng hơn để hút FDI
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam qua lăngkính của các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng được đánhgiá tích cực, tuy nhiên vẫn còn không ít “khoảng tối” cần được thắp sáng bằngnhững chính sách minh bạch, rõ ràng và mạnh mẽ hơn.
  • Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) tronghoạt động của KTNN là một trong 8 mục đích chiến lược được ưu tiên đặc biệt trongKế hoạch chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2013-2017, nhằm khắc phục nhữngtồn tại, hạn chế về cơ sở hạ tầng CNTT cũng như kỹ năng ứng dụng CNTT vào hoạtđộng của KTNN. Để có thêm ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong nước và quốctế về lĩnh vực này, ngày 4/4, tại Hà Nội, KTNN phối hợp với Viện Kế toán Côngchứng Anh và xứ Wales (ICAEW) đã tổ chức Hội thảo “Ứng dụng CNTT trong hoạtđộng kiểm toán”.
  • Giải bài toán phụ thuộc nguồn cung gỗ nguyên liệu
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Năm 2015, ngành gỗ đã phải nhập khẩu 4,79 triệu m3gỗ, trị giá 1,66 tỷ USD. Điều này cho thấy gỗ nguyên liệu nhập khẩu đang giữ vịtrí quan trọng đối với ngành chế biến và xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Đồngthời cũng thể hiện thách thức lớn đối với các DN xuất khẩu gỗ Việt, nếu muốnđược hưởng các ưu đãi về thuế khi những cam kết của Hiệp định đối tác kinh tếxuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực.
  • Quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài: Cơ chế nào mang lại hiệu quả?
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - “Cơ chế sử dụng vốn vay nước ngoài mang tính cấp phát đãbộc lộ nhiều bất cập. Dự kiến, đến giữa năm 2017, Việt Nam có thể không cònđược vay theo điều kiện ODA, phải chuyển chủ yếu sang sử dụng nguồn vay ưu đãivà tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Điều này đòi hỏi chúng ta phải tranhthủ tối đa nguồn vốn ODA để đầu tư, phát triển và phải chuyển đổi cơ chế để sẵnsàng bước sang giai đoạn mới”- Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính quốc tế(Bộ Tài chính) Trương Hùng Long khẳng định tại cuộc họp báo chuyên đề về chínhsách cho vay lại vốn ODA ngày 23/3.
  • Hạ tầng giao thông Hà Nội: Chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của phương tiện
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Trong những năm gần đây, nhiều dự án hạ tầng giao thông (HTGT) đượctriển khai trên địa bàn TP.Hà Nội, góp phần thay đổi rõ nét diện mạo đô thị vàgiảm đáng kể áp lực về giao thông. Tuy vậy, hệ thống HTGT của Hà Nội vẫn chưađáp ứng được hết nhu cầu phát triển của phương tiện, vấn đề quản lý hệ thốnggiao thông còn nhiều hạn chế.
Kết quả khảo sát PAPI 2015: Bức tranh tối màu về quản trị và hành chính công